Nỗ lực chống hạn, bảo vệ năng suất cây trồng cuối vụ xuân

Theo đánh giá của Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, lượng mưa năm nay ít hơn cùng kỳ năm trước và trung bình nhiều năm, khiến việc cấp nước tưới cho diện tích sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Ngành NN&PTNT đang tích cực chỉ đạo các địa phương tăng cường biện pháp chống hạn cho cây trồng để đảm bảo thắng lợi trong sản xuất vụ đông xuân 2022 - 2023, thúc đẩy sản xuất vụ mùa - hè thu, đồng thời sẵn sàng ứng phó với điều kiện thời tiết bất thuận và tình hình sâu bệnh hại.

Toàn tỉnh trồng gần 790 ha rừng trồng tập trung

Trong tháng 3, các cơ sở sản xuất cây giống trong tỉnh đã sản xuất được 1.515 nghìn cây giống, lũy kế trong 3 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã sản xuất được 11.240 nghìn cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2023 (đạt 70,2% kế hoạch).

Sản xuất giống cây, con chất lượng cao

Thành phố Hồ Chí Minh xác định ứng dụng khoa học và công nghệ có vai trò then chốt, là đòn bẩy trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi theo hướng bền vững. Đây là tiền đề quan trọng để thành phố xây dựng thành công trung tâm giống cây, con chất lượng cao của cả nước trong thời gian tới.

Vướng mắc giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm ở thành phố Hòa Bình

TP Hòa Bình là trung tâm hành chính, kinh tế của tỉnh, có nhiều dự án trong và ngoài ngân sách đang triển khai, song hầu hết bị chậm tiến độ do những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ, tái định cư.

Tổng thu nhập từ rừng ước đạt trên 83 tỷ đồng

Thời gian qua, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo các đơn vị chức năng theo dõi, quản lý tốt 356 cây trội các loại; 1,1 ha vườn cây đầu dòng; 2,4 ha vườn giống; 20 ha rừng giống chuyển hóa, các nguồn giống đều đảm bảo chất lượng cho thu hoạch vật liệu giống. Tính đến nay, toàn tỉnh đã sản xuất được 14,48 triệu cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2022. Trong tháng 5, các địa phương đã trồng được trên 710 ha rừng trồng tập trung và 125,31 nghìn cây phân tán. Lũy kế từ đầu năm đến nay trồng được trên 2.143 ha rừng trồng tập trung và 408,77 nghìn cây phân tán.

Cần Thơ: Gỡ khó cho trung tâm giống thủy sản sau 10 năm thành lập

Trung tâm giống thủy sản cấp 1 (hiện đã hợp nhất vào Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp, thuộc sở NN-PTNT TP.Cần Thơ) đang khẩn trương đưa vào hoạt động sản xuất ươm giống sau gần 9 năm thi công.

'Muốn giàu nuôi cá'

Cuối tháng 3, đầu tháng 4, tiết trời nắng ấm, nguồn nước dồi dào, là điều kiện thuận lợi để bà con nông dân trong tỉnh tập trung thả lứa cá mới. Nhằm bảo đảm sản lượng thủy sản đạt mục tiêu đề ra, ngành chức năng đang tích cực hướng dẫn người dân chuẩn bị tốt các điều kiện cho vụ nuôi mới theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập và phát triển bền vững.

Hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ hiện đại (kỳ 1)

Tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án

'Đầu tàu' xây dựng hợp tác xã điển hình

Trong số gần 300 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp toàn tỉnh Quảng Trị, HTX Thủy Ba Tây, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh là HTX nông nghiệp duy nhất vừa được vinh dự xét tặng Cờ thi đua của Chính phủ và cũng là 1 trong 5 HTX được tỉnh lựa chọn đủ điều kiện, năng lực tham gia Đề án 'Lựa chọn, hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới hiệu quả tại các địa phương trên cả nước giai đoạn 2021- 2025'. Quá trình xây dựng nên một HTX năng động, luôn giữ vị thế top đầu, bên cạnh sự đoàn kết, nỗ lực của tập thể có vai trò quan trọng của Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX Thủy Ba Tây Nguyễn Văn Lâm (sinh năm 1961). Ông Lâm được đánh giá là người đứng đầu có uy tín, quyết đoán, tư duy đổi mới, tạo đà phát triển mô hình kinh tế tập thể đáp ứng xu thế mới.

Triển khai các giải pháp ứng phó với rét đậm, rét hại trong sản xuất nông nghiệp

Sở NN&PTNT vừa ban hành Công văn số 351/SNN-TTBVTV về chủ động các giải pháp ứng phó với rét đậm, rét hại trong sản xuất nông nghiệp.

