Vay tiêu dùng, giúp cải thiện đời sống người thu nhập thấp

Xã hội phát triển, nhu cầu tiêu dùng tăng cao là điều tất yếu. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, không phải người dân nào cũng có đủ năng lực tài chính để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình. Vì vậy, vay tiêu dùng xuất hiện đã giúp nhiều cá nhân, nhất là những người thu nhập thấp có cơ hội tiêu dùng trước, chi trả sau với nhiều hình thức.

Tín dụng vi mô khơi dậy tiềm năng của phụ nữ nghèo

Một trong những cuộc gặp gỡ ấn tượng nhất đối với các cán bộ Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa (TCVM TH) cho đến bây giờ là trường hợp của khách hàng Hà Thị Nội ở xã Cẩm Thành (Cẩm Thủy). Chị Nội chia sẻ: 'Giờ vay vốn không còn khó như trước, khi tham gia vay vốn tôi không phải đi đâu xa, vì đã có cán bộ, nhân viên TCVM đến tận thôn, tận nhà để thu phát vốn. Bản thân tôi lại được cán bộ TCVM hướng dẫn, tư vấn kỹ càng về mức vay, lãi suất, thời hạn hoàn trả sao cho phù hợp. Những lúc khó khăn gia đình tôi còn được thăm hỏi, động viên, vậy nên chúng tôi biết ơn Tổ chức TCVM TH nhiều lắm'.

Tài chính vi mô Thanh Hóa: Đồng hành với người phụ nữ nghèo

Văn hóa và Đời sống - Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động từ năm 2014, là 1 trong 3 tổ chức TCVM đầu tiên tại Việt Nam. Mô hình tín dụng này có mục tiêu phát triển cộng đồng thông qua các dịch vụ tài chính, phi tài chính thân thiện, hiệu quả.

Người phụ nữ không cam chịu đói nghèo

Về thôn Minh Thanh, xã Minh Lộc (Hậu Lộc) thăm gia đình cô Hoàng Thị Phương, chi hội trưởng phụ nữ thôn, không ai tin được trong căn nhà cấp bốn cũ kỹ này lại là nơi vợ chồng cô đã đồng cam cộng khổ vượt qua bao gian khó, nuôi dưỡng 4 người con ăn học trưởng thành. Đó là cả một câu chuyện có tính lan tỏa giữa đời thường từ việc vay vốn Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa của người phụ nữ nghèo.

Phòng Giao dịch Hậu Lộc - chỗ dựa tin cậy của phụ nữ nghèo vùng biển

Phòng giao dịch Hậu Lộc bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 16-12-2008 tại 3 xã: Minh Lộc, Ngư Lộc và Hưng Lộc. Là một phòng giao dịch trực thuộc Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa - Chi nhánh Hoằng Hóa, Phòng Giao dịch Hậu Lộc thành lập ra nhằm phù hợp với cơ cấu tổ chức, tiếp tục kế cận và phát triển thành viên, nâng cao chất lượng hoạt động của đơn vị từ nền móng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo Thanh Hóa (nay là Tổ chức TCVM Thanh Hóa).

Nguồn vốn TCVM thay đổi cuộc sống một phụ nữ nghèo

Về xóm 6, xã Nga Liên (Nga Sơn), hỏi chị Phạm Thị Hằng, ai cũng biết. Từ cuộc sống nghèo khó, chị đã mạnh dạn vay vốn Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa để buôn bán nhỏ, bám trụ trên mảnh đất quê hương bằng các sản phẩm lợi thế từ nghề biển.

Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa hướng tới tài chính toàn diện

Tài chính toàn diện (TCTD) là một trạng thái theo đó tất cả mọi người ở độ tuổi lao động có thể tiếp cận đầy đủ tới dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, thanh toán và bảo hiểm từ các nhà cung cấp dịch vụ chính thống, với mức giá hợp lý theo cách thức thuận tiện cùng với sự tôn trọng khách hàng.

