Vì sao gọi là 'địa linh, nhân kiệt'?

Vùng đất Gò Công xưa, thị xã Gò Công giữ vai trò hạt nhân, nay là thành phố Gò Công, được xem là 'địa linh, nhân kiệt', đã trải qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử và đang khoác lên mình chiếc áo mới tinh tươm hơn.

Ngôi trường danh tiếng vùng Đất Tổ thu hút mọi góc nhìn

Sau hơn 40 năm phát triển, Trường THPT Chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) hiện có quy mô 51 lớp với 1.800 học sinh.

Xứ Thanh trong hồn sông dáng núi

Tự bao giờ, ai đã gieo vào lòng xứ Thanh hình hài dòng sông Mã, sông Chu, sông Lèn, sông Hoạt... thăm thẳm, mênh mang phù sa mà bồi đắp nên trù phú xóm làng, bờ bãi, dệt nên những vỉa tầng lịch sử - văn hóa ngàn năm? Ai đã tạc nên những dáng núi như nét chấm phá kiêu hùng, vạm vỡ mà không kém phần cuốn hút, bí ẩn. Để từ những hình sông dáng núi ấy mà gợi lên hình dung về lồng lộng đất trời quê Thanh, về vai trò, vị thế địa - chính trị, địa - văn hóa của mảnh đất 'địa linh nhân kiệt', 'vạn thuở vẫn anh hùng'.

Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11: Tự hào và trách nhiệm

Được biết đến là một 'miền di sản', là 'cái nôi' di sản văn hóa dân tộc, văn hóa xứ Thanh nổi bật với nhiều di sản văn hóa độc đáo, giá trị. Những di sản văn hóa ấy chính là món quà vô giá của các thế hệ cha ông gửi đến cho con cháu cùng niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm vun đắp, trao truyền.

Sức sống nơi biên cương đầu nguồn sông Mã

Ngược dòng sông Mã nước xiết, chúng tôi đến với miền Tây Thanh Hóa. Một vùng biên ải đất liền là nơi quần tụ sinh sống của cộng đồng các dân tộc như: Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú... đang dần vươn lên cùng nhịp phát triển của đất nước. Nơi đây, sau nhiều năm nỗ lực, Chính phủ Việt Nam và nước bạn Lào đã tôn tạo, tăng dày được 88 cột mốc biên giới trên 213,6km đường biên, đánh dấu chủ quyền của hai quốc gia...

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Dự Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh

Tối ngày 28/10, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tới dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963 - 2023).

Phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm năng động, toàn diện, trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển

Tối 28/10, tại Quảng trường 30/10 (phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long), trong Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963-30/10/2023), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nhấn mạnh, cần phát triển Quảng Ninh trở thành tỉnh kiểu mẫu giàu đẹp, văn minh, hiện đại; là một trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế, trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh

Tối 28/10, Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh (30/10/1963 – 30/10/2023) đã diễn ra tại Quảng trường 30/10, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Sức mạnh kết tinh từ giá trị văn hóa, con người

Danh xưng 'Quảng Ninh' được Bác Hồ gợi ý đặt tên vào năm 1963. Theo Bác, 'Quảng' là rộng lớn, 'Ninh' là yên vui, bền vững. Quảng Ninh là một vùng rộng lớn, yên vui, bền vững. 60 năm qua, Quảng Ninh đã định hình với các đặc trưng: Thiên nhiên tươi đẹp, Văn hóa đặc sắc, Xã hội văn minh, Hành chính minh bạch, Kinh tế phát triển, Nhân dân hạnh phúc. Nhân dân Quảng Ninh đã cùng nhau, chung đúc lên phẩm chất con người Quảng Ninh: Bản lĩnh, Tự cường, Kỷ cương, Đoàn kết, Nghĩa tình, Hào sảng, Sáng tạo, Văn minh. Đây thực sự trở thành sức mạnh, nguồn lực nội sinh, động lực để Quảng Ninh vươn tới những tầm cao mới.

Bài cuối: Lòng Dân đồng thuận, ủng hộ Đảng, Nhà nước - tài sản vô giá của cách mạng

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sảnChưa khi nào như bây giờ, khi chúng ta chủ động, tích cực bước ra thế giới, dân tộc đồng tâm chuẩn bị thực lực mạnh mẽ đủ sức vượt qua mọi chướng ngại trên con đường độc lập và phồn vinh, thì mối quan hệ máu thịt, sinh tử giữa Đảng với Nhân dân lại càng đòi hỏi chăm lo, vun đắp. Đoàn kết thống nhất là sức mạnh vô địch.

Nơi trái tim rộn ràng

Xem tấm bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương, dễ dàng nhận ra hình dạng của thành phố cùng tên, nằm giữa trung tâm, khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh trái tim.

Sông Mã - dòng sông văn hóa

Các nền văn minh đều bắt nguồn từ những dòng sông lớn. Ở nước ta, trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, các con sông lớn trên đất Việt thường gắn với một nền văn hóa, đó là: Văn minh sông Hồng, văn minh sông Mã, văn minh sông Cả, văn minh tiền sử lưu vực sông Đồng Nai...

Kỳ 2: Văn hóa Tràng An - biểu tượng nét đẹp kinh kỳ mãi trường tồn

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Cụm từ 'người Tràng An' ở đây có nghĩa là người kinh đô Thăng Long có lối sống rất tao nhã, thanh cao, văn minh, lịch sự. Đó chính là dấu ấn phong cách người Hà Nội được lưu giữ bền bỉ qua thời gian.

Giữ trọn lời thề cho Tây Nguyên xanh

'Có những cái chết mãi thành bất tử/Chiến công này lịch sử dấu còn ghi/Hào khí non sông chung đúc thật diệu kỳ/Tỏa rạng để vang lừng bốn bể'. Đất nước độc lập, thanh bình chính là thành quả to lớn của biết bao thế hệ cha ông đi trước đã quên thân mình, anh dũng hy sinh bảo vệ Tổ quốc. Để rồi, ngọn lửa của lòng yêu nước ấy lại tiếp tục được hun đúc, trao truyền cho thế hệ trẻ hôm nay như một sự nhắc nhớ phải biết trân quý hơn giá trị của hòa bình.

Chùa làng Dực Vi với đại hồng chung thời Gia Long

Chùa làng Dực Vi tên chữ là Lương Đống tự hiện nằm bên ngoài đê quai ở phía Tây thôn Dực Vi, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Theo tài liệu văn bia dựng năm Chính Hòa thứ 17 (1698) hiện còn lưu giữ tại tòa Tam bảo cho biết chùa Lương Đống được xây dựng từ lâu đời, trải qua các triều đại phong kiến nhiều lần được trùng tu sửa chữa và mở rộng quy mô.

Lê Đại Hành hoàng đế - chiến công ghi mãi ngàn năm

'Thường nghe các bậc đế vương thánh hiền nổi lên, ắt là do trời đất chung đúc phần ưu tú, núi sông tỏ rõ sự thiêng liêng, hòa khí tụ hội ứng kỳ mà sinh ra vậy'. Lời khắc trên văn bia tại đền thờ vua Lê Đại Hành cũng chính là sự đúc kết về nhân vật lịch sử lẫy lừng, mà những 'di sản' ông để lại đã góp phần mở ra kỷ nguyên mới trên hành trình xây dựng quốc gia Đại Việt huy hoàng.

Sử thi Việt Nam (Kỳ 33)

Trân trọng giới thiệu sách 'Sử thi Việt Nam' của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Thanh niên ấn hành 2017.

Những dấu tích vương triều

Những vương triều phong kiến Việt Nam đã khép lại sau tấm màn thời gian nhưng dấu tích để lại cho thế hệ sau hiểu biết hơn về lịch sử, quá khứ hào hùng của quê hương, đất nước. Trên mảnh đất xứ Thanh - nơi phát tích của 4 triều đại, những dấu tích vương triều không chỉ là niềm vinh dự, tự hào mà còn là bài học quý giá, răn dạy các thế hệ cháu con biết sống và cống hiến xứng đáng với nỗ lực, đóng góp của cha ông.

Vị bác sĩ dành tâm huyết theo đuổi những giá trị xưa cũ, ôm ấp ý tưởng khơi dậy làng nghề truyền thống của quê hương

Ngạn ngữ về đất Thăng Long Hà Nội có câu 'Nhất Mỗ, nhì La, thứ ba Canh, Cót', hay 'Mỗ, La, Canh, Cót – tứ danh hương' để nói về nghề truyền thống và nét đẹp văn hóa của làng Tây Mỗ (xã Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Thơ suy cảm và thơ duy lý

Xin quay lại một câu chuyện tưởng như rất cũ trong thơ, ấy là câu chuyện về hai yếu tố cơ bản làm nên chất liệu của thơ: cảm xúc và tư tưởng.

Độc đáo quả chuông thời Tây Sơn ở chùa Quang Phúc

Chùa Quang Phúc xưa thuộc thôn Cam Đông, xã Cam Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương, nay thuộc thôn Cam Đông, xã Tuấn Việt (Kim Thành).

Du lịch di sản - thách thức từ bài toán kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc

Việt Nam có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc đều là một kho tàng di sản mang sắc thái riêng và hết sức quý báu. Các nền văn hóa ấy được chung đúc để tạo nên sự phong phú đa dạng của nền văn hóa đậm đà bản sắc Việt Nam và là bộ phận quan trọng của di sản văn hóa nhân loại. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc thiểu số là việc cần phải đẩy mạnh và du lịch di sản là một giải pháp nhưng cần tính toán.

Khẽ chạm vào chốn linh thiêng

'Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba'- ấy là ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, tại khu di tích lịch sử Đền Hùng (thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, TP Việt Trì, Phú Thọ).

Đồng chí Lê Duẩn với quan điểm 'Lao động, tình thương và lẽ phải'

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc xây dựng XHCN, Tổng Bí thư Lê Duẩn luôn coi việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người là nhiệm vụ trọng yếu. Ước mong của đồng chí là xây dựng thành công một xã hội XHCN giàu mạnh, dân no đủ, hạnh phúc, trong đó có giàu tình thương yêu. Quan điểm đó được đồng chí Lê Duẩn khái quát trong bài viết có tựa đề 'Nắm vững quy luật, đổi mới quản lý kinh tế' trình bày tại Hội nghị Trung ương lần thứ 6, Khóa V: 'Yêu lao động, giàu tình thương, trọng lẽ phải, đó là những phẩm chất cơ bản cần được bồi dưỡng và hoàn thiện để cho con người có thể từng bước làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân, tiếp cận và chiếm lĩnh được cái đúng, cái tốt và cái đẹp của cuộc sống. Làm chủ tập thể chính là cái đúng, cái tốt và cái đẹp cao nhất mà con người đang vươn tới trong thời đại mới'. Quan điểm mà Tổng Bí thư Lê Duẩn nêu lên ở đây, cô đúc lại là 'Lao động, tình thương và lẽ phải'.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa và xây dựng con người mới

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn hóa có tác dụng 'sửa đổi tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, sửa xã hội cũ, xây xã hội mới'. Văn hóa tạo sức mạnh để chiến thắng ngoại xâm theo tinh thần 'văn minh thắng bạo tàn'…

Ghé quê Bất Khuất

Bất Khuất họ Hồ. Hồ Bất Khuất. Ông bạn từng là Phóng viên Tạp chí Cộng Sản sau này học trường báo ở Mátxcơva thành tiến sĩ rồi chuyên giảng dạy ở các trường đào tạo báo chí.

Chính trị - Xã hội Theo dòng thời sự 'Văn hóa soi đường cho quốc dân đi'

TTH - Tại Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất diễn ra ở Hà Nội, ngày 24/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu một luận điểm quan trọng: 'Văn hóa soi đường cho quốc dân đi'. Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rõ và đánh giá cao vai trò của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng. Người cũng mở đường cho việc xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam, chăm lo phát triển đạo đức, xây dựng con người. Hôm nay tinh thần đó vẫn được kế thừa và phát triển.