Hội Nông dân huyện Lạc Sơn: Đa dạng hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế

Phát triển đa dạng mô hình kinh tế, tạo điều kiện cho hội viên vay vốn, phối hợp cơ quan chuyên môn mở lớp đào tạo nghề, tập huấn, chuyển giao KHKT… là những giải pháp được Hội Nông dân (HND) huyện Lạc Sơn tích cực triển khai giúp hội viên phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD). Qua đó, nhiều hộ hội viên phát huy thế mạnh về trồng trọt, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Sản lượng cá thu hoạch ước đạt trên 9.200 tấn

Hiện, toàn tỉnh có tổng diện tích nuôi cá ao hồ nhỏ 2.700 ha và 4.700 lồng nuôi cá. Thời gian qua, các doanh nghiệp, HTX và người dân đầu tư nuôi cá ao hồ, nhất là nuôi cá lồng trên hồ Hòa Bình đã thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật và khuyến cáo của cơ quan chuyên môn nên cá sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế thấp nhất thiệt hại do môi trường. Trong tháng 11, sản lượng cá thu hoạch ước đạt 879 tấn, trong đó, sản lượng cá khai thác đạt 132 tấn, sản lượng cá nuôi 747 tấn. Lũy kế trong 11 tháng, sản lượng cá thu hoạch ước đạt 9.206 tấn.

Chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển KT-XH nông thôn, miền núi

Hoạt động khoa học công nghệ (KHCN) trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Tính trong 5 năm trở lại đây, vai trò của KHCN trong tỷ trọng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng từ 23,08% lên 30,24%; năng suất lao động tăng từ 5,25% lên 8,33%. KHCN và đổi mới sáng tạo từng bước trở thành động lực chính để tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy tối đa những lợi thế sẵn có của tỉnh.

Sức sống mới ở xã đặc biệt khó khăn Đoàn Kết

Đoàn Kết là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc, thường phải hứng chịu thiệt hại do thiên tai gây ra, vì vậy ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân. Song, từ nỗ lực vượt khó của hệ thống chính trị và mỗi gia đình, cùng sự trợ giúp của các cấp, ngành thông qua các chương trình, dự án đã giúp xã từng bước chuyển mình.

Xây dựng các chuỗi, cơ sở sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh

Hòa Bình có tiềm năng nuôi trồng thủy sản với trên 14.560 ha mặt nước ao, hồ, công trình thủy lợi, thủy điện. Trong tỉnh còn có các sông, suối lớn có thể nuôi cá lồng, bè hoặc tổ chức quản lý bảo vệ để tái tạo phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên. Những năm gần đây, các loại thủy sản của tỉnh đã được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh biết đến. Ngoài đối tượng chủ lực và những loại nuôi truyền thống là cá rô phi đơn tính, chép lai, trắm cỏ, cá trôi, mè, hiện nay, đối tượng nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao dần được đầu tư, cho thấy hiệu quả rõ nét.

Tạo sinh kế cho người dân ảnh hưởng thiên tai ở huyện Đà Bắc

Đợt mưa lũ tháng 10/2017, huyện Đà Bắc chịu ảnh hưởng lớn bởi lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đá xảy ra ở nhiều xã đặc biệt khó khăn, khiến cuộc sống, sản xuất gặp nhiều gian khó. Để góp phần giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, hỗ trợ khôi phục, phát triển sản xuất nông nghiệp, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản (GCT-VN&TS) Hòa Bình đã đề xuất và được Bộ KH&CN, Sở KH&CN giao cho đơn vị triển khai thực hiện dự án 'Ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển sản xuất nông nghiệp, tạo sinh kế cho người dân bị ảnh hưởng của thiên tai tại huyện Đà Bắc' (dự án).

Niềm vui được mùa lúa của nông dân Quảng Trị

Lần đầu tiên, năng suất trung bình lúa đông xuân, năm 2020-2021, của tỉnh Quảng Trị đạt hơn 60 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay. Lúa ít sâu bệnh, được mùa, được nắng và được giá đã mang lại niềm vui lớn cho người nông dân sau những tháng mùa đông thời tiết đầy nghiệt ngã, biến động của năm 2020.

