Trên hải trình xuôi về với biển, lớp lớp phù sa của dòng sông Mã, sông Chu đã bồi đắp nên bao ruộng nương, bờ bãi xanh tươi, bao xóm làng trù mật với những đặc trưng văn hóa độc đáo. Ở đó, ngôi làng Đắc Châu (xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) yên bình nằm soi bóng bên dòng sông Chu, lắng đọng nhiều giá trị lịch sử - văn hóa.
Trên hải trình xuôi về với biển, lớp lớp phù sa của dòng sông Mã, sông Chu đã bồi đắp nên bao ruộng nương, bờ bãi xanh tươi, bao xóm làng trù mật với những đặc trưng văn hóa độc đáo. Ở đó, ngôi làng Đắc Châu (xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa) yên bình nằm soi bóng bên dòng sông Chu, lắng đọng nhiều giá trị lịch sử - văn hóa.
Trải qua nhiều tên gọi, từ trang Cổ Định đến làng Cổ Ninh thuộc tổng Đại Bối, huyện Đông Sơn, phủ Thiệu Hóa, trấn Thanh Hóa và nay là thôn 5, xã Thiệu Vân (TP Thanh Hóa), song người dân làng Cổ Ninh vẫn giữ được hồn cốt văn hóa, những giá trị truyền thống.
Tuyên truyền, quảng bá du lịch theo hướng thông minh, bắt kịp xu thế thời đại, thời gian qua, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai xây dựng công trình thanh niên 'Số hóa di tích lịch sử, văn hóa', đặt mã QR tại các địa chỉ đỏ, di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn.
Xã Tân Châu (Thiệu Hóa) được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai xã Thiệu Châu và Thiệu Tân. Nằm soi bóng bên hữu ngạn sông Chu, dọc theo núi Đọ, nơi đây vẫn lưu giữ được cảnh sắc tiêu biểu của làng quê Bắc Bộ, các giá trị lịch sử -văn hóa đặc sắc, thấm đẫm truyền thống cách mạng. Trên địa bàn xã hiện còn lưu lại nhiều di tích ghi dấu sự kiện quan trọng của xứ Thanh từ kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Trong đó, căn hầm làm việc và chỉ huy của đồng chí Ngô Thuyền gợi lên bao điều...
Đồng bào Mường và đồng bào Kinh (Việt) vốn có chung một nguồn gốc, họ là chủ nhân của nền văn hóa đồ đá cũ, đồ đá mới và nền văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ. Qua phát hiện khảo cổ học với các di chỉ Núi Đọ, hang Con Moong (Thạch Thành), mái đá Điều, mái đá Nước (Bá Thước), di chỉ khảo cổ văn hóa Đông Sơn ở Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Vĩnh Lộc, TP Thanh Hóa, Hậu Lộc... đã nói lên điều đó. Do biến thiên của lịch sử và xã hội, mãi sau này Việt - Mường mới tách ra, song giữa hai dân tộc vẫn có mối quan hệ gần gũi và gắn bó thân thiết.
Cùng với các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng,... du khách đến Thanh Hóa trong những năm gần đây còn có nhu cầu mua sắm, trải nghiệm văn hóa ở các khu đô thị. Theo đó, để tăng sức hút cho điểm đến, các khu đô thị trên địa bàn tỉnh đã, đang phát triển du lịch dựa trên những giá trị cốt lõi, đặc thù riêng, tạo ấn tượng trong lòng du khách.
Văn hóa truyền thống là giá trị tốt đẹp tiêu biểu cho vùng đất, dân tộc được hình thành, chắt lọc và trao truyền qua bao thế hệ. Bởi vậy, việc gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống luôn được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân huyện Thiệu Hóa quan tâm thực hiện. Qua đó, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển quê hương.
'Ôi, núi sông tươi đẹp, tiếng anh linh sâu xa. Tương lai rồi sẽ theo dấu vết ấy mà ra (...). Mong tấc đất giang sơn này, mãi mãi xếp vào hàng danh hương'! Đó là lời cảm khái của Đệ nhị giáp Tiến sĩ Nguyễn Thượng Hiền dưới triều Nguyễn, khi nói về mảnh đất trọng địa xứ Thanh.
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 702 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu, tối 24/4 huyện Thiệu Hóa đã tổ chức Liên hoan tiếng hát Giai điệu quê hương 'Thiệu Hóa - Âm vang Trống đồng'.
