Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng từ 62,5 tuổi năm 1989 lên 74,7 tuổi vào năm 2022, cao hơn tuổi thọ bình quân của thế giới (72 tuổi).
Từ năm 2011, Việt Nam bước vào giai đoạn già hóa dân số và dự báo sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2035. Để chủ động thích ứng với vấn đề già hóa dân số, ngành Y tế đã từng bước đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại các cơ sở y tế cũng như tại cộng đồng.
Hàn Quốc đang phải đối mặt với thách thức đáng kể trong ngành giáo dục khi cứ 5 trường tiểu học thì có một trường phải vật lộn với tình trạng số lượng học sinh ngày càng giảm, hậu quả trực tiếp của tỷ lệ sinh thấp kéo dài ở nước này.
Dự báo thời kỳ dân số vàng của Việt Nam sẽ kéo dài khoảng 10 năm nữa, trong giai đoạn này cần phải có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động để đưa đất nước phát triển như cách mà các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc đã làm. Nếu bỏ qua thời cơ này, đất nước sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp.
'Hiện chúng ta có 400 ngàn người cao tuổi làm kinh tế giỏi, hơn 200 ngàn chủ doanh nghiệp là người cao tuổi'.
Ngoài thưởng tiền cho phụ nữ sinh con thứ 2, theo chuyên gia nên có các quy định hỗ trợ tạo điều kiện tốt nhất trong chăm sóc, nuôi dạy trẻ như miễn giảm học phí, viện phí, gia tăng các dịch vụ khám và chăm sóc sức khỏe cho trẻ...
Sáng 9-11, tại Hà Nội, Viện Dân số, gia đình và trẻ em (IPFCS), Trung tâm Trẻ em và Phát triển (CCD) đã tổ chức khai giảng Chương trình đào tạo 'Chuyên viên tư vấn học đường về giới - an toàn thân thể và tình dục'.
Mỗi năm, nước ta có khoảng 1,5 triệu người đăng ký kết hôn và chất lượng giống nòi là vấn đề liên quan rất lớn đến sức khỏe sinh sản của các cặp đôi bước vào đời sống vợ chồng
Ngày 9/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Nghị quyết số 124/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2023. Theo đó, Chính phủ đã giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương nghiên cứu trình Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền giải quyết trợ cấp xã hội, hưu trí xã hội đối với người từ 75 đến 80 tuổi; nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi.
Khi số người cao tuổi tăng lên với tốc độ nhanh, gánh nặng đè lên vai những người chăm sóc, đặc biệt là con, cháu, lại càng nhiều. Chuẩn bị sẵn sàng để già hóa thành công là điều cần tính toán.
Việt Nam lọt vào 'Câu lạc bộ 15 nước đông dân nhất thế giới' khi đạt mốc 100 triệu dân, trở thành cường quốc về dân số theo cả quy mô và thứ bậc. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cũng rất lớn khi nước ta đang có tỷ lệ già hóa dân số nhanh, chênh lệch mức sinh giữa các vùng - miền, đặc biệt là tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh rất nghiêm trọng.
Có thể ví von, các bệnh mạn tính không lây là 'sát thủ' thầm lặng của sức khỏe.
Thông qua nhiều dự án, các đối tác Việt - Mỹ đã cùng phối hợp hành động hướng đến giải quyết những thách thức về ô nhiễm không khí, nguồn nước và rác thải nhựa.
Ngày 21-6, Hội thảo quốc tế 'Sáng kiến địa phương - Hợp tác và Phát triển vì Môi trường Việt Nam' đã diễn ra tại Đà Nẵng với sự tham gia của 120 đại biểu trong nước và quốc tế. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Chương trình Sáng kiến địa phương do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, được Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng phối hợp Trung tâm Nghiên cứu môi trường và cộng đồng, Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh, Trung tâm Sống và Học tập vì môi trường và cộng đồng cùng Viện Dân số, sức khỏe và phát triển tổ chức.
Ngày 21-6, tại Đà Nẵng diễn ra Hội thảo quốc tế 'Sáng kiến địa phương - Hợp tác và Phát triển vì Môi trường Việt Nam' với sự tham gia của 120 đại biểu trong và ngoài nước.
Việt Nam đạt mốc 100 triệu dân, với cơ cấu dân số trẻ, sẽ có cơ hội vàng để tận dụng nguồn nhân lực này nhưng cũng là thách thức trong quản lý.
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm gần đây, từ 65,2 tuổi (1989) lên 73,6 tuổi (2019), dự báo đến năm 2030 số người cao tuổi ở Việt Nam chiếm khoảng 17% và đến năm 2050 là 25% dân số.
Tuổi thọ bình quân của Việt Nam những năm gần đây tăng lên, nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh chỉ đạt 64 tuổi. Trung bình một người cao tuổi hiện phải 'chung sống' với 3 bệnh lý phối hợp.
Hiện nay, cả nước có 21 tỉnh/thành có mức sinh thấp. Trong đó, đáng chú ý, xu hướng không muốn hoặc sinh rất ít con đã xuất hiện ở một số đô thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển. Một số tỉnh/thành phố tại vùng Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung mức sinh xuống thấp đáng báo động.
Nghị quyết 21-NQ/TW là bước ngoặt của chính sách dân số hay nói cách khác là một cuộc cách mạng về chính sách dân số ở Việt Nam. Do đó, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân để đưa Nghị quyết này tiếp tục đi sâu vào thực tiễn cuộc sống.
Ngày 3/6, tại xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang), Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Viện Dân số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) phối hợp các sở, ban, ngành tỉnh An Giang tổ chức lễ khánh thành và bàn giao hệ thống nước uống học đường cho Trường Mẫu giáo Hòa lạc.