Một cuốn sách giàu cảm xúc

Tôi rất vui khi đọc 'Miền ký ức' (Tập 1) của tác giả Quách Thuận Lương, một cuốn tự truyện có dung lượng khiêm tốn (với chỉ 167 trang khổ 13 × 19cm, bao gồm cả một số bài thơ và một bài viết nhận xét…).

Tự hào truyền thống quê hương Thịnh Lang anh hùng

Chặng đường hơn 90 năm dưới ngọn cờ của Đảng (từ năm 1930 đến nay) là khoảng thời gian ngắn so với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Thịnh Lang (TP Hòa Bình), nhưng đã chứng kiến những sự đổi thay to lớn đối với vùng đất và con người nơi đây.

Đổi thay ở vùng đất cội nguồn cách mạng

Tháng 5/1947, Chi bộ Nật Sơn ra đời, là cơ sở Đảng đầu tiên được thành lập trên địa bàn huyện Kim Bôi, 'cái nôi' của phong trào cách mạng sau này. Kể từ ngày chi bộ đảng đầu tiên ra đời đến nay, niềm tự hào về truyền thống cách mạng được vùng đất giàu truyền thống phát huy với những nỗ lực trong xây dựng cuộc sống mới ngày càng no ấm hơn.

Tìm hiểu roóng mo Đẻ đất đẻ nước: Bài 1 - Đẻ đất đẻ nước - Sơ lược cấu trúc chương mo và một số khác biệt trong chi tiết

Trong Mo Sử thi Mường là tập hợp các các roóng (chương) Mo: Đẻ đất đẻ nước, Đẻ trứng Điếng, Xin lửa, Làm nhà, Hỏi vợ, Trồng dâu nuôi tằm, Đẻ Sanh, Đại hạn đại lụt (nạn hồng thủy), Tranh Chu đốt nhà vua Dịt Dàng, Săn muông thú, Đẻ trống đồng... Có thể nói, roóng mo Đẻ đất đẻ nước là chương mở đầu cho các chương mo Mường là sử thi. Trong tập hợp một số bài báo giới thiệu về mo Sử thi Mường, chúng tôi xin bắt đầu từ roóng Mo Đẻ đất đẻ nước.

Truyền thống quê hương nâng bước tương lai

Năm 2021 diễn ra sự kiện chính trị quan trọng - Kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh (1886 - 2021) và 30 năm tái lập tỉnh (1991 - 2021). Đây là dịp Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc ôn lại truyền thống văn hóa, lịch sử, quê hương kiên cường cách mạng, cùng đồng lòng, nỗ lực phấn đấu xây đắp tương lai tốt đẹp.

Tự hào cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910)

Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, với truyền thống yêu nước, ngay từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ tại đây, Nhân dân Hòa Bình đã tổ chức nhiều cuộc nổi dậy chống thực dân và chế độ lang đạo hà khắc. Trong dòng chảy lịch sử hào hùng 135 năm thành lập tỉnh, cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm - Đốc Bang (1909 - 1910) là một mốc son chói lọi về lòng yêu nước của Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Trở về thăm chiến khu Giằng Sèo

Những ngày tháng 8 mùa thu lịch sử, chúng tôi quay trở về thăm chiến khu Giằng Sèo tại xã Cao Sơn (Đà Bắc). Trải qua 76 năm, tượng đài khu căn cứ tại xóm Sèo đã chứng kiến bao dấu mốc lịch sử, nay cũng là địa chỉ để lớp trẻ, thanh niên tri ân, ôn lại truyền thống hào hùng, cùng học tập và tiến bước.

Công an Hòa Bình: Lớn mạnh theo những chiến công

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, lực lượng an ninh còn non trẻ của tỉnh đã lập nhiều chiến công như phá tan tổ chức phản động 'Đại Việt Quốc dân Đảng', tổ chức 'Đại Việt Duy Dân'. Tiếp đó, trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, lực lượng Công an tỉnh (CAT) đã phối hợp các lực lượng lập nên nhiều chiến công, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá cách mạng, bảo vệ công cuộc kháng chiến, bảo vệ Đảng, chính quyền cách mạng.

Tổ chức xã hội cổ truyền ở Hòa Bình

Ở khu vực người Mường, nhà nóc (gia đình), họ tộc là hạt nhân cơ bản và nền tảng trong xã hội cổ truyền của người Mường ở Hòa Bình. Mỗi nhà nóc gồm cha mẹ và các con trai, gái, dâu, rể cùng sống chung dưới một mái nhà, có chung một nền kinh tế. Các nhà nóc có chung một dòng máu về phía bố, tập hợp nhau thành họ tộc, chung sức khai phá đất đai và họ tộc ấy có thể là chủ nhân duy nhất của một điểm dân cư hoặc phân tán, xen kẽ với nhiều dòng họ khác trong một động lớn mà sau này gọi là Mường, có khi tới hàng trăm làng xóm lớn nhỏ.

