'Pháo lệnh' của Phong trào Đồng khởi ở miền Tây Nam Bộ

Trận đánh tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Chi khu Xẻo Rô, quận Kiên An, tỉnh Kiên Giang cuối tháng 10-1959 là trận đánh điển hình của chiến thuật kỳ tập, kết hợp giữa đặc công với bộ binh, bí mật tiến công địch của LLVT tỉnh Kiên Giang.

Đổi thay ở khu vực Cống Bần

Ngay phía trước cổng UBND xã Bình Tịnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An là bia Di tích lịch sử khu vực Cống Bần. Bia được dựng lên nhằm ghi nhớ những chiến công trong những năm kháng Pháp, chống Mỹ của quân và dân Bình Tịnh.

Những trận đánh không quên nơi chiến trường xưa

Năm nào cũng vậy, cứ đúng dịp 30/4, ông Nguyễn Phương Trâm và ông Cao Trần Ninh ở thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn lại đến gặp các đồng đội cũ để cùng ôn lại những kỷ niệm về những ngày chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Góp sức cùng quân dân Quảng Trị làm nên chiến thắng

Chiến dịch tiến công giải phóng Quảng Trị nằm trong cuộc tổng tiến công chiến lược năm 1972 đã đi vào lịch sử như một mốc son chói lọi. Trong thắng lợi chung đó, lực lượng An ninh Quảng Trị đã góp phần viết nên những trang sử hào hùng và oanh liệt, cùng quân và dân Quảng Trị hòa vang bài ca chiến thắng, giải phóng quê hương.

Gio Linh vang mãi truyền thống 'Tấn công nổi dậy, anh dũng kiên cường'

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, huyện Gio Linh tựa lưng vào bờ Nam sông Bến Hải, trở thành đầu cầu của miền Nam, là 'khu đệm' của hai miền Nam- Bắc. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra ác liệt, Gio Linh trở thành địa bàn đụng đầu quyết liệt giữa hai thế lực cách mạng và phản cách mạng. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch tại Gio Linh diễn ra trong nhiều chiến dịch với sự tham gia gần như đầy đủ các binh chủng; là nơi thử nghiệm sức chiến đấu của các lực lượng, trang bị, phương tiện chiến tranh để rút kinh nghiệm bổ sung cho toàn chiến trường miền Nam.

Lộc Ninh - 50 năm xây dựng và phát triển

Cách đây 50 năm, ngày 7-4-1972, thắng lợi của Chiến dịch Nguyễn Huệ đã giải phóng Lộc Ninh - huyện đầu tiên được giải phóng trong toàn miền Nam, góp phần mở ra một bước đột phá chiến lược trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tiếp nối truyền thống, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lộc Ninh đã, đang đồng tâm, hiệp lực, tận dụng thời cơ, lợi thế để vươn mình mạnh mẽ.

Địa đạo Kỳ Anh - Huyền thoại trong lòng đất

Chúng tôi đến với mảnh đất Quảng Nam anh hùng, nơi ghi dấu biết bao chiến công oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Trong số những dấu tích oai hùng ngày xưa để lại phải kể đến khu di tích địa đạo Kỳ Anh, đây là địa đạo lớn thứ ba trong cả nước, sau địa đạo Vĩnh Mốc (Quảng Trị) và địa đạo Củ Chi (TP Hồ Chí Minh).

Lô cốt bỏ hoang kỳ bí giữa đường phố Huế ẩn chứa bí mật gì?

Ngày ngày, rất nhiều người qua lại khu lô cốt bỏ hoang bên lề đường của Huế, nhưng không phải ai cũng biết về những sự kiện hào hùng từng diễn ra ở đây...

Colombia nan giải những vấn đề xã hội

Tờ Los Angeles Times (Mỹ) mới đây đăng tải ý kiến của một vị giám đốc điều hành các chương trình nhân đạo của UNICEF. Mặc dù ông giám đốc ấy có nhận xét trong bài viết rằng, thế giới đã có những bước tiến dài trong việc cứu trợ trẻ em tại các khu vực nguy hiểm.

Tiếp nối truyền thống thành phố anh hùng

Mỗi dịp tháng Tư về, người dân TP.Long Khánh lại dậy lên niềm tự hào về thành phố anh hùng trong kháng chiến.

Nhiều hoạt động kỷ niệm 61 năm ngày Bến Tre Đồng khởi

Tối 16-1, tại công viên Bến Tre (thành phố Bến Tre), tỉnh Bến Tre long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 61 năm ngày Bến Tre Đồng khởi (17-1-1960 – 17-1-2021) và tổ chức lễ tôn vinh, trao tặng danh hiệu 'Công dân Đồng khởi', 'Công dân Đồng khởi danh dự' lần thứ nhất, năm 2021.

Học theo Nga, quân đội Na Uy tính dùng tuần lộc làm phương tiện chiến đấu

Quân đội Na Uy đang xem xét khả năng sử dụng tuần lộc làm phương tiện di chuyển, sau khi xem xét các kinh nghiệm của quân đội Nga.

Phú Yên kỷ niệm 60 năm Ngày đồng khởi Hòa Thịnh

Sáng 22-12, tại Khu di tích lịch sử quốc gia Đồng Khởi Hòa Thịnh (xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày đồng khởi Hòa Thịnh (22-12-1960-22-12-2020).

