Chăm lo phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên Quảng Trị

Nhờ các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Trị có chuyển biến tích cực, mang lại niềm tin và động lực cho cộng đồng người Vân Kiều, Pa Cô mang họ Hồ của Bác Hồ kính yêu vươn lên, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tiến bộ, văn minh.

Ngôi nhà chung trên thung lũng A Lưới

Tạo lạc trên đồi sim thơ mộng, Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới là nơi để cộng đồng dân tộc bản địa cùng nhau gìn giữ, bảo vệ và phát triển văn hóa dân tộc mình.

Giữ nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô

Vùng đất phía tây Thừa Thiên Huế không chỉ thu hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn nhờ vào sự đa dạng về văn hóa và nghệ thuật truyền thống của các dân tộc thiểu số (DTTS). Trong đó, nghề chạm khắc gỗ của đồng bào Pa Cô đã trở thành một biểu tượng đặc sắc, mang trong mình những giá trị lịch sử và tâm linh. Giữa dòng chảy của thời gian, ông Cu Đài, một nghệ nhân điêu khắc gỗ đã nỗ lực hết mình để gìn giữ và phát triển nghề truyền thống này.

Thừa Thiên-Huế trước vận hội mới - Kỳ 3: Giải bài toán khó ở phía Tây

Một trong những thành công của Thừa Thiên-Huế là giải được bài toán khó ở mạn phía Tây khi đưa huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo năm 2024.

Nam sinh dân tộc Tà Ôi và khát vọng cống hiến vì cộng đồng

Lớn lên trong cái khó của vùng đặc biệt khó khăn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Hồ Văn Đôi (sinh năm 2002, người dân tộc Tà Ôi, thuộc nhóm Tà Ôi chính dòng) đã không ít lần đứng trước lựa chọn phải dừng lại việc học. Nhưng vượt qua tất cả, Văn Đôi giờ đã là sinh viên năm cuối của Học viện Dân tộc, gặt hái được nhiều thành tích ấn tượng và không ngừng cống hiến cho cộng đồng.

250 đại biểu chính thức dự Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra trong 2 ngày 4 - 5/11/2024, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.

Dấu ấn 15 năm Giải thưởng Vừ A Dính: Tôn vinh những tấm gương đẹp của bản làng

Chương trình 'Dấu ấn 15 năm Giải thưởng Vừ A Dính, tôn vinh những tấm gương đẹp của bản làng' được tổ chức tại Làng Gốm Bát Tràng vào sáng 18/10. Dịp này, các tập thể, cá nhân nhận Giải thưởng Vừ A Dính đã đi viếng lăng Bác Hồ, thăm nhà Quốc hội và được Chủ tịch Quốc hội đón tiếp thân mật tại Văn phòng Quốc hội.

Vững bước trên con đường Mặt trận

Về dự Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029, các đại biểu đại diện cho các dân tộc và tôn giáo bày tỏ kỳ vọng vào nhiệm kỳ mới với những thành công, những thắng lợi mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Lắng nghe câu chuyện Việt Nam trên đất nước Lào anh em (bài 1)

Tỉnh Quảng Trị có gần 200km đường biên giới tiếp giáp với 2 tỉnh Savannakhet và Salavan, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Câu chuyện tình hữu nghị Việt - Lào anh em ở dải đất dọc biên giới này không chỉ là mối quan hệ thân tộc, họ hàng của người dân, mà còn là 'lịch sử' với việc rất nhiều người mang quốc tịch Lào nhưng lại có 'bề dày thành tích' tham gia cách mạng, đánh đuổi đế quốc Mỹ, giành độc lập cho dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt tập thể, cá nhân nhận giải thưởng Vừ A Dính

Chiều 16/10, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt tập thể, cá nhân nhận Giải thưởng Vừ A Dính nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Quỹ học bổng Vừ A Dính, 15 năm Giải thưởng Vừ A Dính.

Phát huy vai trò người có uy tín trong thực hiện nhiệm vụ chính trị

Những năm qua, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP Thừa Thiên Huế luôn coi trọng, phát huy vai trò của già làng, người có uy tín (NCUT) trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

Niềm mong ước của người Tà Ôi

Du lịch (DL) như ngọn lửa bùng cháy trên đại ngàn đã mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên thung lũng của người Tà Ôi.