Giống lúa mới đưa vào khảo nghiệm dự kiến cho năng suất từ 65 - 70 tạ/ha

Mô hình khảo nghiệm các giống lúa mới là QR1, ĐV108 và ĐD2 được Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi tỉnh đưa vào khảo nghiệm trên địa bàn hai xã thuộc huyện Hải Lăng sắp bước vào kỳ thu hoạch, dự kiến cho năng suất từ 65 - 70 tạ/ha. Mô hình được đơn vị tổ chức giới thiệu cho đại diện hợp tác xã các địa phương trong tỉnh tham quan thực tế vào chiều nay 20/4/2021 nhằm đề xuất đưa vào sản xuất trên diện rộng trong thời gian tới.

Phòng chống gian lận thương mại trong kinh doanh giống cây trồng

Cải tạo vườn tạp, lựa chọn giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao vào canh tác là chủ trương đúng trong chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm tạo cảnh quan môi trường khu dân cư và tăng hiệu quả kinh tế đất vườn. Phong trào làm vườn phát triển mạnh tạo cơ hội phát triển thị trường kinh doanh giống cây. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định

Trung tâm Giống nông nghiệp đảm bảo cung ứng đầu ra về cây, con giống chất lượng

Chính thức ra mắt vào đầu năm 2020, Trung tâm Giống nông nghiệp (GNN) tỉnh thành lập trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Giống cây trồng và Trung tâm Giống vật nuôi trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT). Theo đó, nhiệm vụ của đơn vị là nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất, chịu trách nhiệm về lĩnh vực giống cây trồng, nuôi giữ đàn giống gốc, nghiên cứu, khảo nghiệm tuyển chọn các loại giống vật nuôi mới (gia súc, gia cầm, thủy sản…) để cung ứng giống cây trồng, vật nuôi mới có chất lượng tốt nhất đến bà con nông dân.

Gio Linh: Nỗ lực để vụ lúa đông xuân được mùa toàn diện

Vụ đông xuân 2020-2021, toàn huyện Gio Linh gieo trồng được hơn 4.700 ha lúa. Những ngày này, nông dân khắp các vùng miền ở huyện Gio Linh tích cực ra đồng chăm sóc lúa, hướng tới vụ đông xuân được mùa toàn diện.

Hiệu quả thực hiện nghị quyết về xây dựng cánh đồng lớn ở Triệu Phong

Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 28/4/2016 của Huyện ủy Triệu Phong (khóa XIX) 'Về xây dựng cánh đồng lớn, phát triển trang trại, gia trại giai đoạn 2016 - 2020', 5 năm qua, với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, huyện Triệu Phong đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng quy hoạch xây dựng cánh đồng lớn, phát triển trang trại, gia trại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đây được coi là giải pháp quan trọng trong tái cơ cấu nông nghiệp ở Triệu Phong những năm gần đây.

Lũ đi qua gửi phù sa ở lại

Khi nắng hửng lên sau những trận lũ chồng lũ và dai dẳng mưa dầm, người nông dân Quảng Trị lại vác cuốc ra đồng, xới lớp bùn non lấp dày để gieo hạt cho mùa tới, với tâm thế 'còn da lông mọc, còn chồi nảy cây'. Người Quảng Trị vốn có niềm lạc quan, càng gian khó càng không chùn lòng. Bão lũ đi qua sẽ gửi phù sa ở lại để cho những mùa màng tốt tươi.

Cam Lộ đổi mới hình thức tổ chức sản xuất các hợp tác xã nông nghiệp

Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thộn mới, những năm qua, huyện Cam Lộ chú trọng đổi mới hình thức tổ chức sản xuất các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp thông qua liên kết sản xuất hàng hóa chủ lực, nâng cao chuỗi giá trị nông sản. Đến nay, hầu hết các sản phẩm nông sản chủ lực trên địa bàn huyện đều gắn sản xuất với chế biến, thúc đẩy việc thay đổi căn bản tập quán sản xuất nông nghiệp theo lối tiểu nông sang sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hướng đi linh hoạt của một hợp tác xã kiểu mới

Sau khi chuyển đổi hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 2012, Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Quỹ (gọi tắt là HTX Văn Quỹ) ở xã Hải Phong (huyện Hải Lăng) đã có sự đổi mới về phương thức hoạt động. Không chỉ đảm nhận các khâu dịch vụ cơ bản, HTX còn mở thêm một số dịch vụ mới, làm tốt vai trò 'bà đỡ' cho các hộ nông dân liên kết với nhau để chuyển từ sản xuất nhỏ manh mún phát triển thành sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, hiệu quả cao.