Trong suốt chiều dài hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, xứ Thanh là vùng đất lưu lại nhiều dấu ấn đậm nét về lịch sử và văn hóa. Nếu như sông Hồng mở ra nền văn minh của dân tộc Việt ở phía Bắc, thì sông Mã quê Thanh với dòng chảy bắt đầu từ văn hóa đồ đá cũ (núi Đọ) tới nền văn hóa đá mới (Đa Bút), văn hóa tiền kim khí (Gò Trũng, Hoa Lộc) làm nên nền văn hóa Đông Sơn - đồ đồng, góp phần làm cho văn hóa Việt phát triển rực rỡ.
UBND TP. Thanh Hóa vừa đề xuất quy hoạch sân golf rộng hơn 140 ha thuộc địa giới hành chính các phường: An Hưng, Đông Tân, TP. Thanh Hóa và xã Đông Văn, huyện Đông Sơn.
Giữa núi rừng trùng điệp không sóng điện thoại, cách xa ồn ào phố thị, xa gia đình; những cán bộ, kỹ sư, người lao động ngành giao thông đang nỗ lực dệt nên hình hài cao tốc Bắc - Nam chạy dọc dài đất nước.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư triển khai Chương trình phát triển đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 dự kiến khoảng 158.831,57 tỷ đồng. Trong đó huy động các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công để đầu tư các dự án phát triển hạ tầng đô thị và các dự án khác để hoàn thiện, nâng cao các tiêu chuẩn về phân loại đô thị.
Do vướng đất trồng lúa, nên vị trí quy hoạch sân golf diện tích 197ha tại khu vực Hàm Rồng - Núi Đọ, thành phố Thanh Hóa bị điều chuyển sang khu vực khác.
Để phát triển du lịch và phục vụ nhu cầu của người dân địa phương thỏa mãn đam mê đối với môn thể thao golf, Thanh Hóa đã quy hoạch và chỉ đạo các đơn vị tiến hành xây dựng sân golf ngay trong TP. Thanh Hóa.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Mai Xuân Liêm vừa chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu đề nghị của UBND TP Thanh Hóa về phương án đầu tư xây dựng sân golf phía Tây Nam thành phố.
Với môi trường đầu tư thông thoáng, thân thiện, điều kiện đất đai, hạ tầng thuận lợi, cùng cam kết đồng hành với doanh nghiệp, nhà đầu tư từ phía chính quyền TP Thanh Hóa, 'Thành phố bên bờ sông Mã' đã và đang tạo ra lực hấp dẫn đối với nhà đầu tư.
Là ngọn núi nổi tiếng xứ Thanh, Hàm Rồng không chỉ hội tụ nhiều cảnh quan đẹp, gần các khu di tích tâm linh, mà còn là nơi có bề dày lịch sử, văn hóa, là ''trận địa lửa'' trong nhiều cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc.
Lịch sử là sự tiếp nối, vùng đất bên bờ sông Mã, sông Chu giờ đây không chỉ là đất thiêng, mà còn trở thành đất phát.
Với tầm nhìn chiến lược vượt thời gian, mùa xuân năm 1804, vua Gia Long ra chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hóa từ làng Dương Xá, xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa (nay là phường Thiệu Dương thuộc TP Thanh Hóa) về làng Thọ Hạc và gọi là Hạc Thành. Quyết định dời trấn thành của vua Gia Long đã mở ra 'con đường' vươn tới của vùng đất Hạc Thành.
Núi Hàm Rồng, hay còn gọi núi Hạm Long là ngọn núi cuối cùng của dãy núi 'chín rồng'. Nơi đây được xem là một trong những 'cái nôi' của nhân loại, là long mạch hội tụ linh khí của đất trời, nơi phát tích của bao vị anh hùng dân tộc trong tiến trình lịch sử nước nhà.
Thực hiện Tuần Văn hóa, Du lịch Điện Biên - Thanh Hóa tại tỉnh Thanh Hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị liên quan của hai tỉnh Điện Biên - Thanh Hóa đã và đang chuẩn bị các điều kiện để sự kiện diễn ra thành công tốt đẹp.
Đô thị Thanh Hóa được quy hoạch sẽ trở thành đô thị hiện đại, văn minh, bền vững... vào năm 2040.
UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. Dự kiến, nhu cầu vốn đầu tư Chương trình phát triển đô thị Thanh Hóa đến năm 2040 khoảng 158.831 tỷ đồng...