Những người 'sưởi ấm' vùng cao biên giới Hướng Hóa

Những tấm áo, đôi dép, vở tập hay nhu yếu phẩm của các nhà hảo tâm chính là điểm tựa để các em học sinh vùng Lìa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) vượt qua khó khăn cuộc sống thường ngày, tiếp thêm động lực trên con đường chinh phục giấc mơ con chữ. Đặc biệt, sự quan tâm, chia sẻ của các thầy cô giáo, những người lính Biên phòng như ngọn lửa ấm giúp các em xua đi cái lạnh ngày Đông biên giới.

Hiệu quả tuyên truyền pháp luật ở vùng biên Hướng Hóa

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) đứng chân trên địa bàn thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, được giao nhiệm vụ quản lý đoạn biên giới dài hơn 16,4km và 6 mốc quốc giới tiếp giáp với tỉnh Savannakhet (Lào).

Huyện Đakrông quan tâm đến chiều thiếu hụt nhà ở cho người nghèo

Nhiều hộ nghèo, cận nghèo khó khăn về nhà ở tại huyện Đakrông (Quảng Trị) được hỗ trợ xây nhà từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và các nguồn huy động khác. Nhờ đó, người nghèo có thêm niềm tin, động lực để vươn lên.

Nhiều mô hình sáng tạo trong phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ tại Thừa Thiên Huế

Với nhiều cách làm hay, sáng tạo của lực lượng Công an cơ sở tại tỉnh Thừa Thiên Huế nên phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) trên địa bàn tỉnh ngày càng lan tỏa sâu rộng, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Nhiều mô hình, điển hình tiên tiến về phòng, chống tội phạm đã được duy trì, nhân rộng và hoạt động hiệu quả, góp phần giữ vững ANTT địa bàn.

Nhà dài - Nét đẹp văn hóa vùng cao

Có dịp ghé thôn A Năm, xã Hồng Vân, huyện A Lưới, du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngôi nhà dài duy nhất được xây dựng theo mô thức truyền thống của đồng bào Pa Cô. Năm 2014, ngôi nhà dài được nghệ nhân đan lát Quỳnh Quyên (trú tại thôn A Năm, xã Hồng Vân) vận động dựng và được coi là biểu tượng của tình đoàn kết giữa những người dân trong thôn.

Mùa đông này, vùng Lìa ấm áp hơn bởi những yêu thương!

Những tấm áo, đôi dép, vở tập hay nhu yếu phẩm của nhà hảo tâm và hơn cả là sự quan tâm, chia sẻ của các thầy cô giáo, người lính Biên phòng chính là điểm tựa để các em học sinh vùng Lìa (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) vượt qua khó khăn cuộc sống thường ngày, tiếp thêm động lực chinh phục giấc mơ con chữ.

Công an chính quy về xã, người dân yên tâm hơn

Tuy còn những tồn tại, khó khăn, nhưng theo đánh giá của Công an tỉnh và người dân, việc đưa công an chính quy về công tác tại địa bàn xã, thị trấn thời gian qua đã mang lại hiệu quả thiệt thực, giúp người dân yên tâm hơn trong cuộc sống.

Bảo tồn và khai thác hiệu quả các điểm di tích lịch sử, du lịch sinh thái ở miền núi A Lưới

Những năm qua, được sự quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ đầu tư từ các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã thực hiện nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, vừa khai thác hiệu quả các điểm du lịch cộng đồng, qua đó thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm.

Nghị lực của chàng trai Pa Cô

Dám theo đuổi ước mơ làm giàu trên miền đất khó, chàng trai trẻ người Pa Cô Nguyễn Văn Mạnh, trú tại xã Hồng Thái, huyện A Lưới đã trở thành tấm gương sáng về sự kiên trì và nghị lực. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, anh Mạnh không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên trở thành hộ khá giả nhờ tinh thần lao động bền bỉ và sự sáng tạo trong chăn nuôi, trồng trọt.

A Riêu Car - Lễ hội đặc sắc của đồng bào Pa Cô

A riêu Car là lễ hội linh thiêng và lớn nhất của dân tộc Pa Cô. Lễ hội này góp phần thắt chặt tình đoàn kết giữa các làng, bản, thông gia, anh em, bạn bè kết nghĩa, giúp đỡ nhau khi gặp rủi ro, hoạn nạn… Lễ hội cũng chính là hương ước, quy ước của Làng về những điều con, cháu, làng, bản không được mắc phải.

Triển khai thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình có 2 DTTS chính là dân tộc Bru-Vân Kiều (gồm 4 tộc người: Vân Kiều, Khùa, Ma Coong, Trì) và dân tộc Chứt (gồm 5 tộc người: Sách, Mày, Rục, A Rem, Mã Liềng), với 5.607 hộ (chiếm khoảng 2,3% dân số của tỉnh). Ngoài ra, có các DTTS: Thổ, Mường, Tày, Thái, Pa Cô... Đồng bào DTTS sinh sống chủ yếu tại 15 xã và 3 bản trên địa bàn các huyện: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thủy. Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình, vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Bình có sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, phát huy vai trò, tính chủ động, tham gia thực hiện của chính quyền địa phương, sự nỗ lực vươn lên của cộng đồng và Nhân dân.

Người đẩy lùi tục 'đẻ chòi' ở đồng bào dân tộc Pa Cô

Hàng trăm năm qua phụ nữ ở bản Pa Ling bị ám ảnh bởi tục 'đẻ chòi'. Nhưng sự xuất hiện của 'bộ đội Vũ', một người lính biên phòng, đã làm thay đổi tất cả.

Rạng rỡ 'những bông hoa nhỏ của núi rừng' tại Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em'

Trong số 306 đại biểu chính thức của Phiên họp giả định 'Quốc hội trẻ em' lần thứ 2 - năm 2024, có 47 đại biểu là người dân tộc thiểu số. Đây đều là những đội viên, thiếu nhi tiêu biểu, có thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc đến từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Danh phận nào cho món ngon nức tiếng xứ Huế

Nhiều món ngon trứ danh đại diện cho một số vùng miền được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có thể kể đến như mì Quảng (Quảng Nam), nghề nấu phở (Nam Định). Trước những thông tin này, những thực khách đặt câu hỏi vậy bún bò Huế đứng ở đâu trên bản đồ ẩm thực và tại sao chưa được ghi danh?

Ngôi làng chung của đồng bào vùng cao Thừa Thiên Huế

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu… Nơi đây có một Làng văn hóa truyền thống độc đáo. Đó là 'ngôi làng chung', nơi sinh hoạt, bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số vùng cao tỉnh Thừa Thiên Huế.

'Bông hoa Tà Ôi' tỏa hương

Những nhịp đập rộn ràng trong lồng ngực trẻ, có niềm tự hào là người con gái Tà Ôi, chị Hồ Thị Hương (thôn A Đeeng, xã Bắc Sơn, A Lưới) luôn ấp ủ khát khao giữ gìn, lan tỏa những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Thành lập hợp tác xã (HTX) dệt zèng; câu lạc bộ văn hóa văn nghệ dân gian tại địa phương; xây dựng Farmstay và thiết kế những tour du lịch trải nghiệm mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống, là cách 'bông hoa Tà Ôi' tỏa hương.

Đừng để sập bẫy 'việc nhẹ, lương cao' nơi xứ người

Dù đã được cảnh báo, nhưng trên địa bàn tỉnh vẫn có trường hợp người dân bị các đối tượng xấu lừa đi lao động nước ngoài (LĐNN) với những lời hứa hẹn: 'Việc nhẹ, lương cao'.

Về nghe gió reo suối chảy ở đại ngàn

Trong buổi chiều sắp chia tay với Huế, nam du khách tự hào khoe với mọi người đã đi gần như hết Huế mộng mơ, chỉ còn A Lưới xa quá nên tính sau. Cô bạn người Huế của du khách đã chia sẻ một câu 'Nói yêu Huế mà chưa biết A Lưới là chưa ổn rồi'. Và hành trình về đại ngàn xứ Huế nghe gió reo, suối chảy bắt đầu từ đó...

