Sau gần 1 tuần huy động nhiều nguồn lực tập trung cứu chữa, số bò sữa bị bệnh tiêu chảy và chết ở tỉnh Lâm Đồng đã có dấu hiệu được khống chế. Tuy nhiên, thách thức mới lại nảy sinh khi có những con bò vừa khỏi bệnh, lại tái phát triệu chứng cũ.
Tỉnh Lâm Đồng huy động tổng lực để cứu đàn bò sữa bị bệnh sau khi ghi nhận 237 con bị chết.
Ngày 9-8, tại TP Đà Lạt, Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội thảo đề xuất các giải pháp quản lý nhà kính sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Loại vắc-xin được dùng tiêm cho hàng ngàn con bò sữa tại 2 huyện Đức Trọng, Đơn Dương (Lâm Đồng), sau đó gây ra tình trạng hàng loạt con bò sữa bị tiêu chảy ra máu, yếu dần rồi gục chết bất thường, hàng ngàn con bò khác có nguy cơ chết; đến nay được xác định là vắc-xin (phòng ngừa viêm da nổi cục) của Công ty CP Thuốc thú y Trung ương Navetco sản xuất (gọi tắt Công ty Navetco). Navetco mới trúng thầu lần đầu. Các cơ quan chức năng đang tích cực tìm nguyên nhân vụ việc.
Theo báo cáo của Cục Thú y gửi Bộ trưởng Bộ NN-PTNT, đã có ít nhất 3.600 con bò sữa bị tiêu chảy và cơ quan này đã yêu cầu dừng ngay việc tiêm vaccine viêm da nổi cục của Công ty cổ phần Thuốc thú y Trung ương để điều tra làm rõ.
UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết liên quan đến vụ việc mất 37,52ha rừng tại dự án sân golf tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương của Công ty TNHH Acteam International (sân golf The Dàlat at 1200), Sở NN-PTNT tỉnh đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để điều tra, xử lý.
Dù đang trong những ngày cao điểm thu hoạch bơ, nhưng nhiều nhà vườn tại Lâm Đồng không mặn mà trong việc thu hoạch, để trái rụng tự nhiên, thậm chí chặt bỏ để lấy không gian trồng loại cây khác...
Trứng cá tầm là món cao cấp với giá bán đắt đỏ lên tới 40 triệu đồng/kg. Loại cá này đang được nuôi ở nhiều vùng núi của nước ta, sản lượng trứng đạt 3 tấn một năm.
Báo SGGP nhận được đơn phản ánh của nhiều hộ dân kinh doanh dịch vụ trên mặt hồ Tuyền Lâm, TP Đà Lạt (chở khách du lịch tham quan hồ) về việc vừa bị yêu cầu dừng hoạt động, khiến cho hàng trăm người lao động mất việc, du khách cũng không còn được trải nghiệm dịch vụ quen thuộc hàng chục năm qua.
Để hạn chế thương vong, các địa phương đã sẵn sàng di dời người dân vùng sạt lở đến nơi an toàn; kiểm soát chặt chẽ hồ đập; kiên cố hóa các điểm dễ sạt lở... Theo các chuyên gia, cần sớm có giải pháp căn cơ trong việc phòng ngừa, ngăn chặn sạt lở, giảm thiểu thiệt hại, trong đó phải đẩy mạnh trồng rừng nhằm giữ đất, bảo vệ dân cư.
Dự án Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho Tổ chức tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent) và Tổ chức điều phối của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) 5,15 triệu tín chỉ carbon rừng tại 11 tỉnh vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên trong giai đoạn 2022-2026 với giá 10 USD/tấn là tín hiệu tích cực cho thị trường carbon tại Việt Nam. Đây cũng là cơ hội và kỳ vọng phát triển rừng bền vững.
Nắng hạn kéo dài khiến nhiều diện tích sầu riêng ở Tây Nguyên, Đông Nam bộ bị hư hại, chết... Bên cạnh đó, sau vài trận mưa đầu mùa khiến nhiều vườn sầu riêng bị sốc nhiệt, rụng quả non và xuất hiện nấm bệnh...
Trước những diễn biến bất thường từ biến đổi khí hậu, nhiều nông dân ở Lâm Đồng đã từng bước ứng dụng công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong sử dụng nguồn nước tưới phù hợp, tiết kiệm với từng loại cây trồng hoặc đưa ra lựa chọn cây trồng phù hợp.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an yêu cầu UBND hai tỉnh Lâm Đồng và Quảng Ngãi rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh, chỉnh trang đô thị từ năm 2019 đến hết năm 2023.
Nhiều hồ sơ, tài liệu liên quan đến sân golf Đồi Cù đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Lâm Đồng cung cấp cho Công an tỉnh.
Các chuỗi liên kết sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thực tế vẫn còn yếu, rời rạc, đầu ra bấp bênh. Vì vậy, cần có cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể, dài hạn, để giúp bà con DTTS đứng vững hơn trên chính buôn làng của mình.