Hội tụ đầy đủ các điều kiện, từ cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ đến truyền thống văn hóa, lịch sử với bản sắc riêng, nên TP Thanh Hóa được định vị là một địa phương đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển ngành 'công nghiệp không khói' của tỉnh và cả nước. Theo phân vùng trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, TP Thanh Hóa nằm trong vùng du lịch Bắc Trung bộ, gắn với vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và hành lang du lịch Đông - Tây.
Xứ Thanh - 'nơi căn bản của nước Nam', ghi dấu ấn sâu đậm 'địa điểm nhiều kỷ niệm về quá khứ giàu truyền thống và vĩ đại'. Đó không phải lời tán thưởng xuông mà là thực tế lịch sử. Ngược dòng quá khứ, lần theo bước chân người Việt cổ, qua những nền văn hóa - văn minh từ sơ kỳ thời đại đồ đá cũ qua thời đại đá mới, đồng thau tiến đến văn minh Đông Sơn rực rỡ để hiểu biết sâu sắc hơn tiến trình lịch sử cũng như vai trò, vị trí của xứ Thanh trên tiến trình vĩ đại ấy.
Sở hữu hệ thống giao thông thuận tiện, nhiều cơ sở lưu trú hạng sang, đa dạng sản phẩm du lịch hấp dẫn... Thế nhưng, cho đến nay, các tour khám phá TP Thanh Hóa (city tour) vẫn chưa thể thu hút đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế.
Thanh Hóa đã và đang triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng nhanh và bền vững. Thành quả là bức tranh kinh tế của 'Thành phố bên bờ sông Mã' trong 6 tháng đầu năm 2023 có những gam màu tươi sáng.
Sự hòa quyện giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ với truyền thống văn hóa, lịch sử hào hùng đã tạo nên một TP Thanh Hóa có bản sắc riêng, nổi trội. Đây thực sự là tiềm năng, thế mạnh to lớn để TP Thanh Hóa phát triển đa dạng các loại hình du lịch khác nhau, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của thành phố.
Đẩy mạnh phát triển du lịch, phát huy tiềm năng vốn có, thời gian qua những địa phương có điểm đến đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm du lịch với kỳ vọng tạo nên điểm nhấn, xây dựng thương hiệu, thu hút nhiều hơn nữa du khách đến tham quan và trải nghiệm.
Thanh Hóa là một đô thị đặc biệt khi còn lưu đậm dấu tích của thời kỳ đồ đá và đồ đồng tại các di chỉ như Núi Đọ và làng cổ Đông Sơn, như nhận xét của nhà văn Lê Ngọc Minh và nhà nghiên cứu Hà Huy Tâm: Một địa chỉ lịch sử văn hóa hiếm hoi, một miền đất phát tích kỳ lạ mà thời gian càng lùi xa càng thêm nhiều hồi quang lấp lánh sắc độ. Chính điều đó đã khơi nguồn cho ý tưởng xây dựng một không gian văn hóa đặc trưng bản sắc Việt - Không gian văn hóa Việt nhằm thông qua các vật thể có giá trị lịch sử - văn hóa chân thực, để tái hiện lại những cảnh quan mang đậm dấu ấn thiên nhiên bản địa trong lòng đô thị.
Từ những vận động địa chất đã hình thành nên một dòng Mã giang độc đáo, từ bàn tay khéo léo sắp đặt của tự nhiên để ta có một Mã giang cảnh sắc hữu tình như đã có hôm nay. Và trên hành trình kiến tạo ấy, các thế hệ người dân xứ Thanh, bằng tài năng, sức sáng tạo của mình đã cùng nhau dệt nên những sắc màu văn hóa, tâm linh, điểm tô thêm nét hấp dẫn cho dòng sông.
LTS: Trong lịch sử Việt Nam tính từ thời Văn Lang là nhà nước đầu tiên cho đến năm 1976 (Khoảng 4000 năm) có 9 Quốc hiệu (riêng Quốc hiệu Đại Việt dùng hai lần do có Quốc hiệu Đại Ngu thời Hồ Quý Ly ở giữa, sau đó triều Hậu Lê quay lại dùng Đại Việt). Để giúp bạn đọc và công chúng hiểu tường tận chủ đề nêu trên, Vanhoavaphattrien.vn trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc cuốn sách 'Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử' của PGS TS Cao Văn Liên do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành.
