Kiệt quệ sau dịch COVID-19, những doanh nghiệp làm du lịch ở Quảng Ninh cố gắng gượng dậy khi trên mình vẫn đang mang những 'vết thương' chưa kịp lành. Bão Yagi một lần nữa hạ gục họ bằng cú 'knock-out', nhấn chìm hàng loạt tàu thuyền, thổi bay hàng quán, điểm tham quan cũng tan hoang theo bão.
Từ ngày 16/9, bến cảng cao cấp Ao Tiên (Quảng Ninh) miễn phí vé hành khách qua cảng đối với người dân, cán bộ, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang công tác tại huyện đảo Cô Tô và 5 xã đảo thuộc huyện Vân Đồn.
Nhằm chung tay cùng người dân khắc phục thiệt hại của cơn bão số 3, bến cảng cao cấp Ao Tiên, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh miễn phí vé hành khách qua cảng.
Hạ tầng giao thông đồng bộ không chỉ giúp Quảng Ninh trở thành một địa phương phát triển kinh tế - xã hội, mà còn thiết thực xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng - an ninh ngày càng vững chắc.
Việc miễn phí qua cảng ra đảo Cô Tô và 5 xã đảo của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, sẽ kéo dài đến hết năm 2024 nhằm hỗ trợ người dân các địa phương vượt qua khó khăn do bão số 3.
Hai ngày đầu của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, Quảng Ninh đã đón khoảng 289.000 lượt khách và hiện các điểm du lịch ở Quảng Ninh đều nườm nượp du khách.
Trong hai ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (31/8 và 1/9), tổng khách du lịch đến các điểm tham quan, du lịch của các địa phương trên toàn tỉnh ước đạt 289.000 lượt. Trong đó, khách lưu trú ước đạt 110.000 lượt; khách quốc tế 15.000 lượt; tổng thu du lịch ước đạt 652 tỷ đồng.
Tổng doanh thu dịch vụ cảng biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần 15.000 tỷ đồng, tăng bình quân 17,4%/năm; tỷ trọng đóng góp của dịch vụ cảng biển đạt khoảng 0,49% trong GRDP của tỉnh.
Trước diễn biến của bão số 2 (Bão Prapiroon), các địa phương của tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức di chuyển khách về đất liền đảm bảo an toàn. Hiện còn hơn 3000 du khách ở lại trên các tuyến đảo của Quảng Ninh.
Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã huy động tối đa các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ để tạo liên kết vùng, liên vùng, tạo đột phá mới để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh ngày càng vững chắc.
Với việc đầu tư hạ tầng giao thông kết nối vùng, liên vùng, tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để đưa tiềm năng logistics thành mũi nhọn của nền kinh tế.
Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ giảm 50% lượng rác thải nhựa tại các xã đảo trên địa bàn, tiến tới năm 2030 sẽ xóa rác thải nhựa ở các xã này.
Bên cạnh công tác tuyên truyền, lực lượng CSGT Quảng Ninh đã tăng cường phối hợp, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm giao thông trên các tuyến đường thủy.
Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút gần 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 10 dự án hạ tầng và dịch vụ cảng biển.
Để tàu thuyền có thể cập bến Quan Lạn, Quảng Ninh ngay cả khi thủy triều cạn, huyện Vân Đồn đã họp bàn đưa ra các giải pháp giải quyết tình trạng này.
Huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là KKT với định hướng phát triển là trung tâm du lịch biển - đảo cao cấp dựa trên nền tảng tiềm năng thế mạnh là thiên nhiên tươi đẹp của Vịnh Bái Tử Long với hơn 600 hòn đảo lớn, nhỏ đan xen. Từ một vùng có hạ tầng dịch vụ du lịch thấp kém, đến nay Vân Đồn từng bước khẳng định là điểm đến du lịch hấp dẫn với đa dạng các sản phẩm, dịch vụ đẳng cấp.
Thời gian qua, Quảng Ninh đã luôn tích cực đầu tư các nguồn lực để phát triển kinh tế biển. Qua đó, sớm hiện thực hóa mực tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ trung chuyển của khu vực Đông Nam Á, một động lực phát triển của vùng và cả nước với hệ thống cảng biển nước sâu đồng bộ, hiện đại gắn với phát triển kinh tế, chuỗi khu kinh tế, khu công nghiệp, đô thị biển - ven biển...
Những thắng cảnh trời ban cùng với nỗ lực của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh trong việc đầu tư phát triển ngành công nghiệp không khói theo hướng bền vững, thương hiệu du lịch Quảng Ninh đang dần khẳng định mình trên bản đồ du lịch thế giới.
Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 1279/QĐ-TTg ban hành kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kế hoạch nhằm xác định nội dung trọng tâm, tiến độ và nguồn lực thực hiện các chương trình, dự án; xây dựng các chính sách, giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực thực hiện Quy hoạch tỉnh.
Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông liên kết vùng là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút đầu tư, thay đổi diện mạo đô thị, giúp Quảng Ninh kéo gần khoảng cách với các địa phương lân cận.
Quảng Ninh hiện sở hữu nhiều dự án, công trình giao thông trọng điểm được đầu tư bằng nguồn ngoài ngân sách, đã góp phần cho địa phương liên tục tăng trưởng.
