Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, tuyên truyền

Là một nhà hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh coi báo chí là công cụ đắc lực để tuyên truyền, động viên, cổ vũ, tổ chức, giáo dục ý thức chính trị, giác ngộ quần chúng đi theo cách mạng. Và, người hoạt động chính trị là phải nắm lấy báo chí trong tay, viết báo, dùng báo chí như là một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh với kẻ thù và những luận điệu sai trái, phản tiến bộ, những thói hư, tật xấu... trong xã hội, bảo vệ Nhân dân, bảo vệ Chính phủ, bảo vệ Đảng. Trong bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ II Hội Nhà báo Việt Nam ngày 14/6/1959, Người nói: 'Về nội dung viết mà các cô, các chú gọi là 'đề tài' thì tất cả các bài Bác viết chỉ có một 'đề tài' là: Chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Duyên nợ của Bác đối với báo chí là như vậy đó' (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t.12, tr.171). Và, trong bài 'Một lần gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh' đăng trên Báo Văn nghệ năm 1980, Ruf Bersatxki (Nga) có thuật lại lời bộc bạch của Hồ Chí Minh với tác giả: 'Tôi là cây bút tiểu phẩm, nhà chính luận. Gọi là nhà tuyên truyền tôi cũng không tranh cãi, nhà cách mạng chuyên nghiệp là đúng nhất' (Dẫn theo Hà Minh Đức, trong Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí Minh, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.16). Duyên nợ với báo chí ở Hồ Chí Minh chính là làm cách mạng, viết báo, nắm lấy báo như một công cụ, một vũ khí tuyên truyền, và khi đấu tranh, phục vụ sự nghiệp cách mạng; Làm báo, viết báo là làm cách mạng, hai công việc đó là thống nhất trong quan hệ mục đích - công cụ ở người cách mạng.

Sức sống vĩnh hằng tư tưởng Bác Hồ về báo chí cách mạng, kỳ II: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập những tờ báo cách mạng đầu tiên

Trong những năm bôn ba tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trải qua rất nhiều công việc, trong đó có hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Bác không chỉ đơn thuần là người viết báo mà còn là người tổ chức, sáng lập nhiều tờ báo và trực tiếp định hướng cho tờ báo ấy.

Đồng chí Hoàng Đình Giong - người cán bộ chính trị, quân sự cấp cao thuộc thế hệ đầu tiên của Đảng và Quân đội

Đồng chí Hoàng Đình Giong, sinh ngày 01/6/1904, tại làng Thôm Hoáng, xã Hạ Hoàng. Ngay từ lúc còn nhỏ, Hoàng Đình Giong là một học sinh thông minh, hăng say học tập, sớm có tư tưởng yêu nước, căm thù giặc cướp nước.

Hồ Chí Minh - bậc thầy về việc sử dụng ngôn ngữ

Chủ tịch Hồ Chí Minh là chính trị gia xuất sắc và cũng là bậc thầy về việc sử dụng ngôn từ như một công cụ, vũ khí để đạt tới mục đích chính trị. Một trong những công cụ của ngôn ngữ thường được người sử dụng trong các bài nói, bài viết của mình chính là lập luận. Hồ Chủ tịch vốn nổi tiếng với những lập luận sắc sảo, đanh thép tuyên bố về chủ quyền, độc lập tự do của dân tộc và những vấn đề khác.

Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong

Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành Đề cương tuyên truyền Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Hoàng Đình Giong, lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam (01/6/1904 - 01/6/2024). Tạp chí trân trọng giới thiệu toàn văn bản Đề cương.

Tuyên giáo đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết

93 năm trải qua các giai đoạn lịch sử với nhiều tên gọi khác nhau, ngành tuyên giáo vẫn luôn thể hiện rõ vai trò 'đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết'.

Khơi dậy khát vọng cống hiến, khẳng định bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam

Kể từ khi ra đời, ngành Tuyên giáo luôn giữ vị trí quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. 93 năm qua, ngành đã khẳng định vai trò, sức mạnh trên mặt trận tư tưởng-văn hóa của Đảng, góp phần vun đắp lý tưởng, giữ vững niềm tin của các thế hệ cán bộ, đảng viên, nhân dân vào thắng lợi của đấu tranh cách mạng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước.

