Nhà khoa học của bản, của dân

GS Tô Ngọc Thanh là giáo sư đầu ngành về dân tộc học, âm nhạc và văn hóa dân gian. Cả cuộc đời ông 'tắm mình' trong dòng suối dân ca của các tộc người ở Việt Nam. Tìm hiểu về ông lại càng hiểu thêm về nền âm nhạc của dân tộc.

Nặng lòng với di sản văn hóa dân gian

Sáng ngày 6/5/2024, đông đảo nhà khoa học, văn nghệ sĩ khắp cả nước... đã tiễn đưa GS.TS khoa học Tô Ngọc Thanh - một học giả, một cây đại thụ trong làng nghiên cứu văn hóa dân tộc, về nơi yên nghỉ cuối cùng. Trong nhiều năm qua, ông cũng là người đặc biệt quan tâm đến di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc trên quê hương Quảng Ngãi.

Vinh danh phải đồng thời bảo tồn nguyên vẹn di sản

9 năm 'ăn ngủ' cùng ả đào với hai lần phải cấp cứu vì chảy máu dạ dày, người gầy rộc vì thiếu ngủ, cuối cùng, nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền cũng đã giải mã được bí mật của tiền nhân về nghệ thuật ả đào. Một cuộc lội ngược dòng lịch sử mà Giáo sư Tô Ngọc Thanh từng khẳng định là 'vô tiền khoáng hậu'.

Văn nghệ sĩ xúc động tiễn biệt 'cây đại thụ văn hóa dân gian' GS.TSKH Tô Ngọc Thanh

Nhiều văn nghệ sĩ, giảng viên từ các đại học, cán bộ viện nghiên cứu, học trò xúc động tiễn biệt 'cây đại thụ trong làng văn hóa dân gian' GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai của danh họa Tô Ngọc Vân. Với họ GS.TSKH Tô Ngọc Thanh là tấm gương sáng cho các lớp văn nghệ sĩ nước nhà noi theo

Tưởng niệm GS Tô Ngọc Thanh

GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã ra đi vĩnh viễn. Khắp nơi, trong và ngoài nước, biết bao nhiêu điều trân trọng, kính mến, thương tiếc đã được tỏ bày.

Đất lành phương Nam nhớ người gieo hạt

Hoạt động của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (VNDGVN) trước năm 1990 chủ yếu ở các tỉnh, thành miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Kể từ Đại hội III (1995- 2000) hội mới vươn tay đến các tỉnh, thành Nam Bộ, rộ nở cho đến nay.

GS-TSKH Tô Ngọc Thanh - Cây đại thụ trong rừng văn hóa dân gian ngã xuống

Những ngày vừa qua, hội viên Hội Văn nghệ dân gian ở các tỉnh từ Tây Bắc tới Tây Nam bộ, Đông Nam bộ, Tây Nguyên... đã cùng hẹn nhau tại Hà Nội sáng 6-5 để tiễn biệt GS-TSKH Tô Ngọc Thanh. Tuổi cao, sức yếu, bạo bệnh đã đưa thầy rời cõi tạm, nhưng ngọn lửa nhiệt thành của một người cả đời tận hiến cho văn hóa dân gian của thầy sẽ mãi là ngọn đuốc soi đường cho hậu bối.

Cây đại thụ trong rừng văn hóa dân gian ngã xuống

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã đi về thế giới người hiền, nhưng hội viên ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc… nhớ mãi hình ảnh 'người truyền lửa'.

Thương nhớ người đi gieo hạt

Trăng tháng ba vừa mới bước qua rằm

'Tráng sĩ của núi rừng' đã bay về miền ánh sáng

Tôi may mắn có nhiều dịp được trò chuyện cùng ông, trong những cuộc phỏng vấn, hội thảo về văn hóa dân gian. Gần đây nhất là cuộc trò chuyện cho số báo Tết năm 2022. Lần đó, sức khỏe của ông đã yếu dần nhưng ông vẫn còn nhiều trăn trở cho sự mai một của văn hóa. Giờ thì những nỗi âu lo không còn vướng bận đến ông nữa. Ngày 24/4 vừa qua, người 'tráng sĩ của núi rừng' ấy đã bay về miền mây trắng, để lại một khoảng trống vô cùng trong đời sống văn hóa, khoa học nước nhà.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã 'bay về miền sáng'

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Thầy Tô Ngọc Thanh với văn hóa dân gian Gia Lai-Kon Tum

Tôi gọi ông là thầy. Thật ra tôi chưa thật sự xứng đáng. Cả nước, những tiến sĩ đã từng học và được ông hướng dẫn làm các đề tài luận án mới được vinh dự gọi ông bằng thầy-một người thầy lớn trong lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực văn hóa dân gian đồng bào các dân tộc Việt Nam.

Người tận hiến cho văn hóa dân gian!

GS Tô Ngọc Thanh, con trai trưởng của danh họa Tô Ngọc Vân, người cả đời gắn bó với văn hóa dân gian, đã qua đời sáng 24-4 tại Hà Nội

Giáo sư Tô Ngọc Thanh cả đời đi tìm kho vàng trong văn hóa dân gian

Luôn xác định rõ 'đường ngàn dặm bắt đầu từ dưới chân mình', nên Giáo sư Tô Ngọc Thanh dành cả đời đi tìm kho vàng trong văn hóa dân gian của Việt Nam.

Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Tô Ngọc Thanh - 'cây đại thụ' về văn hóa dân gian

Không chỉ nổi tiếng với những công trình nghiên cứu âm nhạc dân gian, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh còn được biết đến với việc sưu tầm và chỉnh lý nhiều tập dân ca tiêu biểu của đồng bào các dân tộc thiểu số.

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh - 'Cây đại thụ' về văn hóa dân gian

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh là một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian uyên bác. Ông đã dành phần lớn cuộc đời mình để sưu tầm và nghiên cứu âm nhạc dân gian của các dân tộc thiểu số Việt Nam và cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu xuất sắc. Ông qua đời sáng 24/4/2024, tại Hà Nội, hưởng thọ 90 tuổi.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh, học giả uyên bác của văn hóa dân gian Việt Nam qua đời

Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Tô Ngọc Thanh đã dành cả đời để nghiên cứu văn hóa-văn nghệ dân gian Việt Nam. Ông qua đời ngày 24/4.

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai cả của danh họa Tô Ngọc Vân - qua đời sáng 24/4, hưởng thọ 90 tuổi.

Điều chưa biết về GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai danh họa Tô Ngọc Vân

GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - con trai của danh họa Tô Ngọc Vân - qua đời ngày 24/4, hưởng thọ 90 tuổi. Ông ra đi để lại di sản đồ sộ về văn hóa dân gian, âm nhạc dân tộc. Với nhiều đồng nghiệp, hậu bối, học trò, GS.TSKH Tô Ngọc Thanh là người luôn nghiêm túc, cần mẫn trong công tác nghiên cứu.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh – cây đại thụ về văn hóa dân gian qua đời

Sáng 24/4 Giáo sư, Tiến sĩ khoa học (GS.TSKH) Tô Ngọc Thanh qua đời, hưởng thọ 90 tuổi.

'Cây đại thụ' về văn hóa dân gian - Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

Thông tin từ gia đình cho biết, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Tô Ngọc Thanh, một học giả uyên bác, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, con trai họa sỹ Tô Ngọc Vân đã qua đời sáng 24/4, tại Hà Nội, hưởng thọ 90 tuổi.

GS.TS Tô Ngọc Thanh: Dấu ấn không phai của một học giả văn hóa

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian uyên bác và là con trai của họa sĩ nổi tiếng Tô Ngọc Vân, đã qua đời vào sáng ngày 24 tháng 4 năm 2024, thọ 90 tuổi. Ông sinh năm 1934 tại Mỹ Văn, Hưng Yên và đã gắn bó nhiều năm với Hội Văn nghệ dân gian, nơi ông đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình.

GS, TSKH Tô Ngọc Thanh đã qua đời ở tuổi 90

GS, TSKH Tô Ngọc Thanh đã qua đời ở tuổi 90. Ông là con trai trưởng của danh họa Tô Ngọc Vân và là người tận hiến cho văn nghệ dân gian dân tộc.

GS Tô Ngọc Thanh từ trần

GS.TSKH Tô Ngọc Thanh -nguyên Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, con trai cả của họa sĩ, liệt sĩ Tô Ngọc Vân vừa qua đời sáng nay (24/4), tại Hà Nội, hưởng thọ 90 tuổi.

GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - học giả uyên bác về văn hóa và âm nhạc qua đời ở tuổi 91

GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, vị học giả uyên bác, con trai họa sĩ, liệt sĩ Tô Ngọc Vân - vừa qua đời sáng nay, 24/4, tại Hà Nội.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh - người tận hiến cho văn nghệ dân gian - qua đời

GS-TSKH Tô Ngọc Thanh, người gắn bó cả đời cho văn nghệ dân gian nước nhà đã qua đời sáng nay, 24-4, tại Hà Nội.

Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Tô Ngọc Thanh qua đời

GS.TSKH Tô Ngọc Thanh qua đời sáng 24/4, hưởng thọ 90 tuổi. Ông Tô Ngọc Thanh là con trai cả của danh họa Tô Ngọc Vân.

GS Tô Ngọc Thanh qua đời

GS Tô Ngọc Thanh, con trai trưởng của danh họa Tô Ngọc Vân, người cả đời gắn bó với văn hóa dân gian, vừa qua đời sáng 24-4 tại Hà Nội

Giáo sư Tô Ngọc Thanh qua đời

Giáo sư Tô Ngọc Thanh qua đời vào sáng 24/4, hưởng thọ 90 tuổi.

Ca trù - Thanh âm tinh hoa Việt nghìn năm

Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền có nhiều cống hiến cho việc phục dựng và nghiên cứu chuyên sâu âm nhạc cổ truyền Việt Nam.

Trăm năm ngày sinh nhà thơ Minh Hiệu: Nghĩ về nhân cách nhà văn

Minh Hiệu, tên thật là Nguyễn Minh Hiệu, sinh ngày 29/9/1924, mất ngày 17/12/1999. Quê ông ở xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. 'Mưa núi', một bài thơ nổi tiếng của Minh Hiệu đã ra đời ở thời kỳ 1949. 1949–1956, ông là biên tập viên báo Cứu Quốc Liên khu V. 1957-1972, Minh Hiệu hoạt động ở văn nghệ liên khu 4. Minh Hiệu là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, thuộc thế hệ đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ năm 1973 đến khi nghỉ hưu, Minh Hiệu công tác ở Thanh Hóa. Ông từng là Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa nhiều nhiệm kỳ.

Khơi nguồn sử thi Tây Nguyên

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Tô Ngọc Thanh, Đông Nam Á cổ đại là một vùng văn hóa sử thi, trong đó Tây Nguyên là nơi còn giữ được nhiều nhất những đặc trưng thể loại và tồn tại với mật độ cao những tác phẩm của loại hình này so với các nước Đông Nam Á khác.

Nhận thức mới trong bảo tồn văn hóa truyền thống

Năm 2009, tại hội thảo quốc tế với chủ đề 'Sự thay đổi đời sống kinh tế-xã hội và bảo tồn văn hóa cồng chiêng ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á', Giáo sư Hiroshi Hoshino có tham luận 'Kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc bảo tồn và phát triển nghệ thuật trình diễn dân gian'.

Chu Xuân Diên - Nhà folklore 'thế hệ vàng' từ Bắc vào Nam

Cùng với các vị tiền bối lớp trước hay cùng thế hệ như Đào Duy Anh, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Đổng Chi, Cao Huy Đỉnh đến Đinh Gia Khánh, Tô Ngọc Thanh, Phan Đăng Nhật, Võ Quang Nhơn... Chu Xuân Diên là nhà nghiên cứu văn học dân gian và văn hóa dân gian (folklore) hàng đầu nước ta, góp phần khai phá, định hướng và giải quyết những vấn đề mang tính lý luận của ngành khoa học nhân văn đặc sắc và thú vị này...

'Khoen tạy' trong văn hóa người Thái đen

Trong văn hóa tâm linh của người Thái đen ở Ðiện Biên, không gian 'khoen tạy' có ý nghĩa đặc biệt. Ðây là tập tục nhằm quản lý thông tin về các thành viên nam trong dòng họ; là một cách để lưu giữ niềm tự hào về sự lớn mạnh của gia đình, dòng họ.

Bảo vệ sức sống của ca trù Hà Nội

Tròn 14 năm ca trù được vinh danh là di sản văn hóa cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, đến nay, là một trong những cái nôi lớn của di sản, thành phố Hà Nội đã có nhiều hoạt động tích cực nhằm góp phần dần đưa di sản này ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp.

Giữ giá trị gốc trong không gian thiêng

Để then được bảo tồn và phát huy giá trị trong đời sống đương đại, các chuyên gia cho rằng, phải đa dạng hóa phương thức bảo tồn di sản trên cơ sở lưu giữ những giá trị nguyên gốc, để then được sống trong không gian thiêng của cộng đồng.

Lễ hội kỳ phúc đặc sắc ở xứ Thanh

Trong các làng quê Việt Nam, mỗi khi tết đến, xuân về, hầu hết đều tổ chức lễ hội kỳ phúc nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa mùa màng bội thu, đời sống mọi nhà yên vui no đủ. Trong các lễ hội kỳ phúc đó thì theo GS.TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam: 'Lễ hội ở làng Cẩm Hoàng, xã Vĩnh Quang (Vĩnh Lộc), có thể nói là một lễ hội độc đáo ít nơi có với mười làn điệu hát múa chèo chải...'.

Thế hệ thứ tư luôn nhớ chú Võ Văn Kiệt

Những năm đầu giải phóng tôi làm công tác thiếu nhi và sau đó làm Bí thư Thành đoàn TPHCM. Lúc đó chú Võ Văn Kiệt làm Bí thư Thành ủy TP và sự quan tâm của chú đối với tuổi trẻ làm chúng tôi tự nhủ - nếu được thì dành cả đời làm công tác thiếu nhi. Và đã có không ít cán bộ phụ trách Đội nghĩ như thế.

Thái bình cổ nhạc hồi sinh sau bao ngày trầm lắng

Theo cố GS Trần Văn Khê thì Nhã nhạc cung đình triều Nguyễn là một kho tàng to lớn, bí ẩn chưa bao giờ có thể tìm hiểu hết, trong đó riêng GS.TS Tô Ngọc Thanh nhấn mạnh: Thái bình cổ nhạc là tác phẩm duy nhất được hoàn thiện về cấu trúc cũng như nội dung, chủ yếu đề cao chữ 'lễ' của văn hóa dân tộc'.

Nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền: 'Có giời nào đày tôi đâu!'

Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền là cái tên gắn với một số di sản của Việt Nam đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại như: cồng chiêng Tây Nguyên, ca trù. Cho đến nay, ông đã dành hơn 30 năm để theo đuổi việc nghiên cứu và đắm say cùng nhiều loại hình âm nhạc cổ.