Quảng Ninh sở hữu nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Khai thác lợi thế đó, tỉnh đã và đang từng bước đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, bền vững, trung tâm du lịch kết nối khu vực và quốc tế, trọng điểm du lịch hàng đầu của quốc gia.
8 tháng đầu năm 2023 Quảng Ninh đã đón 12,06 triệu lượt du khách, gấp 1,47 lần cùng kỳ năm 2022. Trong đó, khách quốc tế đạt 875.000 lượt. Tổng doanh thu du lịch đạt gần 24.000 tỷ đồng, gấp 1,6 lần cùng kỳ năm 2022...
7 tháng đầu năm 2023, Quảng Ninh đón gần 11 triệu lượt khách du lịch, bằng 72% kế hoạch năm, tổng doanh thu đạt trên 20.000 tỷ đồng... Đây là những con số ấn tượng cho thấy sự phục hồi và khởi sắc của du lịch Quảng Ninh, khẳng định hiệu quả trong chiến lược thúc đẩy phát triển ngành kinh tế xanh, trong đó hạ tầng giao thông đồng bộ đóng vai trò quan trọng.
Trong quá trình xây dựng, phát triển, nhất là trong khoảng 10 năm trở lại đây, Quảng Ninh luôn được Trung ương xác định là tỉnh có vị trí trọng yếu về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Xác định được điều này, tỉnh chưa khi nào sớm hài lòng với những kết quả đạt được mà không ngừng nhận diện những hạn chế, thách thức để có kế hoạch, mục tiêu phát triển mới. Trong đó, có phát triển đột phá, đồng bộ hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông chiến lược.
Là một trong 3 đột phá chiến lược được xác định trong Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh, đầu tư hoàn thiện hạ tầng luôn được Quảng Ninh ưu tiên thực hiện, tạo nên sự đồng bộ, hiện đại; đây chính là động lực để thu hút đầu tư và thúc đẩy các thế mạnh của địa phương ngày càng phát triển.
Đề án 'Xây dựng cơ chế, chính sách thí điểm phát triển Khu kinh tế Vân Đồn' được Chính phủ giao tỉnh Quảng Ninh chủ trì phối hợp với các bộ, ngành triển khai thực hiện.
Tối 17/7, Hải đội 2 Biên phòng, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh đã bắn pháo sáng hàng loạt để kêu gọi tàu, thuyền vào nơi tránh, trú bão số 1.
Để đảm bảo công tác phòng tránh sự ảnh hưởng của cơn bão số 1 Talim, nhiều bến cảng ở Quảng Ninh thông báo tạm dừng hoạt động đưa đón du khách tham quan các đảo.
Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tiếp tục xác định 3 đột phá chiến lược: Đầu tư hoàn thiện hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, lâu dài trong phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay ngày càng đạt nhiều kết quả nổi bật, góp phần quan trọng đưa Quảng Ninh phát triển toàn diện, bền vững.
Những năm gần đây, Quảng Ninh trở thành điểm sáng trong phát triển đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Qua đó, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Mùa hè năm nay, ngành Du lịch Quảng Ninh liên tục 'gặt trái ngọt' với lượng khách tăng cao. Từ khu vực biển đảo đến miền núi, có lẽ chưa bao giờ du lịch Quảng Ninh đứng trước những cơ hội và điều kiện thuận lợi như hiện nay. Đặc biệt, sự năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc làm mới sản phẩm và làm sản phẩm mới, cùng những chính sách kích cầu đa dạng, hấp dẫn đang là đòn bẩy giúp du lịch Quảng Ninh bứt phá tăng trưởng, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Khó có thể tìm thấy điểm đến nào ở miền Bắc có đường biển dài với hàng ngàn hòn đảo và cảnh quan thiên nhiên biển tuyệt mỹ của vịnh di sản như Quảng Ninh. Cũng vì vậy mà du lịch biển đảo từ lâu đã trở thành thế mạnh của tỉnh, khẳng định vị trí quan trọng trên bản đồ du lịch biển đảo của cả nước. Để tăng thêm lực đẩy cho loại hình du lịch này, Quảng Ninh đã tập trung thu hút đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất, đồng thời tung ra các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, bắt kịp xu hướng cho mùa du lịch cao điểm năm nay.
Ngành du lịch Quảng Ninh đang trên đà phục hồi. Song, để điểm đến Quảng Ninh tạo được nhiều cảm xúc hơn nữa trong lòng du khách thì cần phải giải được bài toán về phát triển sản phẩm.
Sau 3 năm thí điểm thành lập, BQL Khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh) đã chính thức dừng hoạt động.
Với lợi thế hơn 250km chiều dài đường bờ biển, hàng nghìn hòn đảo và 2 di sản Vịnh Hạ Long (Di sản thiên nhiên thế giới), Bái Tử Long (Di sản ASEAN), Quảng Ninh là địa phương có tiềm năng phát triển du lịch biển mạnh mẽ mà hiếm nơi nào ở miền Bắc có được. Cũng chính bởi vậy, du lịch biển đảo luôn được tỉnh xác định là động lực chính, quan trọng của nền kinh tế dịch vụ với hệ thống hạ tầng cảng biển ngày càng được đồng bộ, hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng.