Festival Huế 2022 là Festival đầu tiên được tổ chức theo định hướng bốn mùa, mà điểm nhấn là tuần lễ Festival văn hóa, nghệ thuật mang tầm quốc gia và quốc tế với chủ đề 'Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển' diễn ra từ ngày 25 đến ngày 30 tháng 6, kết hợp với một số chương trình, lễ hội đã tạo được thương hiệu tại các kỳ Festival Huế trước đây.
Di tích Hổ Quyền ở Trường Đá, phường Thủy Biều, thành phố Huế là một trong những công trình kiến trúc độc đáo chỉ riêng có ở Việt Nam. Được xây dựng dưới thời vua Minh Mạng, nơi đây là đấu trường của những cuộc tử chiến giữa voi và hổ.
Cồn Dã Viên và Cồn Hến nổi lên giữa dòng sông Hương thơ mộng được ví như 'Tả Thanh Long - Hữu Bạch Hổ' tạo thành yếu tố phong thủy tự nhiên của Kinh thành Huế.
Có lẽ, ít con vật nào lại được gọi bằng ông như con Hổ. Trong hàng 'thập nhị chi' có 12 con giáp, mấy ai gọi… Tý là ông chuột, Dậu là ông gà… bao giờ đâu? Nhưng duy nhất con Hổ được người Việt trân trọng gọi là ông Hổ, với nhiều danh xưng như: ông Ba Mươi, ông Cọp, ông Năm Dinh, ông Kễnh, ông Khái...
TTH - 'Huế mình vốn đẹp sẵn, chỉ cần sắp dọn lại chút thôi thì không đâu bằng…' - tôi vẫn nhớ và tâm đắc mãi với nhận xét này của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân trong một lần trò chuyện cùng ông…
TTH - Trải qua 1 năm với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của dịch COVID-19, song TP. Huế đã huy động nguồn lực thực hiện chương trình điều chỉnh địa giới gắn với chỉnh trang, xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Chiều 21/10, UBND TP. Huế tổ chức Lễ tiếp nhận kinh phí trồng cây xanh tại Cồn Dã Viên do Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) tài trợ. Tham dự có Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật; Giám đốc Vietinbank chi nhánh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Hà.
Bên cạnh sức hút từ quần thể di tích lịch sử đặc sắc của nhà Nguyễn, Cố đô Huế còn níu chân du khách phương xa bằng những bức tranh phong cảnh đẹp mê hồn.
Ở kinh thành Huế gần 200 năm qua có tồn tại một đấu trường được ví là 'Colosseum phiên bản Việt'. Đấu trường mang tên Hổ Quyền - Voi Ré.
TTH - Cồn Dã Viên là một dải đất nổi lên giữa sông Hương, phía bên phải Kinh thành Huế. Trước đây, cồn có lúc thuộc địa phận làng Phú Xuân, khi thì thuộc làng Dương Xuân, ngày nay thuộc phường Phường Đúc quản lý. Mặc dù chỉ là một cồn nhỏ nhưng nhờ sứ mệnh Hữu Bạch Hổ (cùng Tả Thanh Long - Cồn Hến) trong chức năng phong thủy của Kinh thành Huế mà nơi đây trở nên nổi tiếng.
Ngày 5/6, UBND TP Huế cho biết, trong 2 tháng nữa, việc chỉnh trang bờ Đông cồn Dã Viên trên sông Hương sẽ hoàn thành, đưa vào phục vụ cộng đồng.
Cồn Dã Viên - yếu tố phong thủy 'hữu bạch hổ' quan trọng bậc nhất của Kinh thành Huế xưa vừa được chính quyền địa phương quy hoạch đầu tư để trở thành một vườn 'Ngự uyển' như một thời.
Dã Viên là một cồn nổi trên sông Hương dường như bị 'bỏ quên' hàng chục năm qua, hiện đang được đẩy nhanh việc chỉnh trang theo hướng là công viên văn hóa đa năng để phục vụ cộng đồng với hệ thống cây xanh, đường nội bộ đi dạo, đạp xe cùng các điểm dừng chân ngắm cảnh lý thú…
Từ bao đời nay, hệ thống nhà vườn cổ là tài sản quý giá, góp phần tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của di sản kiến trúc, văn hóa Huế, trở thành điểm đến thu hút du khách mỗi lần đến Huế.
'Trải thảm đỏ' nghĩa là không chỉ lãnh đạo trên nói, chỉ đạo mà cán bộ phía dưới còn phải chung tay cùng làm, đồng hành và nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhân tài tìm về đầu tư.
Với tổng kinh phí trên 100 tỷ đồng, trong 2 năm 2019- 2020, không gian hai bờ sông Hương (HBSH) được chỉnh trang, nâng cấp nhằm tạo điểm nhấn cho không gian đô thị Huế, đồng thời tạo thêm địa điểm tham quan, vui chơi giải trí phục vụ người dân và du khách.
Nếu được quan tâm, cồn Dã Viên kết nối với công viên Dã Viên sẽ không chỉ góp phần chỉnh trang một mảng đô thị mà còn là một điểm đến thú vị và ý nghĩa của Huế…