Về vùng đất cội nguồn cách mạng

'Chi bộ Nật Sơn - cơ sở Đảng đầu tiên của huyện Kim Bôi được nhắc tới đã gợi lên niềm tự hào về truyền thống yêu nước và cách mạng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân địa phương. Niềm tự hào đó không chỉ cho mỗi con người Nật Sơn hôm nay mà còn là niềm tự hào chung của cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc vùng Nật Sơn rộng lớn trước đây'. Đó là lời mở đầu của cuốn sách lịch sử Đảng bộ và Nhân dân xã Nật Sơn, được ra mắt năm 2013.

Cần khai mở lịch sử và văn học trung đại của người Mường Hòa Bình

Trải qua chiều dài lịch sử, người Mường nói chung, người Mường Hòa Bình nói riêng cùng cả nước Việt Nam đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Tuy nhiên đến nay lịch sử và văn học trung đại, cận đại của người Mường Hòa Bình rất mỏng (thời trung đại gần như không có gì thể hiện bằng văn bản).

Chiêm ngưỡng danh thắng núi Đầu Rồng

Trải dài hơn 1 km, với hình dáng như một con rồng khổng lồ đang phủ phục, núi Đầu Rồng không chỉ là quần thể thắng cảnh hùng vĩ của thị trấn Cao Phong (Cao Phong), mà còn là nơi bảo lưu nhiều chứng tích lịch sử về con người, mảnh đất Cao Phong trù phú.

Nhà sưu tập, lưu giữ cổ vật đất Mường

Cách đây hơn 30 năm, ông Vũ Tất Chiến ở thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy) bắt đầu sưu tập để rồi tìm thấy niềm đam mê cổ vật. Tại thời điểm này, ông là người sở hữu số lượng hiện vật lên đến hàng nghìn. Các cổ vật được ông cẩn trọng lưu giữ với mong muốn góp phần bảo tồn những giá trị lịch sử, bản sắc văn hóa đất Mường.

Bí ẩn lịch sử về trống đồng nghìn tuổi của người Mường

Có thể nói nếu trống đồng Đông Sơn là biểu tượng văn hóa Việt cổ, thì trống Mường là biểu tượng văn hóa của người Mường, một trong những hậu duệ của người Việt cổ còn tồn tại đến thời nay.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất

LTS: Sắp tới đây, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 sẽ diễn ra tại TP Hòa Bình. Nhân dịp này, Báo Hòa Bình mở chuyên mục 'Đảng bộ tỉnh Hòa Bình qua các kỳ đại hội'. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Những 'đốm lửa' nuôi dưỡng phong trào cách mạng ở Hòa Bình

Với vai trò là nhà nghiên cứu lịch sử, ông Lê Văn Bàng, Chủ tịch Hội Sử học tỉnh chia sẻ: Những năm 1929-1939 là giai đoạn mở đầu có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình lịch sử đấu tranh cách mạng của Nhân dân các dân tộc ở tỉnh ta dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng. Trong thời gian này, những 'đốm lửa' cách mạng đã được nhen lên ở nhiều điểm như: Lạc Sơn, Lạc Thủy, thị xã Hòa Bình.

Con cháu nhà lang một lòng theo cách mạng

Nếu đã từng tìm hiểu về tình cảm của Bác Hồ với Nhân dân các dân tộc Hòa Bình, hẳn ai cũng biết câu chuyện Người viết thư và gửi tặng quan Phó Lang Đinh Công Phủ tấm áo trấn thủ, được bà con vùng Quảng Oai, Sơn Tây may bằng lá cờ thờ thần. Đồng chí Nguyễn Thị Thi, Giám đốc Bảo tàng tỉnh cho biết: Bức thư và tấm áo hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh. Hai hiện vật quý giá này không chỉ cho thấy cái tình của Bác dành cho đồng bào, mà còn là minh chứng cho tài thu phục lòng người, dùng người của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Công an Hòa Bình trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Hòa Bình là tỉnh miền núi, có vị trí địa lý đặc biệt quan trọng, là địa bàn chiến lược về an ninh - quốc phòng. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, để lên được Điện Biên Phủ phải đi qua tỉnh Hòa Bình, vì vậy ta quyết bảo vệ vững chắc tuyến đường này, còn địch ra sức phá hoại nhằm chặt đứt, ngăn cản con đường hành quân, vận chuyển vũ khí, lương thực, thực phẩm và các các loại hàng hóa, phương tiện khác phục vụ chiến dịch của ta.

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở Thanh Hóa theo lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc – đại đoàn kết toàn dân, coi đó là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng nước ta.

