Dân ca Cao Lan (Sình ca) là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian độc đáo của đồng bào dân tộc Cao Lan. Ở tỉnh Bắc Giang, những điệu Sình ca vẫn được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Những năm gần đây, lượng khách du lịch đến Phú Thọ ngày càng tăng nhờ khai thác hiệu quả các di sản văn hóa độc đáo và phát triển đa dạng loại hình du lịch.
Các bài hát dân ca Sán Chí phong phú và đượm chất trữ tình; ca từ vừa mộc mạc, vừa tinh tế, gần gũi với đời sống của người dân, thường có ý nghĩa ca ngợi quê hương, tình yêu đôi lứa.
Qua những làn điệu dân ca, người Cao Lan ở Bắc Giang có thể gửi gắm những tâm tư, tình cảm với nhau, những ước mơ, nguyện vọng của người lao động với thiên nhiên và thần linh.
Với bề dày văn hóa lịch sử, đất cội nguồn Phú Thọ có nhiều làn điệu dân ca các dân tộc mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền, gắn liền với đời sống sinh hoạt và góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, cốt cách, bản sắc các dân tộc. Những làn điệu ấy còn là công cụ tinh thần hữu hiệu, tạo hiệu ứng kết nối, vượt mọi khuôn khổ không gian, thời gian và khoảng cách địa lý.
Khu Viêm Xá (làng Diềm), phường Hòa Long (thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) mang dáng cổ kính. Làng Diềm xưa có hình thức sinh hoạt Quan họ rất đặc biệt, không thể tìm thấy ở bất kỳ một làng Quan họ gốc nào khác, đó là tục hát trùm đầu. Đến nay thế hệ các liền anh, liền chị của làng vẫn luôn trân trọng và tự hào mỗi khi nhắc đến.
Ca từ sử dụng trong hát Soóng Cọ rất mộc mạc, chân thành với những hình ảnh vừa ví von, bay bổng, vừa quen thuộc trong đời sống hằng ngày nên câu hát rất gần gũi, đi vào lòng người.
Ở Tuyên Quang có 22 dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng có lẽ dân tộc Sán Dìu có văn hóa khác hơn cả. Nếu dân tộc Tày, Dao, Mông… thì hầu như ở huyện nào cũng có, tuy nhiên dân tộc Sán Dìu chỉ phân bố chủ yếu ở các xã Ninh Lai, Sơn Nam, Thiện Kế của hạ huyện Sơn Dương.
Trong tập Podcast hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nét đặc sắc của nghệ thuật diễn xướng dân gian Bài Chòi đầy sự ngẫu hứng, sáng tạo và vui nhộn của người dân Trung Bộ.
Trong tập Podcast hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nét đặc sắc của nghệ thuật diễn xướng dân gian Bài Chòi đầy sự ngẫu hứng, sáng tạo và vui nhộn của người dân Trung Bộ.
Hiếm có nơi nào ở xứ Thanh mà một làng có tới hai Bí thư Tỉnh ủy thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám như làng Mao Xá (nay là thôn Toán Tỵ) xã Thiệu Toán, huyện Thiệu Hóa.
Lọt top 16 ngôi làng cổ đẹp nhất thế giới, làng chài Cửa Vạn, Quảng Ninh được nhiều du khách nước ngoài tìm đến khám phá.
Hội trại văn hóa của các huyện, thị, thành, các đơn vị trên địa bàn tỉnh trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng được xem là bức tranh khái quát, tái hiện lại những phong tục tập quán truyền thống của đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Thời điểm này, các đơn vị đang gấp rút thực hiện những công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hội trại phục vụ các hoạt động văn hóa, quảng bá du lịch trong khuôn khổ Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm nay.
Trên đất Nam Cường, xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông, mỗi khi câu Hát Ghẹo ngọt ngào cất lên là những nhọc nhằn, vất vả dường như được xua đi, câu ca đã tiếp thêm niềm vui, tình yêu lao động, làm phong phú thêm đời sống tinh thần và cũng làm tình người Nam Cường thêm gắn bó, thắm thiết, sâu đậm…
Trước làng là sông nhà Lê, nối với con sông Đơ, một nhánh sông bắt nguồn từ sông Lạch Trào chạy qua trước làng về phía Nam, dãy núi Trường Lệ nên thơ án ngữ mặt tiền như bức bình phong, Bình Hòa xưa phong cảnh hữu tình. Nay, làng Bình Hòa (phường Quảng Châu) nằm ở vị trí địa lý giao thông thuận lợi nối liền giữa TP Thanh Hóa và thành phố du lịch Sầm Sơn.
Gần 40 năm gắn bó với Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt, đến nay dù tuổi đã cao nhưng thanh đồng Trần An Đức Hạnh ở Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) vẫn vẹn nguyên tâm huyết như những ngày đầu.
PTĐT - Trên đất quê hương Nam Cường, xã Thanh Uyên, huyện Tam Nông, mỗi khi câu hát Ghẹo ngọt ngào được cất lên là dường như những nhọc nhằn, vất vả được xua đi.
Sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên phong phú với vẻ đẹp hài hòa của rừng, của núi, của sông và nguồn tài nguyên du lịch nhân văn nổi bật cả về mặt số lượng và giá trị, TP Thanh Hóa đang là nơi hội tụ nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
PTĐT - Hát Xoan, hát Ghẹo là những làn điệu dân ca lâu đời, đặc trưng của văn nghệ dân gian tỉnh Phú Thọ và được UNESCO công nhận ngày 24/11/2011 là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, cần được bảo vệ khẩn cấp.
LTS: Một trong những mục tiêu luôn được Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM đặt ra trong các nhiệm kỳ, là bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống mang nét đặc trưng của thành phố, trong đó có đờn ca tài tử Nam bộ và nghệ thuật cải lương.
PTĐT - Thanh Thủy vốn có bề dày lịch sử văn hóa lâu đời xen lẫn các truyền thuyết của dân tộc thể hiện qua các di tích lịch sử văn hóa còn lại đến ngày nay.
PTĐT - Sáng 17/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị xét tặng danh hiệu 'Nghệ nhân nhân dân', 'Nghệ nhân ưu tú' trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ Ba – năm 2021.
Em về Tam Điệp quê anh
Ai đã từng đến với vùng quê này vào những ngày xuân, sẽ cảm nhận rõ hơn sự đằm thắm, đậm đà của sắc xuân trên miền quan họ.
Người nông dân nghèo xứ Thanh thời trước quanh năm làm bạn với con cua cái ốc. Số phận họ hầu như gắn liền với đời cua ốc: 'Số khó làm chẳng nên giàu, bắt ốc nước lớn hái rau lở bờ!'.
PTĐT - Trước những trăn trở trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, việc 'làm mới' mình trên mọi phương diện đã tạo ra nhiều điểm sáng cho văn hóa Đất Tổ. Trong đó, phải kể đến những đóng góp từ mạng xã hội với hàng loạt các tính năng hiện đại đã phát huy vai trò kết nối, lan tỏa những giá trị văn hóa vùng đất cội nguồn dân tộc.
PTĐT - Sáng 19/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khai mạc lớp truyền dạy và thực hành Hát Xoan cho 32 Câu lạc bộ Hát Xoan và dân ca Phú Thọ trên địa bàn tỉnh.