Văn hóa cồng chiêng tại xã Kim Thượng (Tân Sơn, Phú Thọ) đã trải qua nhiều thăng trầm, thậm chí có lúc tưởng chừng như đã mai một, thất truyền. Thế nhưng cho đến nay, cồng chiêng đã khởi sắc mang biểu tượng đặc trưng của đồng bào dân tộc Mường ở Kim Thượng. Đó cũng là nhờ một phần đóng góp của các câu lạc bộ (CLB) bảo tồn văn hóa cồng chiêng, trong đó có CLB Văn hóa dân gian xã Kim Thượng.
Sáng ngày 5/9, dự lễ khai giảng năm học mới, Phó Thủ tướng Lê Thành Long cùng Đoàn công tác tặng máy tính và xe đạp cho học sinh tại tỉnh Hòa Bình.
Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp Quốc khánh, bà con dân tộc Mường ở thôn Đồng Ké (xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ) lại rộn ràng đón Tết Độc lập, cùng nhau gìn giữ, phát huy phong tục truyền thống tốt đẹp.
Thừa hưởng những giá trị văn hóa giàu bản sắc dân tộc do ông cha truyền lại, hàng chục năm qua bà con người Mường huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) đang cùng nhau bảo tồn, gìn giữ. Một trong những ngày lễ lớn mang ý nghĩa đặc biệt thiêng liêng mà người Mường vẫn luôn gìn giữ và phát huy là Tết Độc lập (2/9).
Ngày 2-9, cộng đồng người Mường ở thôn 3, xã Trà Giang (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) tổ chức ngày hội Tết Độc lập theo văn hóa của người Mường và báo công dâng Bác Hồ.
Tết Độc lập 2/9 là ngày lễ trọng đại đối với mỗi người dân Việt Nam. Với cộng đồng các dân tộc trên Tây Nguyên, ngày này còn mang ý nghĩa đặc biệt sâu sắc.
Men theo con đường bê tông, chúng tôi đến thôn 5 xã Yên Bình (huyện Thạch Thất, Hà Nội) vào ngày 1-9, không khí vui tươi, phấn khởi của người dân nơi đây đang ngập tràn.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành các quyết định công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với phở Hà Nội, phở Nam Định, mì Quảng và 14 di sản văn hóa phi vật thể khác. Như vậy, tổng số Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được nâng lên thành 502. Câu hỏi đặt ra là, với số di sản lớn như thế này, bảo tồn và phát huy giá trị như thế nào để tương xứng với danh hiệu đã có?
Khắp các vùng Mường trên địa bàn huyện Lạc Sơn có tục ăn Tết mừng độc lập, nhưng tổ chức đậm nét nhất là vùng Cộng Hòa (Mường Vang) và vùng Đại Đồng (Mường Khói). Hàng năm, người dân ở 2 vùng Mường này
Ngày 29/8, tại cuộc làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, Phó Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình, ông Bùi Đức Hinh, đã chỉ đạo khẩn trương hoàn thành hồ sơ Di sản văn hóa Mo Mường để trình Thủ tướng Chính phủ, hướng tới việc đề nghị UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
'Sớm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng hồ sơ Di sản văn hóa Mo Mường trình Thủ tướng Chính phủ để đề nghị UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp' - đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Đức Hinh tại cuộc làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hòa Bình ngày 29/8.
Ở những bản, làng của đồng bào dân tộc Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ Mú, Thổ... nơi miền núi xứ Thanh, bà con vẫn luôn trăn trở, tâm huyết gìn giữ những nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, góp phần làm phong phú kho tàng văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc xứ Thanh.
Còn hơn 1 tuần nữa là chính thức bước vào năm học mới 2024-2025. Đến thời điểm này, việc chuẩn bị cho năm học mới đã được các trường học tại Ninh Bình chuẩn bị chu đáo. Các nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh trong tỉnh đã sẵn sàng bước vào năm học mới.
Bản Lũy Ải, hay còn gọi là Mường Ải thuộc xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư bảo tồn và công nhận là làng truyền thống tiêu biểu của dân tộc ít người, xóm đại diện dân tộc Mường vào năm 2008.
Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 200 km, chúng tôi tìm về khu Chiềng, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Dưới mái nhà sàn của người Mường, xã Kim Thượng, nhiều nghệ nhân và các em nhỏ với các lứa tuổi khác nhau đang hồ hởi kéo sợi bên các khung cửi. Từng nét hoa văn trên những sản phẩm thổ cẩm dần dần hiện ra mang đậm màu sắc, nét văn hóa đặc trưng vốn có từ rất lâu đời ở nơi đây.
Từ rất lâu đời nay, nghề dệt thổ cẩm luôn là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào người dân tộc Mường ở huyện miền núi Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang thực hiện nhiều giải pháp để gìn giữ nghề dệt truyền thống trước nguy cơ mai một.
Chợ Lũng Vân thuộc Xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình tọa lạc ngay tại trung tâm xã, nằm sát đường giao thông, thuận tiện thông thương, giao lưu, trao đổi nông sản, hàng hóa thiết yếu.
Để thư giãn trong cuộc sống đô thị, một số người đã cải tạo căn nhà của mình thành một không gian yên bình, mang đậm chất quê của vùng Bắc Bộ. Hãy cùng đến thăm một ngôi nhà đặc biệt ở ngõ An Trạch 1 phường Văn Miếu, quận Đống Đa.
Nghề dệt thổ cẩm có từ rất lâu đời, là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào người dân tộc Mường ở huyện miền núi Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ).
Mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nếu học bán trú là 65.000đ/trẻ/tháng, không bán trú là 45.000đ/trẻ/tháng.
Với nỗ lực duy trì, phát triển, nghề dệt thổ cẩm của người Mường (xã Kim Thượng, xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ) đã được công nhận Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.
Đồng bào Mường ở vùng núi Thanh Sơn, Tân Sơn ngàn đời nay vốn gắn bó sâu nặng với thiên nhiên. Tập quán sinh hoạt trên những triền núi, gần những con sông, con suối nhỏ, trồng lúa dưới chân núi trũng nước, săn bắt hái lượm trên rừng và đánh bắt cá tôm ở khe suối, lòng sông... đã tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào nơi đây thụ hưởng nguồn nguyên liệu chế biến thức ăn dồi dào, sẵn có nơi núi rừng.
Để giữ gìn và phát huy bản sắc của nghề dệt thổ cẩm, tỉnh Phú Thọ đã và đang triển khai nhiều biện pháp, chính sách khuyến khích và những việc làm cụ thể nhằm 'hồi sinh' lại nghề truyền thống này.
Nghề dệt thổ cẩm có từ rất lâu đời, là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào người dân tộc Mường ở huyện miền núi Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ).
Từ rất lâu đời nay, nghề dệt thổ cẩm luôn là một nét văn hóa đặc trưng của đồng bào người dân tộc Mường ở huyện miền núi Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Trước đây, sản phẩm thổ cẩm được tạo ra chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu trong gia đình, làm của hồi môn khi con gái về nhà chồng và một phần để trao đổi hàng hóa. Hiện nay, tỉnh Phú Thọ đang thực hiện nhiều giải pháp để gìn giữ nghề dệt truyền thống trước nguy cơ mai một.
Xóm Lũy Ải thuộc xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, nằm giữa thung lũng Mường Bi rộng lớn và là nơi lưu giữ những ký ức của người Mường cổ.
Người Mường ở huyện Thanh Sơn nói riêng và người Mường ở Việt Nam nói chung theo tín ngưỡng đa thần, một số ít có ảnh hưởng của cả Phật giáo, Nho giáo.
Hà Nội có khu vực nông thôn rộng lớn, giàu bản sắc văn hóa. Đặc biệt, thành phố còn có 13 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hôm nay (23-8), diễn ra phiên trọng thể Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ XVIII; Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ở Hà Nội: Bảo tồn, phát triển và khai thác giá trị từ văn hóa; Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đầu tiên theo chương trình mới: Hà Nội chuẩn bị chủ động, kỹ lưỡng; Tâm huyết với khuyến học, khuyến tài… là những thông tin đáng chú ý trên báo in Hànôịmới số ra ngày 23-8-2024.