'Đổi đời' từ nguồn vốn tình thương – TYM

Giải thưởng Doanh nhân vi mô Citi - Việt Nam 2019 (gọi tắt là CMA 2019) là một hoạt động thường niên do Quỹ Citi/Ngân hàng Citi - Việt Nam tài trợ từ năm 2007 tới nay, nhằm tôn vinh khách hàng tài chính vi mô (TCVM) tiêu biểu, sử dụng vốn vay hiệu quả, chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng mô hình, khuyến khích người nghèo vươn lên thoát nghèo, nâng cao vị thế kinh tế và xã hội của người nghèo, người có thu nhập thấp tại Việt Nam. Chương trình cũng góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động TCVM đối với việc tăng cường tiếp cận dịch vụ tài chính, bảo đảm hiệu quả xã hội, tạo điều kiện chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chức TCVM, thu hút sự quan tâm của Chính phủ, các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan tới hoạt động TCVM.

Khách hàng nhận Giải thưởng Doanh nhân vi mô tiêu biểu toàn quốc

Giải thưởng Doanh nhân vi mô Citi - Việt Nam 2019 (gọi tắt là CMA 2019) là một hoạt động thường niên do Quỹ Citi/Ngân hàng Citi - Việt Nam tài trợ từ năm 2007 tới nay, nhằm tôn vinh khách hàng tài chính vi mô (TCVM) tiêu biểu, sử dụng vốn vay hiệu quả, chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng mô hình, khuyến khích người nghèo vươn lên thoát nghèo, nâng cao vị thế kinh tế và xã hội của người nghèo, người có thu nhập thấp tại Việt Nam.

Hiệu quả hoạt động của Tài chính vi mô Thanh Hóa - Chi nhánh Quảng Xương

'Nếu ngày ấy Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa không về, có lẽ cuộc sống của gia đình tôi không được như bây giờ. Nhờ có nguồn quỹ đó, bản thân tôi làm được nhiều việc mà trước đây chưa từng nghĩ đến...' - đó là những lời trải lòng của thành viên Phạm Thị Hằng, 40 tuổi tại thôn Tân, xã Quảng Nham (Quảng Xương) là thành viên vay vốn năm thứ 6 tại TCVM Thanh Hóa - Chi nhánh Quảng Xương.

Tổng Giám đốc Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa nhận danh hiệu Doanh nhân tiêu biểu Thanh Hóa năm 2020

Vừa qua, tại Trung tâm Hội nghị 25B (TP Thanh Hóa), UBND tỉnh tổ chức lễ tôn vinh doanh nhân và sản phẩm hàng hóa tiêu biểu tỉnh Thanh Hóa năm 2020.

Người phụ nữ vượt lên số phận nhờ vay vốn Tài chính vi mô Thanh Hóa

Chị Nguyễn Thị Huy sinh ra và lớn lên tại thôn Mỹ Phong, xã Yên Mỹ (Nông Cống). Năm 23 tuổi, chị lấy chồng cùng huyện. Gia đình nhà chồng là hộ nghèo, không có ruộng, điều kiện kinh tế rất khó khăn. Hai vợ chồng bắt đầu lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Nhờ thuận vợ thuận chồng và có học được nghề may, nên gia đình chị mở hiệu may nhỏ để sinh sống.

Thúc đẩy tài chính toàn diện ở khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa

Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống kinh tế-xã hội của đất nước. Theo chiến lược này, mọi người dân và doanh nghiệp sẽ được tiếp cận, sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu với chi phí hợp lý. Đây cũng là cơ sở quan trọng nhằm phát triển lành mạnh, hiệu quả, an toàn, bền vững nhu cầu tài chính cho các đối tượng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Người cán bộ tín dụng 20 năm gắn bó với tài chính vi mô

Như nhân duyên, năm 2001 chị Lê Thị Thảo - cán bộ tín dụng Chi nhánh Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa, chi nhánh Hoằng Hóa ra trường, cũng là lúc chương trình TCVM bắt đầu về huyện Hoằng Hóa. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chị đã mơ ước sau này sẽ được làm việc trên mảnh đất quê hương mình, chính vì vậy chị đã gửi ngay hồ sơ xin được làm cán bộ tín dụng cho chương trình. Ngày ấy đâu biết, đó chính là điểm khởi đầu cho 20 năm gắn bó với TCVM, 20 năm chung tay góp sức vào công cuộc chống đói nghèo trên quê hương Hoằng Hóa.

