Chiều 12/3, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Lâm Đồng Trần Đức Lợi cho biết, Sở GDĐT phối hợp Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam vừa tổ chức xong hội thảo trực tuyến giới thiệu sách giáo khoa (SGK) lớp 7, lớp 10 Chương trình GDPT 2018.
Ngày 11/3, Hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 giữa lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT với 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại điểm cầu Bộ GDĐT, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ chủ trì; tại điểm cầu các địa phương, một số Phó Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chủ trì, cùng lãnh đạo Sở GDĐT và các sở, ngành liên quan tham dự. Điểm cầu tỉnh Lâm Đồng do UBND tỉnh triệu tập đại biểu tham dự, Giám đốc Sở GDĐT Phạm Thị Hồng Hải chủ trì.
Do tác động của dịch COVID-19, giáo dục mầm non (GDMN) nói chung, đặc biệt hệ thống các cơ sở, trường học mầm non ngoài công lập nói riêng càng rất khó khăn.
Ngày 8/1/2019, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 33/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng (ĐTBD) nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục mầm non (GDMN) giai đoạn 2018 - 2025 (gọi tắt là Đề án). Theo đó, tỉnh Lâm Đồng sẽ đạt 100% giáo viên (GV) và cán bộ quản lý (CBQL) được đào tạo theo chương trình mới đáp ứng yêu cầu về chuẩn trình độ theo quy định.
Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm là chuyên đề được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) triển khai từ năm 2016; và mới đây, Bộ tiếp tục chỉ đạo các Sở GDĐT phát huy triển khai giai đoạn 2021-2025.
Ngày 11/11, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Lâm Đồng ký và phát hành Văn bản hướng dẫn phòng GDĐT các huyện, thành phố và các trường, đơn vị trực thuộc về việc tổ chức kỷ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11). Cụ thể, đối với các đơn vị trực thuộc Sở GDĐT, tùy theo điều kiện thực tế của từng địa phương, đơn vị, hiệu trưởng nhà trường phối hợp với Công đoàn cơ sở lựa chọn hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam phù hợp, thiết thực, hiệu quả như: tọa đàm; giao lưu văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao; hoạt động chào mừng gắn với kỷ niệm ngày thành lập trường, công bố Quyết định trường đạt chuẩn quốc gia; trao tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT, Giấy khen của Giám đốc Sở GDĐT...
Sáng 11/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Lâm Đồng ban hành Công văn số 2064 gửi Phòng GDĐT các huyện, thành phố và các trường, đơn vị trực thuộc Sở về việc thực hiện linh hoạt các phương án dạy học và kiểm tra, đánh giá trong điều kiện đảm bảo tuyệt đối an toàn công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Trong nền giáo dục hiện đại của nhiều quốc gia, thư viện trường học giữ vai trò rất quan trọng. Ngành Giáo dục Việt Nam đang tích cực 'chuyển mình' theo hướng đổi mới căn bản, toàn diện và hội nhập quốc tế, thư viện trường học ngày càng góp phần tất yếu vào thành công của sự nghiệp 'trồng người'.
Không ít trường học các cấp trong tỉnh đến nay đã được đầu tư xây dựng cơ sở sân bãi cho các hoạt động giáo dục thể chất. Cùng đó ngành Giáo dục đã có những giải pháp để từng bước đưa thể thao học đường phát triển.
Giáo dục thể chất (GDTC) và hoạt động thể dục thể thao (TDTT) trường học nhằm phát triển thể chất, tinh thần cho học sinh. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn để đạt chất lượng khi điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương pháp dạy học chưa đáp ứng, thêm vào đó, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Lâm Đồng bắt đầu năm học 2021-2022 từ ngày 20/9/2021 và phải thực hiện 'mục tiêu kép' như các địa phương. Tổ chức dạy học trực tuyến trên địa bàn toàn tỉnh chỉ có 85 trường tiểu học, 40 trường THCS và 34 trường THPT còn lại dạy học trực tiếp.
Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học thể hiện ở đội ngũ làm giáo dục và người học nhằm phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo...
Tỉnh Lâm Đồng kết thúc năm học 2020-2021 với nhiều thành tích đáng tự hào và phấn khởi. Nhiều bài học quý và là động lực tiếp tục thực hiện năm học mới 2021-2022. Báo Lâm Đồng phỏng vấn bà Phạm Thị Hồng Hải - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Lâm Đồng một số nội dung trước thềm năm học mới.
Do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 tác động, phương châm 'tạm dừng đến trường, không dừng học' là một trong những giải pháp của năm học 2021-2022 linh hoạt và thích ứng. Học sinh các trường nói chung, trường phổ thông dân tộc nội trú nói riêng đang được sử dụng làm nơi cách ly phòng, chống dịch COVID-19 càng cần thể hiện sự năng động và thích ứng.
Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018 được tổ chức biên soạn theo hướng đổi mới căn bản và toàn diện. Trong chương trình đó, chiếm đến 20% thời lượng giảng dạy nội dung giáo dục địa phương để thấy vị trí nội dung này quan trọng như thế nào.
Cải cách hành chính (CCHC) là khâu đột phá của ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) khi thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Năm học 2020 - 2021, tuy ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng giáo dục mầm non tỉnh Lâm Đồng kết thúc với nhiều kết quả giữ vững và gia tăng theo hướng tích cực. Đây là thực tế chứng minh sự chăm lo thế hệ trẻ em bắt đầu đến lớp đến trường ở một địa phương còn nhiều khó khăn đặc thù.
Xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm là một trong 2 xã còn lại chưa về đích nông thôn mới của huyện. Trong đó, xã Lộc Bắc tiêu chí về giáo dục chưa đạt được, Phó Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm Trương Hoài Minh xác nhận chiều ngày 9/8.
Đó là Kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2021 tỉnh Lâm Đồng. Khi tôi viết bài báo này thì Ban chấm thi chấm bài làm của 166 thí sinh thi đợt 2 đã bắt đầu, để khép lại một kỳ thi 'ngoạn mục' trong đại dịch COVID.
Kết thúc năm học 2020 - 2021, giáo dục trung học tỉnh Lâm Đồng đạt nhiều kết quả của nhiệm vụ năm học, quan trọng hơn, đã và đang bắt kịp yêu cầu của chương trình đổi mới, trong đó đặc biệt là năm đầu tiên sẽ áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT 2018).
Chiều 20/7, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Lâm Đồng Phạm Thị Hồng Hải ký ban hành công văn về việc đề nghị Sở GDĐT Thành phố Hồ Chí Minh và Sở GDĐT Đồng Nai cho 3 thí sinh học tại tỉnh Lâm Đồng tham gia dự thi tốt nghiệp THPT đợt 2 năm 2021 tại địa phương khác.
Bài 1: Chương trình giáo dục mới
Ngày 30/6, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Lâm Đồng ký chuẩn y kết quả tốt nghiệp THCS năm học 2020 - 2021 tỉnh Lâm Đồng là 19.876 học sinh hệ phổ thông. Cùng với đó, các lớp THCS và THPT đã kết thúc một năm học chạy đua với đại dịch COVID-19 nhiều thành công.
Cùng với gần 1 triệu thí sinh (TS) cả nước, tỉnh Lâm Đồng có hơn 14.000 TS đăng ký dự thi; tỷ lệ TS có mặt làm bài thi ở các môn trung bình trên 99,8%. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (Kỳ thi) diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế và an toàn.
* 36 thí sinh ngoài tỉnh được bố trí thi tại Lâm Đồng
Năm học 2020-2021, giáo dục tiểu học Lâm Đồng cũng như cả nước sử dụng chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT 2018) và tiếp tục căng mình với nhiều biện pháp phòng, chống dịch COVID -19. Là tỉnh may mắn chưa có trường hợp F0, đặc thù giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số, khó khăn và thuận lợi mỗi địa phương khác nhau, nhưng học kỳ II đã kết thúc 'nhẹ cả người' - như Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phạm Thị Hồng Hải chia sẻ.
Ngày 17/6/2021, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Lâm Đồng Phạm Thị Hồng Hải đã ký Quyết định công bố 'Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015'. Sở này cũng đã tham mưu UBND tỉnh công bố danh mục và quy trình nội bộ thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thi, tuyển sinh và hệ thống văn bằng, chứng chỉ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở.
Hiện toàn tỉnh còn 996/1.246 giáo viên (GV) tiếng Anh các cấp học phổ thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng chưa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm giai đoạn 2017 - 2021 là số liệu từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh thông tin ngày 22/6/2021.
Làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, GDĐT là lĩnh vực liên quan tới toàn dân, mọi gia đình, luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi của cả nước. Bộ GDĐT cần quan tâm công tác truyền thông, tăng cường công khai, minh bạch để người dân hiểu, chia sẻ, thông cảm và đóng góp ý kiến cho ngành, phản ánh trung thực đầy đủ các vấn đề một cách khách quan.
'Phát huy dân chủ trong trường học đã huy động được trí tuệ của đông đảo cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc đóng góp vào chủ trương xây dựng nền nếp cơ quan, đơn vị, trường học, nâng cao chất lượng hai mặt giáo dục, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong giáo dục, thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước' - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Lâm Đồng Huỳnh Quang Long nhận xét.
Đó là thầy giáo Phan Huy Quang vừa là tổ trưởng chuyên môn vừa là bí thư chi bộ, nhiệt tâm và sáng tạo, góp phần cùng các tập thể đạt nhiều thành tích trong các phong trào, được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) và Tỉnh ủy Lâm Đồng tặng bằng khen.
Lâm Đồng là tỉnh miền núi Tây Nguyên với trên 27,7% dân cư là các dân tộc thiểu số (DTTS). Một trong những nhiệm vụ quan trọng về giáo dục của tỉnh là giáo dục học sinh DTTS (gọi tắt là giáo dục dân tộc) theo Quyết định số 1557 của Chính phủ - mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ gắn mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015.
Ngày 24/12/2014, Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX) tỉnh Lâm Đồng thành lập theo Quyết định số 2813 của UBND tỉnh. Ngày 22/5/2021, Quy chế tổ chức và hoạt động của TTGDTX có hiệu lực, vì vậy đơn vị này càng sớm có cơ sở độc lập để hoạt động.
Nghị quyết số 13, ngày 18/5/2018 của Tỉnh ủy về 'Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo (GDĐT) tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2020 và những năm tiếp theo' là sự tiếp nối và phát triển từ thực tiễn địa phương sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 29 của Trung ương và Chương trình hành động số 74 của Tỉnh ủy.
Căn cứ Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh, Sở GDĐT Lâm Đồng vừa Thông báo chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 vào các trường công lập là 16.553 học sinh và các trường THPT ngoài công lập là 540 học sinh. Cụ thể về số lớp và số học sinh từng trường theo bảng sau:
Sách giáo khoa mới thuộc Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) 2018 nhiều đổi mới về nội dung theo hướng tiếp cận những chương trình thế giới. Sách giáo khoa (SGK) là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là sự thích nghi và đáp ứng tốt của giáo viên (GV), Tiến sĩ Lê Cao Phan - tác giả biên soạn SGK mới nhận xét.
Theo lộ trình, năm học 2021 - 2022, Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) và thay sách giáo khoa (SGK) mới tiếp tục triển khai ở lớp 2 và lớp 6. Để chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới, ngành Giáo dục Lâm Đồng cùng các địa phương đang tập trung nguồn lực, đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, trường lớp…
Tỉ lệ đạt trường chuẩn quốc gia là một điểm sáng
Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là chủ trương lớn mang tính chiến lược của ngành giáo dục và đào tạo, nhằm chuyển hóa cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên. Tại Lâm Đồng, việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia luôn có sự chung tay của cả hệ thống chính trị các cấp; sự đồng lòng từ toàn dân và xã hội. Và, thành quả từ xây dựng trường chuẩn chính là 'chìa khóa' nâng cao chất lượng giáo dục Lâm Đồng trong thời gian qua.
Ngày 12/3, tin từ Sở GDĐT Lâm Đồng cho biết, Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh năm học 2020 - 2021 có hơn 500 giáo viên dự thi ở các bậc học: Mầm non, Tiểu học, THCS và THPT.
Trường THCS&THPT Đạ Sar (huyện Lạc Dương) vừa tổ chức Lễ đón Bằng công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và kỷ niệm 15 năm ngày thành lập trường.
Chiều 4/2, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Lâm Đồng đã có công văn số 217/SGDĐT-GDTH về việc không giao bài tập về nhà cho học sinh trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán gửi Phòng GDĐT các huyện, thành phố
Ngày 19/1, thông tin từ Sở GDĐT Lâm Đồng cho biết: trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2020 - 2021, toàn tỉnh có 28 học sinh đoạt giải.