Nghệ thuật kéo, lừa địch vào khu tác chiến trong Chiến dịch Long Khánh

Sau khi nghiên cứu, lên phương án chi tiết, mùa hè năm 1969, Bộ chỉ huy Miền quyết định tổ chức đợt tiến công địch tại khu vực Túc Trưng, Định Quán, Gia Ray và thị xã Long Khánh (tỉnh Đồng Nai) nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, mở rộng và củng cố vùng giải phóng, phá kế hoạch 'bình định cấp tốc', làm thất bại một bước chiến lược 'quét và giữ' của Mỹ và quân ngụy Sài Gòn.

Người chiến sĩ tự vệ mật kiên trung

Sớm giác ngộ lý tưởng cách mạng, ông Đinh Hiot (83 tuổi, làng Hưng Dơng, xã Kông Yang, huyện Kông Chro) từng được nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Phạm Hồng tín nhiệm đưa vào lực lượng tự vệ mật tại cơ sở. Mưu trí hoạt động trong lòng địch, ông Hiot đã góp phần tạo nên khí thế đấu tranh sôi nổi trong quân và dân địa phương lúc bấy giờ.

Lực lượng dân quân tự vệ trong lòng Nhân dân

Trong suốt 85 năm vượt qua đầy khó khăn, gian khổ, thử thách, hy sinh, các thế hệ cán bộ, chiến sỹ dân quân tự vệ (DQTV) đã hết lòng trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với sự nghiệp cách mạng của Đảng; chiến đấu kiên cường, mưu trí, dũng cảm; lao động, học tập, công tác hiệu quả, sáng tạo và đã lập nhiều chiến công to lớn. Qua đó, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân và các lực lượng vũ trang nhân dân giành nhiều thắng lợi lịch sử. Cùng với sự phát triển của lực lượng DQTV trong cả nước, lực lượng DQTV Lâm Đồng được xây dựng, củng cố và trưởng thành, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ mới.

Kết tinh của lòng yêu nước và sức mạnh, trí tuệ phụ nữ Việt Nam

1.980 năm qua, Hai Bà Trưng và cuộc khởi nghĩa của Hai Bà (năm 40 - 43 sau Công nguyên) đã đi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như một huyền thoại. Phát huy truyền thống con cháu Bà Trưng, Bà Triệu, các thế hệ phụ nữ Việt Nam đã được rèn luyện, trưởng thành từ phong trào rộng lớn qua các thời kỳ. Ở bất kỳ nơi đâu, trong bất kỳ công việc nào, người phụ nữ đều hoàn thành nhiệm vụ với sức bền bỉ, dẻo dai, sự sáng tạo và lòng dũng cảm phi thường.

Người chiến sĩ nội tuyến trong phong trào Đồng khởi ở Bến Tre

Cách nay 60 năm, tại một trong những 'chiếc nôi' khởi nguồn phong trào Đồng khởi ở Bến Tre (xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre), ông Phan Văn Thậm (bí danh Phan Định) và các chiến sĩ nội tuyến đã cùng nhân dân xã nhất tề nổi dậy giành chính quyền, thắp lên ngọn đuốc lá dừa huyền thoại…

Phong trào 'Ðồng khởi mới' trên quê hương Bến Tre

Phong trào Ðồng khởi năm 1960, mà đỉnh cao là Ðồng khởi ở Bến Tre đã đánh dấu bước ngoặt chiến lược của cách mạng miền nam. Ðó là mốc son trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc. 60 năm đã trôi qua, song giá trị, những bài học kinh nghiệm, bài học lịch sử từ phong trào Ðồng khởi đến nay vẫn còn nguyên vẹn và đang được nhân dân Bến Tre nói riêng cũng như nhân dân cả nước nói chung phát huy trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Dâng hương nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Tua Hai lịch sử

Nhân kỷ niệm 60 năm chiến thắng Tua Hai lịch sử (26/1/1960 - 26/1/2020), chiều 5/1, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Lê Chiêm, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích lịch sử chiến thắng Tua Hai, ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.

Vai trò lãnh đạo, quyết tâm tiến công tiêu diệt địch trong Chiến dịch Bình Giã 1964

Cuối năm 1964, trên chiến trường miền Nam, Mỹ-ngụy âm mưu đẩy mạnh những cố gắng cuối cùng trong cuộc Chiến tranh đặc biệt để cứu vãn tình thế. Từ tính chất quan trọng của tỉnh Bà Rịa, chúng ra sức củng cố, xây dựng nơi đây thành thế phòng thủ vững chắc nhằm án ngữ mặt bắc và đông bắc căn cứ hải quân Vũng Tàu...

Một lễ kết nạp Đảng đặc biệt

Năm 1972, Cánh B phụ trách nông thôn vùng ven và ngoại thành Khu ủy Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn (SG-GĐ-CL) thành lập Trường Cán bộ quần chúng (tiền thân của Trường Cán bộ TP HCM ngày nay) để bồi dưỡng những cán bộ hoạt động trong vùng địch kiểm soát, hoặc vừa mới thoát khỏi nhà tù và quần chúng ưu tú, trong đó có chị Năm Reo. Bài dưới đây ghi theo lời kể của chị Năm Reo...