Nhằm thúc đẩy hoạt động XNK qua địa bàn, TP.Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho DN, đồng thời ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng, góp phần đưa KKT Cửa khẩu Móng Cái sớm trở thành trung tâm kinh tế thương mại cửa khẩu, công nghiệp, cảng biển, logistics, dịch vụ tổng hợp của tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm.
Nhiều năm nay, người dân hai xã đảo Vĩnh Thực, Vĩnh Trung, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn mong mỏi có được tuyến phà hoặc cây cầu vượt biển để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng an ninh.
Ngày 4/3, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Móng Cái về kết quả công tác năm 2023 và 2 tháng đầu năm 2024, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh yêu cầu TP. Móng Cái cần tập trung phát triển Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái thành khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, trung tâm kinh tế thương mại cửa khẩu.
TP Móng Cái cần tập trung phát triển Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái thành khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, trung tâm kinh tế thương mại cửa khẩu, dịch vụ tổng hợp của Quảng Ninh và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đang nỗ lực giải quyết bài toán thiếu đất đắp cho dự án đường nối cao tốc Vân Đồn - Móng Cái với cảng Vạn Ninh để dự án sớm về đích.
Quảng Ninh dự kiến đưa nhiều công trình giao thông trọng điểm vào khai thác trong năm 2024, góp phần đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Cán bộ, công nhân thi công một số công trình giao thông động lực của tỉnh Quảng Ninh đã làm việc cả trong dịp Tết để phấn đấu 'về đích' đúng tiến độ trong năm 2024.
Năm 2024, Quảng Ninh dự kiến sẽ đưa thêm nhiều công trình giao thông vào khai thác. Đây là các công trình trọng điểm góp phần đồng bộ, hình thành hệ thống hạ tầng giao thông kết nối hiện đại, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có nhiều dự án giao thông trọng điểm đang bị chậm tiến độ, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2023 trong bối cảnh nhiều khó khăn, song lãnh đạo Quảng Ninh đã tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, xây dựng chương trình, kế hoạch, kịch bản tăng trưởng kinh tế để thực hiện thành công các nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 128/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và chủ đề công tác năm 'Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống nhân dân'.
Năm 2023, Quảng Ninh tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng trong thực hiện 3 đột phá chiến lược (hoàn thiện hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển nguồn nhân lực). Đó là động lực quan trọng để Quảng Ninh tiếp tục bứt phá trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
Thời gian qua, Quảng Ninh đã luôn tích cực đầu tư các nguồn lực để phát triển kinh tế biển. Qua đó, sớm hiện thực hóa mực tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ trung chuyển của khu vực Đông Nam Á, một động lực phát triển của vùng và cả nước với hệ thống cảng biển nước sâu đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển kinh tế, chuỗi khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - ven biển...
Trên quan điểm xã hội hóa nguồn lực đầu tư các cảng, tỉnh Quảng Ninh đã huy động được nhiều nhà đầu tư đến đầu tư xây dựng, phát triển dịch vụ sau cảng.
Tại Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và Vân Nam (Trung Quốc) lần thứ X, TP. Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh mong muốn tăng cường mở rộng liên kết, hợp tác với các địa phương.
Phiên thảo luận chuyên đề về đầu tư, thương mại Hội nghị Hợp tác hành lang kinh tế Việt – Trung lần thứ X, các đại biểu 2 bên đều khẳng định, dư địa hợp tác giữa các tỉnh, thành còn rất lớn và cùng nhau thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa.
Để mối quan hệ hợp tác ngày càng phát triển, việc tối ưu hóa môi trường kinh doanh và thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại giữa các tỉnh, thành phố trong hành lang kinh tế Việt - Trung là rất quan trọng. Do đó, hai bên cần nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, đồng thời khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp có năng lực.
Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông liên kết vùng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư, thay đổi diện mạo đô thị, giúp Quảng Ninh kéo gần khoảng cách với các địa phương lân cận.
Quảng Ninh đang hướng trở thành trung tâm logistics, dịch vụ thương mại, đầu mối xuất nhập khẩu quan trọng trên hành lang kinh tế và vành đai kinh tế ven biển Bắc Bộ trong tương lai gần.
Mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 của Quảng Ninh đến ngày 31/8 đạt 50% kế hoạch không thành. Như vậy, áp lực giải ngân trong những tháng còn lại của năm rất lớn, với nhiều khó khăn, vướng mắc cần giải quyết kịp thời, dứt điểm.
Trong quá trình xây dựng, phát triển, nhất là trong khoảng 10 năm trở lại đây, Quảng Ninh luôn được Trung ương xác định là tỉnh có vị trí trọng yếu về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Xác định được điều này, tỉnh chưa khi nào sớm hài lòng với những kết quả đạt được mà không ngừng nhận diện những hạn chế, thách thức để có kế hoạch, mục tiêu phát triển mới. Trong đó, có phát triển đột phá, đồng bộ hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông chiến lược.
Theo thông tin Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh vừa công bố, tính đến ngày 8/8/2023, tỉnh giải ngân được gần 4.300 tỷ đồng, đạt 31% so với kế hoạch giao đầu năm, thấp nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây.
Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tiếp tục xác định 3 đột phá chiến lược: Đầu tư hoàn thiện hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, lâu dài trong phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay ngày càng đạt nhiều kết quả nổi bật, góp phần quan trọng đưa Quảng Ninh phát triển toàn diện, bền vững.
Thời gian qua, Quảng Ninh đã luôn tích cực đầu tư các nguồn lực để phát triển kinh tế biển. Qua đó, sớm đưa Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ trung chuyển của khu vực Đông Nam Á, một động lực phát triển của vùng và cả nước với hệ thống cảng biển nước sâu đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển kinh tế chuỗi khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - ven biển...
Quảng Ninh có 250km bờ biển kéo dài với trên 6.000km2 diện tích mặt biển, nhiều cảng nước sâu ít bồi lắng. Tỉnh còn nằm trong khu hợp tác 'Hai hành lang, một vành đai kinh tế', là cửa ngõ kết nối ASEAN với Trung Quốc, với hệ thống hạ tầng giao thông, như cảng biển, đường cao tốc, sân bay cùng nhiều cửa khẩu, lối mở, đã tạo cho Quảng Ninh có nhiều tiềm năng, cơ hội để phát triển dịch vụ logistics.