Giữ gìn dấu xưa

Những năm gần đây, cùng với việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, xã Cổ Lũng đã, đang trở thành một điểm đến hấp dẫn của du khách đến khám phá cảnh quan thiên nhiên, tìm hiểu giá trị văn hóa, lịch sử của mảnh đất anh hùng.

Thờ Thành Hoàng làng – nét đẹp trong văn hóa tâm linh

Ông Bùi Huy Vọng, xóm Bưng, xã Hương Nhượng (Lạc Sơn) - nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Mường cho biết: Người Mường quan niệm, Thành Hoàng làng là vị thần bảo trợ cho làng Mường yên lành, vị thần cai quản, che chở và định đoạt cho dân làng. Thành Hoàng thường là người có công với dân bản trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm, những người có công khai khẩn mở đất, truyền dạy nghề, hướng dẫn dân làng cách làm ăn, hay đó là lang đạo giữ yên đất Mường hoặc có thể là người chết thiêng. Vì vậy, Thành Hoàng được thờ phụng trong đình, đền, miếu, trong dòng họ, gia đình ngày Tết cổ truyền nhưng chủ yếu vẫn là thờ tại đình làng.

Bảo tàng văn hóa các dân tộc - nơi lưu giữ những giá trị văn hóa

Trên địa bàn tỉnh ta, Bảo tàng Di sản văn hóa Mường, Bảo tàng Không gian văn hóa Mường, Điểm thăm quan, trưng bày hiện vật, cổ vật văn hóa Thái Mai Châu... là nơi trưng bày hàng nghìn hiện vật có giá trị văn hóa, lịch sử của các dân tộc.

Những chiến công đầu của lực lượng Công an sau Cách mạng Tháng Tám

Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, tình hình trật tự trị an trên địa bàn tỉnh hầu như không có gì phức tạp. Tuy nhiên, mối lo lớn nhất là các nhóm phản động đã nhen nhóm hoạt động chống phá cách mạng, âm mưu cướp chính quyền còn non trẻ của ta.

Miền thượng du trong trái tim Người

Sau ngày đầu tiên về thăm Thanh Hóa (20-2-1947), Bác Hồ định lên thăm đồng bào thượng du, nhưng Bác có việc gấp phải trở về ngay, chưa lên được. Vì vậy, Bác đã viết thư gửi đồng bào thượng du, trong thư Bác viết: '...Tôi lấy làm tiếc. Lần sau có dịp, tôi sẽ lên thăm các đồng bào... Lúc này, toàn thể quốc dân đang ra sức chống giặc cứu nước. Tôi chắc đồng bào thượng du đều ra sức đoàn kết, chuẩn bị tham gia giết giặc cứu nước để giữ vững quyền thống nhất, độc lập của Tổ quốc. Việc dìu dắt đồng bào thượng du, tôi trông cậy lòng ái quốc và sự hăng hái của các vị lang đạo...'.

Người chiến sĩ an ninh ngày đất nước mới độc lập

Cách mạng Tháng Tám (CMTT) thành công, chính quyền về tay nhân dân, ông được nhận vào Ty Liêm phóng tỉnh Hòa Bình (tiền thân của Công an tỉnh Hà Sơn Bình) và trở thành một trong những chiến sĩ an ninh đầu tiên của tỉnh thời kỳ đất nước mới giành độc lập.

Châu Kỳ Sơn những ngày đầu khởi nghĩa

Cách đây tròn 74 năm, mùa thu Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khi được lệnh tổng khởi nghĩa, Kỳ Sơn - quê hương của cuộc khởi nghĩa Tổng Kiêm, Đốc Bang là địa phương giành chính quyền về tay nhân dân ngay trong ngày đầu tiên Hòa Bình phát lệnh tổng khởi nghĩa.

Người đầu tiên mang ánh sáng cách mạng của Đảng đến với Hòa Bình

Là tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc xa xôi nhưng có thể nói ánh sáng cách mạng của Đảng đến với nhân dân và các dân tộc trong tỉnh từ khá sớm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào cách mạng ở Hòa Bình được xây dựng và ngày càng phát triển mạnh mẽ, hòa nhịp với phong trào cách mạng của cả nước.

Tang ma – một nét văn hóa độc đáo của người Mường

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Vương Anh trong bộ mo sử thi đồ sộ 'đẻ đất, đẻ nước' đã từng nói: 'Đám hiếu ở Mường Vang - điểm hội tụ của văn hóa dân gian mang tính nhân văn sâu sắc'.

'Chửi cha không bằng pha tiếng' : Bí ẩn tiếng Mường

Trong số rất nhiều phương ngữ được phát hiện ở Việt Nam, có một loại phương ngữ làm tốn rất nhiều giấy mực, công lao của các nhà nghiên cứu.