Họa sĩ Vũ Đức Hiếu, người thường được biết đến với nghệ danh 'Hiếu Mường' đã tạo dựng không gian văn hóa Mường tại Hòa Bình từ năm 2007 với quy mô một bảo tàng tư nhân đầu tiên, nhằm bảo tồn, giới thiệu không gian văn hóa dân tộc Mường tại Việt Nam. Cách đây ít ngày, họa sĩ Vũ Đức Hiếu tiếp tục đưa tinh hoa gốm Mường về Hà Nội trong một không gian đậm bản sắc văn hóa tại 85 Nhật Chiêu, quận Tây Hồ.
Sở hữu những hang động, thác nước, cảnh quan đẹp cùng những giá trị văn hóa truyền thống, những năm gần đây, du khách đến với xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn theo hình thức du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm và nghiên cứu khoa học ngày một đông. Nhận thấy việc phát triển du lịch chính là cách xóa đói, giảm nghèo hiệu quả cho người dân, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Xuân Sơn lần thứ V, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định phát triển du lịch cộng đồng, phát triển nông sản phục vụ du lịch là 1 trong 3 nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong cả nhiệm kỳ.
Sau gần một thập kỷ học hỏi rèn luyện các kỹ thuật truyền thống về nghề gốm, thể nghiệm nhiều phương pháp làm đất, men, lò nung... họa sĩ Vũ Đức Hiếu đã giới thiệu một dòng gốm riêng lấy tên gốm Mường.
Hòa Bình là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 64%. Trang phục được xem là một yếu tố nhận diện, phân biệt của mỗi dân tộc. Trong quá trình phát triển và giao lưu văn hóa, trang phục truyền thống của dân tộc Mường cũng có sự cải biến song vẫn thể hiện đặc trưng của dân tộc.
Trong những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn phường Thái Bình (TP Hòa Bình) đã đạt được kết quả quan trọng; các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể được quan tâm.
Khách quốc tế yêu thích 'Mường tour - Động Thiên Hà' bởi họ được trải nghiệm một phần cuộc sống nơi làng quê thanh bình, sự đa dạng của văn hóa địa phương và lòng hiếu khách của người Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã ký Quyết định số 2322/QĐ-VHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghề thủ công truyền thống Nghề dệt thổ cẩm của người Mường ở xã Kim Thượng, xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa công nhận thêm 5 nghề thủ công truyền thống vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
3 món ăn nổi tiếng gồm phở Hà Nội, phở Nam Định và mỳ Quảng vừa được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã bổ sung thêm 17 di sản vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có phở Hà Nội, phở Nam Định, nghề ướp trà sen Quảng An, nghề làm gốm Sa Huỳnh…
Hồi còn là sinh viên năm thứ nhất, được cùng ăn, cùng ở, cùng sống với anh Nguyễn Xuân Luật - sinh viên năm thứ 3, tôi thường được anh đọc cho nghe những truyện thơ của dân tộc Mường, như: Nàng Nga - Hai Mối, Nàng Ờm và chàng Bồng Hương, Út Lót - Hồ Liêu... Anh thuộc và đọc hay đến mức tôi 'mê mẩn' theo giọng lên bổng xuống trầm của anh.
Huyện Lạc Sơn có trên 15,7 vạn người, trong đó dân tộc Mường chiếm khoảng 92%. Trên địa bàn huyện còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của người Mường như: nhà sàn, chiêng, mo, trang phục, nghề truyền thống, hát thường rang, bộ mẹng... Cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện chú trọng triển khai các giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường. Niềm tự hào và ý thức giữ gìn bản sắc được khơi dậy trong cộng đồng.
Nằm giữa núi rừng huyện Thạch Thành, thác Mây – hay còn gọi là thác 'chín bậc tình yêu' là điểm trốn nóng lý tưởng ở miền Tây xứ Thanh.