Tín dụng vi mô của TYM – Chìa khóa thoát nghèo bền vững cho phụ nữ

Nhiều năm qua, Tài chính vi mô (TCVM) được coi là một công cụ giảm nghèo hữu hiệu tại Việt Nam. Các Tổ chức tài chính vi mô ngày càng khẳng dịnh vai trò và những đóng góp tích cực vào phát triển tài chính toàn diện, cung cấp các dịch vụ tài chính an toàn cho những đối tượng nghèo và thu nhập thấp.

Tài chính vi mô Thanh Hóa ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tín dụng và tiết kiệm

Trong những năm gần đây, Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa (TCVMTH) luôn chủ động, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, nhằm tăng năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên và nâng cao chất lượng dịch vụ tới khách hàng. Nhất là trong thời đại công nghệ 4.0, việc ứng dụng công nghệ trên điện thoại thông minh luôn giúp cho khách hàng quản lý tài chính một cách hiệu quả.

Phát triển tài chính vi mô tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Tài chính vi mô đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia thông qua sự hỗ trợ công cuộc xóa đói giảm nghèo. Ở Việt Nam, công tác xóa đói giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu của quốc gia đã được quan tâm triển khai thực hiện trong những năm qua. Tuy nhiên, kết quả đạt được tùy thuộc vào chính sách và tổ chức thực hiện trong mỗi giai đoạn, cho mỗi vùng, địa phương khác nhau. Tại vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, việc phát triển tài chính vi mô, bước đầu có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên so với yêu cầu thực tiễn cần tới các giải pháp hữu hiệu hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động của tài chính vi mô, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội…

Hiệu quả huy động vốn vay của Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa

Chị Nguyễn Thị Hạnh, xã Đông Lĩnh, TP Thanh Hóa là khách hàng vay vốn của Tổ chức Tài chính vi mô Thanh Hóa (TCVM TH). Gia đình chị làm miến từ năm 2015, nhưng vốn ít, chị chỉ sản xuất được bình quân 1,5 tạ/ngày.

Vươn lên làm giàu từ vốn vay Tài chính vi mô Thanh Hóa

Ngôi nhà của anh Nguyễn Sỹ Thuấn nằm khuất sâu trong con ngõ, ở phố Tân Trọng, phường Quảng Thành (TP Thanh Hóa). Tuy nhiên, không khó để có thể tìm ra, bởi người dân ở đây ai cũng biết gia đình anh nhiều năm liền có truyền thống sản xuất cá giống và cá thương phẩm cung cấp cho thị trường.

Hiệu quả hoạt động giảm nghèo của tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thương

ThS. NGUYỄN THỊ MỸ ĐIỂM (Khoa Tài chính - Kế toán, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành)

Những nữ khách hàng tiêu biểu vay vốn tài chính vi mô Thanh Hóa

Nhắc đến chị Lê Thị Khuyên, bà con thôn Hòa, xã Quảng Nham (Quảng Xương) đều khâm phục, bởi tinh thần vượt khó, dám nghĩ dám làm, trở thành một điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.

Ảnh hưởng của tài chính vi mô tới thu nhập của hộ nghèo ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa

Nghiên cứu này phân tích tác động của tài chính vi mô đến thu nhập của các hộ nghèo ở các huyện miền núi, tỉnh Thanh Hóa thông qua khảo sát 310 hộ nghèo có sử dụng dịch vụ tài chính vi mô tại các tổ chức tài chính vi mô chính thức và bán chính thức tỉnh Thanh Hóa. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, có 04 yếu tố có quan hệ thuận chiều đến thu nhập của hộ nghèo các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm: (1) Quy mô khoản vay; (2) Thời hạn vay; (3) Mục đích vay và (4) Hình thức vay vốn có tác động thuận chiều đến thu nhập của hộ nghèo. Bên cạnh đó, yếu tố tác động ngược chiều đến thu nhập của hộ nghèo là lãi suất vay vốn.

Ứng dụng công nghệ trong quản lý tài chính cho phụ nữ nông thôn

Trước sự vận động và phát triển của đời sống xã hội, việc đầu tư phát triển công nghệ thông tin ngày càng trở thành nhu cầu, đòi hỏi thiết yếu.