Đảm bảo đủ lúa giống, vấn đề cấp bách trong sản xuất vụ đông xuân

Trong tháng 10 vừa qua, địa bàn tỉnh Quảng Trị có lượng mưa rất lớn với cường suất cao trên diện rộng trong thời gian ngắn, phổ biến ở mức từ 1.600 mm- 2.600 mm. Mưa đặc biệt lớn đã xuất hiện hầu hết các vùng, nhất là khu vực miền núi làm lũ ở hầu hết các sông lên rất nhanh làm ngập lụt diện rộng tại các địa phương. Đặc biệt đã xuất hiện đỉnh lũ vượt lũ lịch sử trên tất cả các lưu vực sông (có 4 đợt lũ chồng lũ nối tiếp nhau), gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, trong đó thiệt hại về sản xuất nông nghiệp và hạ tầng thủy lợi là rất lớn.

Tập trung giúp người dân vùng lũ sấy lúa

Trận mưa lũ lớn trong những ngày qua đã gây thiệt hại nặng nề, làm ảnh hưởng lớn đến tài sản, tính mạng và sản xuất nông nghiệp, trong đó có hàng ngàn tấn lúa khô của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bị hư hỏng nặng. Trước thực trạng đó, Trung tâm Giống cây trồng - vật nuôi Quảng Trị đã dồn sức và huy động nhân lực đưa các lò sấy lúa vào hoạt động giúp người dân vùng lũ.

Tạo động lực cho ngành nông nghiệp phát triển

Để tiếp tục thực hiện thành công đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thời gian qua, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tiếp tục phối hợp xây dựng các đề án trình Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh nhằm ban hành các chính sách để tạo động lực cho phát triển ngành nông nghiệp.

Đồng Văn vận dụng cơ chế, chính sách vào cuộc sống

Trong nhiệm kỳ qua, cùng với chính sách của tỉnh về phát triển du lịch, nông nghiệp hàng hóa, huyện Đồng Văn có cơ chế hỗ trợ và vận dụng linh hoạt các chính sách của tỉnh phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Triển vọng phát triển giống bò lai 3B

Với mục tiêu cải tạo đàn bò của tỉnh, mở hướng phát triển chăn nuôi gia súc, năm 2018, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản bắt đầu thực hiện đề tài khoa học 'Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của bò lai (bò đực BBB lai với bò cái lai Sind) nuôi tại tỉnh Hòa Bình''. Đến nay, thế hệ F1 của giống bò lai thể hiện khả năng sinh trưởng, phát triển tốt.

Ứng dụng giống lúa mới trong sản xuất nông nghiệp thông minh

Với sự hỗ trợ của Dự án 'Cải thiện nông nghiệp có tưới', Quảng Trị được tham gia hợp phần 3 là 'Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu' (CSA). Qua 12 vụ triển khai, những ứng dụng tiến bộ kỹ thuật theo các mô hình của dự án đưa ra đã khẳng định được tính hiệu quả và nông dân hưởng lợi bắt đầu thích ứng để nhân rộng. Đối với cây lúa, ngoài các biện pháp kỹ thuật về làm đất, bón phân, chăm sóc thì giống mới cũng được dự án quan tâm đầu tư nhằm chọn ra những giống tối ưu phù hợp với đồng đất Quảng Trị và được thị trường ưa chuộng.

Toàn tỉnh trồng trên 1.800 ha rừng tập trung

Năm 2020, toàn tỉnh có kế hoạch trồng 5.650 ha rừng tập trung. Đến đầu tháng 4, các huyện, thành phố đã trồng mới trên 1.800 ha rừng tập trung, đạt 32% kế hoạch. Các huyện có tiến độ trồng rừng nhanh như: Lạc Thủy trồng 410 ha, Đà Bắc 350 ha; Kim Bôi trên 240 ha, Lương Sơn gần 160 ha, Yên Thủy 250 ha, Tân Lạc trên 150 ha…

254 cơ sở kinh doanh ký cam kết bán hàng theo đúng quy định

Thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát thị trường trong đợt phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra (COVID-19), từ ngày 3-2 đến nay, lực lượng QLTT trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh và các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu phục vụ đời sống người dân. Theo đó, toàn ngành đã tiến hành kiểm tra 132 cơ sở, vụ việc.

Giải nhất vườn mẫu huyện Kỳ Anh: Thiếu vốn có thể vay, thiếu kỹ thuật dễ phá sản!

Dày công nghiên cứu và du nhập thành công nhiều loại cây ăn quả mới có giá trị kinh tế vượt trội, ông Nguyễn Đình Phượng (thôn Nam Sơn, xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã xây dựng nên khu vườn tiền tỷ, vừa giành giải nhất cuộc thi khu dân cư NTM kiểu mẫu, vườn mẫu của huyện (tháng 1/2020).