Sáng nay (20/11), các quốc gia tham gia hội nghị khí hậu COP27 đã nhất trí về một thỏa thuận khí hậu toàn diện trong phiên bế mạc toàn thể.
Phản ứng về thỏa thuận cuối cùng vừa được thông qua tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) ngày 20/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres cho rằng Hội nghị đã chưa thể thúc đẩy việc giảm mạnh khẩn cấp khí thải gây hiệu ứng nhà kính, vấn đề cần thiết để ứng phó với tình trạng nóng lên trên toàn cầu.
Hôm nay (20/11), tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27), lần đầu tiên các nước trên thế giới quyết định giúp chi trả thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra với các nước nghèo.
Tại phiên họp toàn thể của COP27 do Ai Cập đăng cai tổ chức tại thành phố Sharm El-Sheikh, đại diện các nước đã hoan nghênh quyết định trên.
Sau các cuộc đàm phán căng thẳng kéo dài suốt đêm, sáng sớm 20/11 (giờ địa phương), Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), do Ai Cập đăng cai tổ chức tại thành phố Sharm El-Sheikh, đã thông qua thỏa thuận khí hậu tổng quát cuối cùng của COP27 tại phiên toàn thể bế mạc.
Trước đó, trong tuần vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhất trí tái khởi động hợp tác song phương về biến đổi khí hậu sau nhiều tháng gián đoạn kể từ đầu năm nay.
Ai Cập đặt mục tiêu trở thành một trung tâm trung chuyển khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở khu vực Địa Trung Hải, xuất khẩu LNG và khí đốt tự nhiên của Ai Cập đã tăng 4 lần trong 8 năm qua.
Hội nghị COP27 phải kéo dài thêm một ngày nhằm tháo gỡ thế bế tắc, giúp các nước đang phát triển nhận được hỗ trợ để khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu.
Ngày 19/11, các nhà đàm phán tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), được tổ chức tại Ai Cập, đã đạt được một thỏa thuận có thể mang tính đột phá về vấn đề gai góc nhất, theo đó lập một quỹ đền bù cho những nước nghèo chịu tác động của tình trạng thời tiết cực đoan trầm trọng hơn do phát thải của các nước giàu.
Khi hội nghị khí hậu COP27 phải kéo dài thêm một ngày, một số quốc gia đã bày tỏ lo ngại mục tiêu ngăn Trái Đất tăng quá 1,5 độ C sẽ 'chết'.
Bộ trưởng Môi trường Maldives Aminath Shauna nói rằng: 'Các bên đã đạt được một thỏa thuận về tổn thất và thiệt hại. Điều này có nghĩa là đối với các quốc gia như chúng tôi.'
Bốn nhà vận động môi trường người Mỹ đã bị thu hồi giấy phép tham dự COP27 sau khi làm gián đoạn bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Sharm el-Sheikh, Ai Cập.
Quan chức Liên minh châu Âu (EU) về khí hậu cho rằng COP27 cần duy trì mục tiêu về hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở 1,5 độ C.
Sau 2 tuần hội nghị, đến ngày họp cuối COP27 vẫn chưa chốt được chuyện bồi thường cho các nước nghèo. EU đề xuất lập quỹ tốn thất và thiệt hại nhưng chưa biết có thông qua được không.
Quyết định kéo dài đàm phán được đưa ra trong lúc các nhà đàm phán tìm cách tháo gỡ thế bế tắc trong việc xây dựng quỹ hỗ trợ cho các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng biến đổi khí hậu.
Dù thiếu vắng nhà hoạt động khí hậu nổi tiếng Greta Thunberg, thế hệ trẻ vẫn đang 'định hình kết quả tại hội nghị COP27'.
Hội nghị COP27 do Ai Cập đăng cai tổ chức tại thành phố Sharm El-Sheikh, sẽ chính thức bế mạc vào ngày 18/11, với nhiều kết quả quan trọng đã đạt được.
Hôm nay (18/11), Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27), bước vào ngày làm việc cuối cùng. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận chung.
Hội nghị COP27 dự kiến sẽ kết thúc sau 24 giờ nữa, nhưng các bên vẫn chia rẽ về một số vấn đề then chốt, đặc biệt nhiều quốc gia không hài lòng với các bước điều hành thiếu rõ ràng sau khi xem xét dự thảo văn bản do Chủ tịch COP27 đề xuất.
Ngày 17/11, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) thông báo trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký hiệp ước Cam kết Methane toàn cầu nhằm giảm khí methane, tăng khoảng 50 quốc gia tham gia so với thời điểm sáng kiến này được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc (COP26) ở Glasgow (Scotland, Anh) vào năm ngoái.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) phụ trách chính sách khí hậu nhận định còn rất nhiều việc phải làm để điều chỉnh nội dung dự thảo thỏa thuận khí hậu sao cho tất cả các bên tham gia đều chấp thuận.
Pháp và Tây Ban Nha đã tham gia cam kết ngừng bán xe chạy bằng xăng, dầu vào năm 2035, sớm hơn 5 năm so với kế hoạch trước đó, một phần trong nỗ lực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp.