Tây Nguyên hội tụ đầy đủ những yếu tố để xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn và hiện trở thành một trong những vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại đây, những năm qua nhờ tiếp cận khoa học kỹ thuật, đặc biệt là tham gia vào các chuỗi liên kết, đã từng bước chuyển mình trong cách làm nông nghiệp, xóa đi quan niệm làm nông theo kiểu tự cung tự cấp.
Mặc dù kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng mấy năm qua gặp nhiều khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu nhưng thực tế nhu cầu mua nông sản hữu cơ (NSHC) vẫn rất cao. Tuy vậy, thị trường của các loại sản phẩm này vẫn khó phát triển vì 'vàng thau lẫn lộn' do NSHC không chỉ bị làm giả, làm nhái mà còn thiếu nhiều tiêu chí cụ thể, rõ ràng để khẳng định chất lượng.
Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng vừa giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp Thanh tra tỉnh và các đơn vị liên quan kiểm tra dự án sân golf tại xã Đạ Ròn, H.Đơn Dương của Công ty TNHH Acteam International (tên gọi khác là sân golf The Dàlat at 1.200) được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2015 đến nay, đã làm mất 43ha rừng.
Trong 37,5 ha rừng bị mất tại dự án sân golf The Dàlat At 1200 của Công ty TNHH Acteam International, có hơn 11,5ha rừng phòng hộ.
Thường trực Tỉnh ủy Lâm Đồng vừa giao Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo Sở NN-PTNT chủ trì phối hợp thanh tra tỉnh và các đơn vị liên quan kiểm tra dự án sân golf tại xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương của Công ty TNHH Acteam International (còn có tên gọi khác là sân golf The Dàlat at 1200), được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2015 đến nay và đã làm mất rừng diện tích lớn.
UBND tỉnh Lâm Đồng giao các đơn vị liên quan tham mưu thủ tục để thu hồi 2 dự án đầu tư và chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra do Công ty Cổ phần Du lịch sinh thái Phương Nam và Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Dịch vụ Thương mại Nguyên Chân do không thực hiện theo nội dung kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
Việc phá bỏ cây cà phê, ồ ạt tăng diện tích trồng sầu riêng theo phong trào mà bất chấp tính toán hiện tiềm ẩn nhiều nguy cơ rất đáng lo
Cuối năm là lúc nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn thực phẩm cao nhất. Cơ quan chức năng tại TPHCM và một số địa phương khác cùng các doanh nghiệp đã phối hợp để kiểm soát vấn đề này.
Theo PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM, hiện nay việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm gặp nhiều khó khăn, muốn an tâm 100% phải cần rất nhiều dấu hiệu nhận biết các sản phẩm sạch đến từ địa phương có vùng nuôi trồng.
Chiều 22-12, tại TPHCM, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng phối hợp cùng Ban quản lý An toàn thực phẩm TPHCM tổ chức hội nghị kết nối doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất tại tỉnh Lâm Đồng và các hệ thống tiêu thụ tại TPHCM. Hội nghị nhằm tăng khả năng kết nối giữa các đơn vị, đảm bảo cung ứng nguồn thực phẩm sạch bền vững cho TPHCM.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, từ năm 2016 đến nay, đơn vị đã phối hợp với TPHCM lấy hơn 4.808 mẫu rau củ quả kiểm tra. Kết quả, có 4.760 mẫu đạt, chiếm 99%, 48 mẫu không đạt về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng giới hạn cho phép (chiếm 1%).
Các tỉnh khu vực Tây Nguyên đang vào chính vụ thu hoạch cà phê. Năm nay, người trồng cà phê rất phấn khởi vì được mùa, được giá. Tuy nhiên, những bất cập trong các khâu thu hoạch, chế biến, xây dựng thương hiệu khiến sản lượng cà phê và lợi nhuận từ mặt hàng nông sản này chưa tương xứng với tiềm năng cũng như sức lao động mà người dân đã bỏ ra.
Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng vừa có quyết định phê duyệt Dự án hình thành, nâng cấp Trung tâm sau thu hoạch gắn với liên kết phát triển sản xuất và tiêu thụ rau củ quả trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng của Chi nhánh Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Green Leaf tại Lâm Đồng.
Sự 'mất tích' một nội dung quan trọng được Sở Công Thương tỉnh Lâm Đồng lý giải do thiếu tài liệu... dù nội dung ấy xuất hiện trong chính văn bản của sở này 11 ngày trước đó
Phản đối làm tổn hại rừng, nghi ngờ về mục đích đề xuất xây dựng dự án của doanh nghiệp là nội dung bao trùm, chung nhất.
Nếu sử dụng dù chỉ 1 m2 đất rừng tự nhiên, bất kỳ dự án thủy điện nào cũng sẽ bị loại trừ!