Tình trạng gian dối, đánh cắp mã số vùng trồng, tranh mua, tranh bán và chốt giá sớm, nông dân sẵn sàng bẻ cọc hợp đồng khiến sầu riêng - cây trồng xuất khẩu 'tỷ đô' ở Đắk Lắk khó phát triển bền vững.
Đà tăng giá vừa qua là do thương lái tranh mua nhưng cũng chính họ và cả doanh nghiệp xuất khẩu là những người chịu thiệt hại. Bởi, giá bán đã chốt trong hợp đồng xuất khẩu trong khi giá sầu riêng nguyên liệu tăng từng ngày.
Vụ mùa sầu riêng năm 2023 tại tỉnh Đắk Lắk được mùa, được giá, nông dân phấn khởi. Bên cạnh niềm vui của đa số nông dân, tình trạng tranh mua tranh bán và thổi giá sầu riêng lên cao đã làm xuất hiện những hệ lụy như doanh nghiệp thua lỗ, tranh chấp dân sự tăng, thị trường có thời điểm loạn giá sầu riêng, sự liên kết không được coi trọng và bị phá vỡ…
Thời gian gần đây, nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lại dấy lên bức xúc về tình trạng tranh mua tranh bán, 'bẻ cọc, bẻ kèo', loạn giá…Vấn nạn này gây nguy cơ và hệ lụy rất lớn, ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường xuất khẩu…
Từ niềm vui chung khi vượt mốc xuất khẩu tỷ USD, sầu riêng Việt Nam đang đối diện với tình trạng tăng trưởng nóng, đặt toàn ngành vào bài toán làm sao để phát triển bền bững, hiệu quả.
Việc không kiểm soát hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật ngay từ vùng trồng và cơ sở đóng gói dẫn đến tình trạng các lô hàng không đáp ứng được quy định của Trung Quốc và làm mất uy tín hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam, thậm chí có nguy cơ mất thị trường xuất khẩu quan trọng này.
8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu (XK) sầu riêng đã lập kỷ lục mới khi cán mốc 1,2 tỷ USD, tăng gấp gần 3 lần so với cả năm 2022. Tuy nhiên, cùng với đó là tình trạng tăng trưởng nóng; tranh mua tranh bán và chất lượng không bảo đảm đang đe dọa sự phát triển bền vững của ngành hàng tiềm năng này.
Giá sầu riêng lên cao đẩy nhiều doanh nghiệp trong ngành vào thế khó: Không bán không giữ được uy tín, nhưng bán thì phải chịu lỗ.
Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo cơ quan chuyên môn nghiêm túc thực hiện kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Trước 'cơn sốt' của giá sầu riêng, có tình trạng một số doanh nghiệp, thương lái và cả 'cò đất' không hiểu biết đi bẻ lái sang môi giới sầu riêng đã làm xáo trộn thị trường, xúi nông dân bẻ kèo… dẫn đến những hậu quả đứt gãy chuỗi liên kết, ảnh hưởng tới uy tín và chất lượng của cả ngành hàng tỷ đô này.
Ngày 11-9, 'Diễn đàn nhận diện thực trạng liên kết tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng Việt Nam' được tổ chức trực tiếp tại TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk và trực tuyến với 1.000 điểm cầu trên cả nước. Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan chủ trì điểm cầu tại Bộ NN-PTNT.
Để phát triển bền vững được một ngành hàng chúng ta cần tạo được sự kết nối chặt chẽ giữa doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ sản xuất với nhau. Lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu sầu riêng cũng không phải ngoại lệ, muốn nắm bắt được cơ hội của thị trường và phát triển ngành hàng bền vững, sản xuất sầu riêng cần được chuẩn hóa.
Vào thời điểm thu hoạch sầu riêng chính vụ cũng là lúc tại các địa phương tồn tại thực trạng tranh mua, tranh bán, bỏ cọc, thổi giá... làm đứt gãy chuỗi liên kết tiêu thụ giữa doanh nghiệp và nông hộ.
Sầu riêng đã thực sự trở thành 'niềm vui chung' khi 7 tháng đầu năm 2023 đã mang về hơn 1 tỉ USD và dự báo sẽ đạt trên 1,6 tỉ USD trong năm nay. Tuy nhiên, ngành hàng này đã rơi vào 'cái bẫy' mà Bộ trưởng Lê Minh Hoan từng cảnh báo một năm trước: 'Khi giá cả lên, một bộ phận người nông dân sẽ tăng sản lượng bằng mọi cách, tự phát mở rộng vùng trồng...
Một số đối tượng môi giới vào tận vườn người dân chốt giá mua sầu riêng rất cao, từ 80-90.000 đồng/kg, mục đích gây nhiễu loạn thị trường.
Sáng ông A. vào trả 90.000 đồng, chiều ông B. lại trả 100.000 đồng/kg sầu riêng, 'cò' đua nhau thổi giá. Liên kết thất bại hoàn toàn, các doanh nghiệp trong nước đang 'đánh nhau' và tự thua trên sân nhà.