Hiệu quả từ Dự án Tài chính vi mô 'Quỹ khởi đầu mới' ở Hà Nam

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hà Nam đã triển khai hiệu quả nguồn vốn từ Dự án Tài chính vi mô (TCVM) 'Quỹ khởi đầu mới' giúp hàng nghìn lượt hội viên phụ nữ được vay vốn để phát triển sản xuất, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chắp cánh cho những ước mơ

Một trong những hoạt động mang ý nghĩa của cán bộ Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đó là chương trình 'Thắp sáng tương lai', trao tặng sổ tiết kiệm cho các con em khách hàng ở một số địa phương trong tỉnh. Không chỉ cung cấp các sản phẩm vốn vay hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, TCVM Thanh Hóa còn tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà động viên con em của khách hàng có hoàn cảnh khó khăn, từ đó chắp cánh cho những ước mơ của các em bay cao, bay xa hơn.

Tài chính vi mô Thanh Hóa tăng cường hợp tác quốc tế, vì mục tiêu phát triển cộng đồng

Trong những năm gần đây, nhu cầu tham gia vay vốn và sử dụng các dịch vụ tài chính của người dân, đặc biệt là phụ nữ tăng lên đáng kể.

Tài chính toàn diện – 'Ngọn núi cao từ những viên sỏi nhỏ'

Chị Bùi Thị Chín là một phụ nữ dân tộc thiểu số ở xã Thành Long (Thạch Thành). Cho đến khi trưởng thành, xây dựng gia đình riêng, chị hầu như chỉ bó buộc cuộc sống xung quanh thôn xã, làm công việc trồng trọt, chăn nuôi. Việc sử dụng dịch vụ tài chính của ngân hàng, hay các tổ chức tài chính chính thức lại càng quá xa vời, chị chưa từng nghĩ đến. Thế nhưng 2 năm gần đây, chị Chín đã được vay vốn của Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa, giúp chị tăng gia sản xuất, cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình. Đó chính là một trong những lợi ích mà Tài chính toàn diện (TCTD) đã mang lại. Và nhiều ví dụ điển hình khác, những người phụ nữ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, không chỉ đảm bảo cuộc sống cho gia đình mình, mà còn tạo việc làm cho nhiều chị em khác tại địa phương. Nếu không được tiếp cận đến hệ thống tài chính chính thức, những doanh nhân vi mô này sẽ kể một câu chuyện khác về cuộc đời mình.

Những bước chân không mỏi

Chương trình Tài chính vi mô Thanh Hóa được triển khai đã mang lại niềm hy vọng cho chị em phụ nữ nghèo không có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức. Đồng thời tạo nên phong trào phụ nữ tương thân tương ái, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau. Chương trình còn giúp chị em nâng cao mức sống, tự tin, cải thiện vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội.

Để tài chính vi mô trở thành 'đòn bẩy' trong công tác giảm nghèo

Trong những năm qua, tài chính vi mô trơ thành công cụ hữu hiệu góp phần giảm nghèo bền vững, tạo cho người nghèo biết cách 'làm ăn', tiết kiệm và trang bị những kiến thức tài chính cần thiết cũng như cách thức làm ăn hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động này phát triển chưa đúng với tiềm năng, nguyên nhân có nhiều, một trong số những nguyên nhân đó là rào cản về khung khổ pháp lý. Do đó, Việt Nam cần hoàn thiện khung khổ pháp lý để thúc đẩy mô hình này phát triển mạnh mẽ...

Một số vấn đề về phát triển mô hình tài chính vi mô ở Việt Nam

Tài chính vi mô là công cụ hữu hiệu góp phần giảm nghèo bền vững, tạo cho người nghèo biết cách 'làm ăn', tiết kiệm và trang bị những kiến thức cần thiết cho người nghèo. Tuy nhiên, trong thời gian qua, tài chính vi mô ở nước ta vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng. Một trong số những nguyên nhân được chỉ ra là rào cản về khung khổ pháp lý. Bài viết phân tích các chính sách của nhà nước đối với hoạt động tài chính vi mô và đề xuất phương hướng tháo gỡ khó khăn để tài chính vi mô phát triển hơn nữa trong tương lai.