Nằm bên hữu ngạn sông Mã với cảnh quan uy nghi, hùng vĩ, đền Đồng Cổ từng là điểm dừng chân của nhiều tao nhân, mặc khách trên đường thiên lý. Cùng với các di tích: Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, núi Đọ, núi Nưa..., đền Đồng Cổ (thôn Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định) là một trong các điểm du lịch tâm linh và về nguồn lý tưởng ở xứ Thanh.
Hàm Rồng (Thanh Hóa) - địa danh đã đi vào lịch sử như những trang vàng chói lọi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 259/QĐ-TTg, ngày 17-3-2023, phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. Trong đó, định hướng phát triển đô thị Thanh Hóa gồm các hạ tầng kinh tế - xã hội cấp vùng để phát huy vai trò, vị thế của tỉnh Thanh Hóa là một 'cực tăng trưởng mới', cùng với Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc, là trung tâm kết nối vùng kinh tế Bắc Trung bộ với các vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc Việt Nam và Đông Bắc nước Lào. Để phân tích rõ hơn về quy hoạch này với những nét mới, đặc trưng nổi bật, Báo Thanh Hóa có cuộc trao đổi với ông Phan Lê Quang, Phó Giám đốc phụ trách Sở Xây dựng Thanh Hóa.
Sáng 15/4, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Thanh Hóa, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040. Về dự và chỉ đạo hội nghị có Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị.
Ngày 17/3/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040 là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng phát triển đô thị Thanh Hóa.
Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa hướng đến xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa trở thành địa phương dẫn đầu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là trung tâm lớn về thương mại, dịch vụ, công nghệ cao… của vùng Nam đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ.
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040. Trong đó, nâng cao vị thế của đô thị Thanh Hóa thành trung tâm kết nối vùng kinh tế Bắc Trung bộ với các vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Tây Bắc Việt Nam và Đông Bắc nước Lào, với tầm nhìn là một đô thị văn minh, hiện đại, thông minh và có bản sắc.
Anh hùng thời chiến, vững mạnh thời bình, Hàm Rồng - Nam Ngạn - Tào Xuyên đang ngày càng đổi mới…
Để làm tốt vai trò quản lý và định hướng, có ý kiến cho rằng, quy hoạch đô thị phải chuyển dần từ dạng một 'công cụ kỹ thuật', sang một 'công cụ chính sách' để bảo đảm các lợi ích và các giá trị chung của xã hội. Muốn vậy, cùng với một bản quy hoạch tốt, việc triển khai quy hoạch phải được thực hiện một cách bài bản, đồng bộ và hiệu quả.
Có nhận định cho rằng, một quy hoạch có chất lượng không chỉ là một bản lý thuyết phát triển không gian, mà phải là một bức đồ họa tổng thể sinh động, phản ánh về các mô hình phát triển cụ thể. Nói cách khác, quy hoạch phải là 'xương sống' để từ đó cho người ta sự hình dung về một sơ đồ phát triển tương ứng.
Thanh Hóa là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, nơi hội tụ trí tuệ, bản lĩnh, ý chí khát vọng của người xứ Thanh. Với khát vọng thịnh vượng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Thanh Hóa đã và đang biến giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử và thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp thành nguồn lực to lớn, phục vụ sự phát triển bền vững của vùng đất Hạc Thành.
Hàm Rồng - tên gọi đã gắn liền với 'huyền thoại' về 'cây cầu sắt nhỏ bắc qua sông Mã', là 'bản anh hùng ca', là niềm tự hào chiến thắng của quân và dân Thanh Hóa nói chung, Hàm Rồng - Nam Ngạn nói riêng khi giáng đòn đau vào không lực Hoa Kỳ. Từ mạch nguồn văn hóa lắng đọng, phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, Hàm Rồng hôm nay đang chuyển mình vươn lên cùng thành phố và cả tỉnh trong công cuộc đổi mới.
Hiếm có đô thị tỉnh lỵ nào trên dải đất hình chữ S hội tụ được nhiều giá trị như TP Thanh Hóa. Bởi thiên tạo mà vùng đất này là cái nôi của loài người, cái nôi của nền văn minh sông Mã hình thành cùng với lịch sử dựng nước, giữ nước. Sự hòa quyện mang tính huyền thoại giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ với truyền thống văn hóa, lịch sử đã tạo nên bản sắc riêng, nổi trội, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng, nguồn lực trực tiếp quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của TP Thanh Hóa.