Vào chiều Chủ nhật hàng tuần, tiếng chiêng Mường lại vang lên trong không gian quen thuộc của nhà văn hóa thôn 5, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất (Hà Nội). Các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao người cao tuổi thôn 5 say sưa truyền dạy cho nhau cách đánh chiêng. Từ cách cầm chiêng, đánh dùi thế nào để phát ra thanh âm đẹp, đến cách phân nhịp và cảm thụ âm thanh, cách phân biệt làn điệu chiêng Mường so với loại hình cồng chiêng của dân tộc khác… Gần 14 năm nay, đây là nội dung sinh hoạt đã kết nối các thành viên và tạo bản sắc cho CLB.
Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có Quyết định số 1419/QĐ-UBND, ngày 30/7/2024 về việc công nhận Điểm du lịch cộng đồng xóm Mỗ.
Ngày 01/8/2008 là dấu mốc lịch sử quan trọng của Thủ đô Hà Nội khi Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa XII về điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh liên quan chính thức có hiệu lực. Đây là lần điều chỉnh quy mô lớn nhất, tính chất và ý nghĩa đặc biệt nhất trong suốt chiều dài nghìn năm lịch sử của Thăng Long - Hà Nội. Như suối nhỏ hòa vào dòng sông, 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được sáp nhập vào Thủ đô Hà Nội đến nay đã 16 năm. Tự hào trở thành công dân Hà Nội và góp phần mở rộng cộng đồng dân tộc Mường nơi đây, những người Mường ở Thủ đô đã cùng nhau hiện thực hóa một quyết tâm: Không để
Đồng bào Mường và đồng bào Kinh (Việt) vốn có chung một nguồn gốc, họ là chủ nhân của nền văn hóa đồ đá cũ, đồ đá mới và nền văn hóa Đông Sơn phát triển rực rỡ. Qua phát hiện khảo cổ học với các di chỉ Núi Đọ, hang Con Moong (Thạch Thành), mái đá Điều, mái đá Nước (Bá Thước), di chỉ khảo cổ văn hóa Đông Sơn ở Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Vĩnh Lộc, TP Thanh Hóa, Hậu Lộc... đã nói lên điều đó. Do biến thiên của lịch sử và xã hội, mãi sau này Việt - Mường mới tách ra, song giữa hai dân tộc vẫn có mối quan hệ gần gũi và gắn bó thân thiết.
Từ bao đời nay, với cư dân nông nghiệp tỉnh Thanh, hoạt động kinh tế để duy trì cuộc sống chủ yếu nhờ vào nghề nông trồng lúa ruộng nước và các gò đồi, đất rẫy. Họ cho rằng cây lúa cũng có hồn, có vía (có sức sống) như mọi sự vật, hiện tượng khác trong tự nhiên. Chính vì lẽ đó mà họ đã sùng bái và 'thiêng hóa' cây lúa - cây lương thực chính nuôi sống con người. Đây chính là cơ sở để hình thành tín ngưỡng vía lúa cùng hệ thống lễ nghi trong hoạt động nông nghiệp, hướng đến một cuộc sống ấm no, gắn liền với tín ngưỡng phồn thực cầu sự sinh sôi, nảy nở.
Ngày 3/8, tiếp tục chương trình Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc, các đoàn đã trình diễn các nghi lễ truyền thống và dân ca, dân vũ.
Về với xứ Thanh, bên cạnh trải nghiệm danh lam thắng cảnh, những phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc, du khách còn được thưởng thức các món ăn ẩm thực vô cùng hấp dẫn mang đậm nét văn hóa của mỗi vùng miền. Những năm qua, cũng nhờ nét tinh hoa trong văn hóa ẩm thực đã giúp ngành du lịch của tỉnh thu hút được đông đảo du khách đến tham quan, khám phá.
Sáng 1/8, tại Quảng trường đường Phạm Văn Đồng (TP.Quảng Ngãi), các đoàn tham gia Hội thi Diễn xướng dân gian văn hóa các dân tộc đã hợp luyện chương trình để chuẩn bị cho lễ khai mạc vào lúc 19 giờ tối cùng ngày.