Bài ca cây đuốc lửa - hình tượng đẹp về nghề báo

Báo chí Cách mạng Việt Nam, từ khi ra đời đến nay, là vũ khí sắc bén, là phương tiện hữu hiệu để giác ngộ quần chúng, tập hợp và cổ vũ nhân dân thực hiện sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Xuân Minh bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử

Xã Xuân Minh (Thọ Xuân) có 13 di tích được công nhận Cụm di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, là cái nôi cách mạng của tỉnh, đỉnh cao là thời kỳ 1930-1945. Cho đến nay, những di tích lịch sử ấy được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân địa phương quan tâm bảo tồn, phát huy giá trị và trở thành 'địa chỉ đỏ' giáo dục truyền thống yêu nước của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn huyện.

Phát triển đảng viên mới ở Bắc Bình: Hành trình 'xây' và 'chống'

1. Với danh hiệu 'Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân' được Nhà nước trao tặng, với những căn cứ Khu Lê Hồng Phong, Lệ Nghị - Bá Ghe… đã hun đúc nên truyền thống của vùng đất anh hùng nên cũng dễ hiểu khi nhiều năm qua, năm nào Bắc Bình cũng làm tốt công tác phát triển đảng viên, dù vấp phải nhiều trở ngại như địa bàn rộng; nhiều thôn, xã là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thanh niên đi làm ăn xa…

Phát triển đảng viên vùng đồng bào công giáo: Nhân rộng điển hình

Công tác phát triển đảng viên, xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh ở vùng đồng bào công giáo luôn được cấp ủy các cấp quan tâm. Qua đó tạo cầu nối giữa cấp ủy đảng, chính quyền với giáo dân trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương.

80 năm, tác phẩm 'Lịch sử nước ta' vẫn vẹn nguyên giá trị

Kỷ niệm 80 năm tác phẩm Lịch sử nước ta của Chủ tịch Hồ Chí Minh được xuất bản lần đầu tiên, ngày 1-12, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với NXB Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề 80 năm tác phẩm Lịch sử nước ta (1942-2022).

Chùa Quan Thánh - nơi ghi dấu sự kiện lịch sử cách mạng

Chùa Quan Thánh (hiện tọa lạc thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) được xây dựng vào năm Ất Mão (1855), do ông Huỳnh Quý Toán là người có đức độ, uy tín trong làng đứng ra vận động nhân dân xây dựng (hiện còn ghi trên biển đại tự 'Nhân tĩnh tự'). Đây là một trong những cơ sở tín ngưỡng của người Hoa ở vùng đất Cái Bè cuối thế kỷ XIX. Ngoài chức năng thờ Quan Thánh Đế Quân, Thiên Hậu Thánh Mẫu và những vị Tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ, chùa còn là cơ sở cách mạng vững chắc của địa phương.

Cán bộ tuyên giáo với trọng trách 'Đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết'

Năm 2022 là năm bản lề cho sự phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của tỉnh sau đại dịch Covid-19 cũng như việc thực hiện kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025. Phát huy truyền thống vẻ vang 92 năm, những người làm công tác tuyên giáo của Đảng bộ tỉnh Lào Cai vui mừng, phấn khởi, đặt quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, dương cao ngọn cờ 'Đi trước mở đường, đi cùng thực hiện, đi sau tổng kết'.

Tuyên truyền kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng và 30 năm tái lập ngành Tuyên giáo tỉnh

Ngày 18/7/2022 Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã có công văn số 542-CV/BTGTU về việc đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 92 năm ngày truyền thống ngành Tuyên giáo của Đảng (1/8/1930- 1/8/2022) và 30 năm tái lập ngành Tuyên giáo tỉnh (1992- 2022).