Tài chính vi mô Thanh Hóa đẩy mạnh tín dụng cho phụ nữ nghèo

Có niềm tin là có tất cả, vẫn còn cơ hội cho những người phụ nữ yếu thế nếu họ biết vươn lên bằng chính nghị lực và sức lao động của mình' - chị Nguyễn Thị Huy ở thôn Trung Tâm, xã Yên Mỹ (Nông Cống) đã chia sẻ như vậy khi chúng tôi có dịp đến thăm xưởng may của chị trong những ngày cuối tháng 10-2019.

Xóa bỏ rào cản phát triển tài chính vi mô

Thời gian qua, tài chính vi mô ở nước ta vẫn chưa phát triển đúng với tiềm năng, một trong những nguyên nhân căn bản là rào cản về pháp lý quy định đối với hoạt động của mô hình này.

Tài chính vi mô Thanh Hóa đồng hành cùng học sinh nghèo vượt khó

Chúng tôi đến thăm gia đình em Trần Thanh Khải ở thôn Tân, xã Quảng Nham (Quảng Xương) vào một buổi sáng chủ nhật, khi gió thu se lạnh bắt đầu ùa về. Thật thương cảm khi biết em Khải mồ côi bố khi chưa đầy một tuổi, còn mẹ bỏ đi làm ăn xa...

Đẩy mạnh phong trào không dùng rác thải nhựa và túi nilon

Là một tổ chức hoạt động vì mục tiêu phát triển cộng đồng, trong nhiều năm qua, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã cho khách hàng vay vốn không thế chấp để phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo bền vững, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh đó, Tổ chức TCVM Thanh Hóa còn tổ chức nhiều hoạt động xã hội thiết thực, trong đó có phong trào 'Nói không với rác thải nhựa và túi nilon'.

TP. Hồ Chí Minh tăng cơ hội tiếp cận tín dụng cho người dân

Thời gian qua 'tín dụng đen' với với mức lãi suất cao, các phương thức đòi nợ không tuân theo luật pháp khiến nhiều gia đình khốn đốn. Giải pháp ngăn chặn tình trạng này là cần phát triển thị trường tín dụng tiêu dùng và các tổ chức tài chính vi mô (TCVM), tăng cơ hội tiếp cận vốn cho người dân.

Tổ chức Tài chính vi mô đẩy mạnh cho vay vốn tín dụng, ngăn chặn 'tín dụng đen'

Tiếp tục thực hiện tốt sứ mệnh của Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của nhân dân, đặc biệt đối tượng hộ gia đình phụ nữ kinh tế còn thấp, tránh lâm vào tình trạng vay 'tín dụng đen'. Trong nhiều năm Tổ chức TCVM Thanh Hóa đã cung cấp vốn vay đến tận tay người nhận, đúng người, đúng việc. Đồng thời dịch vụ, đối tượng vay vốn của tổ chức tiếp tục được mở rộng nhằm khích lệ các hộ phụ nữ, hộ cựu chiến binh, gia đình chính sách chủ động vay vốn xóa nghèo, ổn định cuộc sống và vươn lên phát triển thành hộ gia đình có kinh tế ổn định, hoặc kinh doanh giỏi, doanh nghiệp siêu nhỏ.

Vai trò của cán bộ tinh thông nghiệp vụ trong việc mở rộng địa bàn vay vốn ở Tĩnh Gia

Nhằm thực hiện tốt sứ mệnh của mình, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã, đang đẩy mạnh hoạt động vì mục tiêu phát triển cộng đồng, cung cấp các dịch vụ tài chính và phi tài chính thân thiện, hiệu quả tới các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ tại Thanh Hóa, nhất là các đối tượng là phụ nữ và hộ gia đình chính sách.

Mở rộng khách hàng vay vốn tại huyện Nga Sơn

Tính đến hết quý I-2019, Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa đã mở rộng địa bàn hoạt động tại 236 xã/phường thuộc 18 huyện, thị xã, thành phố. Với mục đích tiếp tục giữ vững đối tượng khách hàng là các hộ phụ nữ kinh tế còn khó khăn, nhằm đồng hành cùng họ để phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên xóa nghèo bền vững và mở ra con đường làm giàu chính đáng. Một trong những địa bàn được Tổ chức TCVM Thanh Hóa chú trọng là các hộ phụ nữ nghèo huyện Nga Sơn, địa bàn từng xảy ra những vụ cho vay nặng lãi của các tổ chức 'tín dụng đen' trong cộng đồng dân cư.