Không khoan nhượng trong 'cuộc chiến' phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

ĐBP - Ngày 1/2/2013, Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 162-QĐ/TW thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư làm trưởng ban chỉ đạo. Nhất quán tư tưởng, hành động của Đảng về phòng chống tham nhũng (PCTN), những năm qua, công tác đấu tranh PCTN, tiêu cực trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, toàn diện, có bước tiến mạnh, để lại dấu ấn tốt, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao… từ đó, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa

ĐBP - Hiện nay, hoạt động vận tải đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu là tự phát, phục vụ nhu cầu đi lại, sản xuất của người dân. Cùng với đó ý thức chấp hành quy định của Nhà nước về quản lý và điều khiển phương tiện còn hạn chế nên tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy (ATGTĐT).

Nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện

ĐBP - Với hơn 10ha mặt nước, là tiềm năng, lợi thế để phát triển thủy sản, thời gian qua, nghề nuôi cá lồng trên sông Đà đã mở ra cơ hội mang lại thu nhập đáng kể cho người dân trên địa bàn xã Tủa Thàng (huyện Tủa Chùa).

Trên sóng nước Tủa Thàng

1. Chiếc thuyền sắt động cơ hơn 20 mã lực cắt một đường vòng cung rời bến Huổi Trẳng tiến ra giữa sông Đà. Phía sau, từng luồng sóng vỗ ì oạp vào những lồng bè nuôi cá của người dân Tủa Thàng. Trên bến, mấy chiếc xe tải chở vật liệu nối nhau xuống 'ăn hàng' từ một chiếc tàu chở cát xây dựng.

Bảo vệ rừng từ mô hình sinh kế dưới tán rừng

ĐBP - Nhằm tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho nhiều hộ nông dân, đồng thời góp phần bảo vệ rừng bền vững, từ năm 2019 đến nay huyện Tủa Chùa triển khai 2 dự án liên kết. Một là dự án 'Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây sa nhân xanh' với quy mô 16,9ha do Công ty TNHH Giống Lâm nghiệp Tây Bắc tỉnh Ðiện Biên chủ trì thực hiện, thu hút 99 hộ tham gia trên địa bàn các xã: Tủa Thàng, Mường Ðun, Tả Phìn. Dự án thứ hai là 'Sản xuất và tiêu thụ mắc ca' quy mô liên kết 18ha tại 2 xã Mường Ðun, Mường Báng do Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tuấn Thịnh Ðiện Biên thực hiện.

Mười năm trở lại Tủa Thàng

Thấm thoắt đã mười năm nay tôi mới có dịp trở lại Tủa Thàng - mảnh đất giàu truyền thống cách mạng nơi cực Tây Bắc Tổ quốc.

Khai thác lợi thế bên sông

ĐBP - Những tháng cuối năm là thời điểm đẹp nhất trên lòng hồ sông Ðà. Mực nước dâng cao, trong vắt, soi bóng những dãy núi đá vôi trùng điệp. Ðây cũng là khoảng thời gian người dân thôn Huổi Trẳng, xã Tủa Thàng (huyện Tủa Chùa) có thu nhập cao nhất trong năm nhờ mưu sinh từ sông nước. Từ ngày di vén, tái định cư đến nơi ở cao hơn để phục vụ công trình thủy điện quốc gia, thay vì quanh năm 'bán mặt cho đất, bán lưng cho trời' trên các mảnh nương dốc đứng, thì nay gần như mọi hoạt động sản xuất tạo thu nhập của người dân Huổi Trẳng đều thực hiện trên lòng hồ sông Ðà.

Tủa Chùa chưa khai thác tốt tiềm năng thủy sản

ĐBP - Huyện Tủa Chùa có 770ha mặt nước có lợi thế nuôi thả thủy sản, tập trung tại các xã thuộc vùng ngập lòng hồ Thủy điện Sơn La gồm: Tủa Thàng, Huổi Só, Sín Chải, Mường Ðun. Sản lượng thủy sản năm 2020 đạt 124,4 tấn (sản lượng nuôi trồng 79,7 tấn; khai thác đánh bắt đạt 44,7 tấn).

Xây dựng nông thôn mới ở Tủa Chùa gặp nhiều khó khăn

ĐBP - Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), do xuất phát điểm thấp, nguồn kinh phí chưa đáp ứng nhu cầu vốn nên kết quả xây dựng NTM trên địa bàn huyện Tủa Chùa chưa đạt như dự kiến. Ðến nay, huyện chưa có xã nào đạt chuẩn NTM.