Tại COP27, các nhà đàm phán Hiệp định Paris kêu gọi các quốc gia tham dự hội nghị COP15 về đa dạng sinh học sắp tới nỗ lực hợp tác để đạt được một thỏa thuận và một khuôn khổ đa dạng sinh học 'có tầm ảnh hưởng lớn' nhằm bảo vệ thiên nhiên đến năm 2030.
Ủy ban châu Âu (EC) có kế hoạch đề xuất mức giá trần đối với khí đốt tự nhiên sau ngày 24/11.
Ngày 17/11, Liên hợp quốc đã công bố dự thảo đầu tiên về thỏa thuận chung của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại thành phố Sharm el-Sheikh (Ai Cập).
Ủy ban châu Âu (EC) có kế hoạch đề xuất mức giá trần đối với khí đốt tự nhiên sau ngày 24/11, trong lúc cơ quan này đang tìm cách ngăn chặn cuộc khủng hoảng năng lượng bắt nguồn từ xung đột ở Ukraine.
Ngày 16/11, Pháp và Tây Ban Nha đã quyết định tham gia nhóm Tuyên bố về Phương tiện không phát thải (ZEVD), theo đó cam kết ngừng bán các loại phương tiện chạy bằng xăng từ năm 2035, tức là sớm hơn 5 năm so với kế hoạch trước đó. Cam kết này là một phần trong các nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển sang nền kinh tế ít phát thải.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 16/11 khẳng định sẽ dành hơn 1 tỷ USD tài trợ khí hậu để giúp các quốc gia ở châu Phi tăng cường khả năng chống chịu trước tác động ngày càng tăng của hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Liên minh châu Âu (EU) ngày 16/11 khẳng định sẽ dành hơn 1 tỷ USD tài trợ khí hậu để giúp các quốc gia ở châu Phi tăng cường khả năng chống chịu trước tác động ngày càng tăng của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Sự đồng thuận, bao gồm cam kết các khoản tài trợ hàng trăm tỉ đô la của các nền kinh tế hàng đầu thế giới để đạt được các mục tiêu quốc tế về khí hậu, thúc đẩy triển vọng cho các cuộc đàm phán về khí hậu của COP27.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 16/11, Tổng thống đắc cử Brazil Luiz Inacio Lula da Silva cam kết sẽ chấm dứt tình trạng tàn phá rừng Amazon và sẽ đưa quốc gia Nam Mỹ này trở lại trung tâm thảo luận về vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.
Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ngày hôm nay (16/11) khởi động một sáng kiến tài trợ khí hậu mới, được thiết kế nhằm hỗ trợ các quốc gia giải quyết những tác động hiện tại và ngày càng tăng của cuộc khủng hoảng khí hậu, đồng thời đối phó tốt hơn với các thảm họa này.
Các nhà đàm phán Hiệp định Paris kêu gọi các quốc gia tham dự COP15 nỗ lực hợp tác để đạt được một thỏa thuận mạnh mẽ và một khuôn khổ đa dạng sinh học 'có tầm ảnh hưởng lớn' nhằm bảo vệ thiên nhiên.
Ngày 15/11, Ai Cập đã đưa ra Sáng kiến Chuyển đổi năng lượng công bằng và hợp lý cho châu Phi (AJAETI) tại một phiên họp trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), đang diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh.
Ngày 15/11, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry cho biết ông lạc quan về khả năng đạt được thỏa thuận 'thỏa đáng' về vấn đề giải quyết 'tổn thất và thiệt hại', một trong những vấn đề mấu chốt và cấp thiết nhất của Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh.
Đây là sáng kiến do Canada đứng đầu, nhằm kêu gọi tất cả các quốc gia áp dụng định giá ô nhiễm như là một phần trung tâm của chiến lược khí hậu.
Sáng kiến 'Lá chắn toàn cầu' được thiết lập nhằm kêu gọi ngân sách để tăng cường các chương trình bảo trợ xã hội và bảo hiểm rủi ro khí hậu, ứng phó hậu quả thiên tai trong trường hợp xảy ra lũ lụt hoặc hạn hán.
Sau hơn một tuần làm việc, Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang đi tới các cuộc thảo luận cuối cùng để hiện thực hóa các cam kết khí hậu.
Ngày 15/11, tại Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27), đang diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập, các quan chức cấp cao của một số chính phủ, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã khởi động một chương trình làm việc 5 năm mới nhằm thúc đẩy các giải pháp công nghệ khí hậu ở các quốc gia đang phát triển.
Tại Hội nghị COP27, nhà vận động chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc Mahmoud Mohieldin cho biết việc chuyển đổi sang lĩnh vực năng lượng xanh và bền vững là cần thiết.
Ngày 15/11, các nhà vận động đã kêu gọi các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra ở Ai Cập và các tập đoàn công nghệ lớn nỗ lực chống tin giả về khí hậu - một trong những 'thủ phạm' hủy hoại nỗ lực toàn cầu nhằm hạn chế tác động của tình trạng ấm lên của Trái Đất.