Đồn điền chè Bàu Cạn: 'Địa chỉ đỏ' của cách mạng

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, khu vực đồn điền chè Bàu Cạn là địa điểm hoạt động của nhóm đảng viên cộng sản đầu tiên ở Gia Lai, gắn với các phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền những năm đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, ý kiến này rất cần được làm sáng tỏ để thấy được tầm vóc, ý nghĩa quan trọng của đồn điền chè Bàu Cạn trong tiến trình phát triển hơn 76 năm qua của Đảng bộ tỉnh.

Tưởng niệm lần thứ 60 ngày hy sinh của nữ Anh hùng Neáng Nghés

Sáng 12-3 (10-2 âm lịch), Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) long trọng tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 60 ngày hy sinh của liệt sĩ, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Neáng Nghés, nữ anh hùng người đồng bào dân tộc thiểu số Khmer duy nhất được ghi danh vào lịch sử.

Cội nguồn sức mạnh vô tận từ mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và nhân dân

Đảng gắn bó máu thịt với dân. Đảng vì dân mà làm cách mạng. Dân gọi Đảng là 'Đảng ta,' đoàn kết chiến đấu dưới lá cờ của Đảng, theo Đảng làm cách mạng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người chiến sĩ cách mạng kiên trung, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Mảnh đất Quảng Bình là quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một trong những học trò xuất sắc nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là người đại tướng của nhân dân, người anh cả của quân đội cách mạng, một nhà văn hóa lớn của Việt Nam.

Người chiến sỹ cách mạng kiên trung, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tên khai sinh Võ Giáp, bí danh là Văn, sinh ngày 25/8/1911 ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nho nghèo, giàu lòng yêu nước.

Chính thức lấy ngày 26/12/1939 là Ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Sơn La

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 16/8/2021 về việc lấy ngày 26/12/1939 là Ngày truyền thống Đảng bộ tỉnh Sơn La.

Về đất Hoàng Giang ghé thăm ngôi chùa cách mạng

Không chỉ có nhiều người đỗ đạt, có công trong việc bảo vệ giang sơn, chấn hưng đất nước, vùng đất Hoàng Giang (Nông Cống) còn được biết đến với ngôi chùa Vĩnh Thái - nơi ghi nhiều dấu ấn trong phong trào cách mạng.

Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2021): Người chiến sĩ cách mạng kiên trung, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sinh ra từ vùng quê giàu truyền thống yêu nước, trực tiếp chứng kiến cảnh đồng bào bị bè lũ thực dân và tay sai đàn áp, bóc lột đã nung nấu trong Võ Nguyên Giáp ý chí sôi sục và quyết tâm đứng lên đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc.

Nguyên nhân nào khiến Liên Xô 'nổi nóng' và đánh bom Berlin năm 1941?

Trong Thế chiến II, Liên Xô đã tổ chức một cuộc đánh bom bất ngờ xuống Berlin trong điều kiện không tưởng, gây ra cú sốc lớn cho Đức Quốc xã.

Đức quốc xã từng 'chết đứng' khi nghe thấy tiếng bom nổ ở Berlin

Cách đây 80 năm, ngày 7/8/1941 các phi công Liên Xô đã dũng cảm thực hiện cuộc ném bom đầu tiên xuống Berlin.

Lan tỏa mãi tinh thần 'Ngày quốc tế đỏ 1/8'

Đó là tài liệu duy nhất và sớm nhất còn lưu giữ đến nay đề rõ 'Ban Cổ động và Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam ấn hành'. Tài liệu được xuất bản ngày 1/8/1930, nhân dịp kỷ niệm ngày quốc tế đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, bảo vệ hòa bình. Ngay sau khi phát hành, tài liệu đã tạo được tiếng vang lớn, có sức cổ vũ mạnh mẽ quần chúng cách mạng nước ta đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chống áp bức, bóc lột, phản đối chiến tranh xâm lược, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.

Dâng hoa kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Hải Dương

Sáng 10.6, xã Hợp Tiến (Nam Sách) tổ chức dâng hoa tại Nhà bia nơi thành lập Đảng bộ tỉnh ở thôn Đầu Bến nhân kỷ niệm 81 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh (10.6.1940-10.6.2021).