Kỳ công nghề dệt Dèng của người Tà Ôi ở miền núi xứ Huế

Trong tour trải nghiệm du lịch cộng đồng tại làng A Roàng 2 (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế), du khách có dịp mục sở thị các công đoạn của nghề dệt Dèng (loại vải dệt theo phương thức thủ công của người dân tộc Tà Ôi) – nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cách đây 8 năm.

Ngành du lịch Huế xúc tiến 'Kinh đô xưa, trải nghiệm mới'

Thông qua chuyến Famtrip từ ngày 18 đến 20-9 cũng như hội nghị về xúc tiến quảng bá và kết nối du lịch Huế, ngành du lịch Thừa Thiên Huế kỳ vọng xúc tiến, quảng bá và tìm được những ý tưởng mới để đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ.

Mang Trung thu ấm áp tới 900 em nhỏ vùng biên

Mới đây, Đoàn cơ sở Đồn Biên phòng cử khẩu quốc tế Lao Bảo phối hợp với Đoàn cơ sở thị trấn Lao Bảo, Chi đoàn Hải quan Cửa khẩu Lao Bảo, Chi đoàn Agribank tổ chức chương trình Tết Trung thu, trao phần quà với tổng trị giá 25 triệu đồng tới 900 em nhỏ vùng biên, góp phần tạo nên một mùa Trung thu ấm áp.

Tổ chức Tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam' vào tháng 11/2024

Tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam' năm 2024 nhằm tôn vinh di sản văn hóa các dân tộc, tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao và gắn kết với phát triển du lịch.

Già làng, người uy tín với hành trình giảm nghèo ở vùng cao Thừa Thiên Huế

Huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận thoát nghèo năm 2024, sớm hơn 1 năm so với kế hoạch. Đạt được kết quả này có sự đóng góp quan trọng của các già làng, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Tổ chức tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam' năm 2024

Ngày 12/9, thông tin từ Bộ VH,TT&DL cho biết đã ký ban hành kế hoạch tổ chức tuần 'Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam' năm 2024.

Độc đáo ngôi làng văn hóa chung của đồng bào vùng cao Thừa Thiên Huế

Huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Tà Ôi, Cơ Tu… Nơi đây có một Làng văn hóa truyền thống độc đáo, đó là 'ngôi làng chung', nơi sinh hoạt, bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới.

Những chiếc kẹo của chị Cecile le Phạm

Mới đây, chúng tôi có dịp cùng chị Cecile le Phạm - Tổng Giám đốc Công ty CP May xuất khẩu Huế (Hudatex Hue) - đến huyện miền núi Nam Đông để trao quà cho các em học sinh. Hôm ấy, cùng với những chiếc chăn ấm tặng các em, chị Cecile le Phạm còn mang theo một túi kẹo.

Phát huy tiềm năng, lợi thế để A Lưới thoát nghèo bền vững

Sáng 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024. Đến dự buổi lễ có các đồng chí: Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế; Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh…

Khám phá 7 dòng suối, thác nước hoang sơ giữa núi rừng xứ Huế

Khi khám phá núi rừng xứ Huế, du khách có thể dành thời gian ghé thăm những dòng suối, thác còn hoang sơ như A Nôr, A Don, Chín Chàng hay Hầm Heo.

Nâng cao vai trò của già làng và 'Hội đồng già làng' để giải quyết vấn đề của phụ nữ, trẻ em gái vùng dân tộc thiểu số

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh, để khắc phục những vấn đề đang đặt ra đối với phụ nữ và trẻ em, cần nâng cao hơn nữa vai trò của già làng và 'Hội đồng già làng' trong việc quản lý luật tục hôn nhân và gia đình ở đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS).

Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024

A Lưới là một trong 74 huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021-2025, đồng thời là một trong 22 huyện nghèo toàn quốc được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ để thoát nghèo. Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.

Thừa Thiên Huế: Từng bước xóa bỏ các hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Nam Đông

Từ khi Dự án 8 được triển khai tại huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế), các phong tục, tập quán lạc hậu đã dần được xóa bỏ.

Làng văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới sẽ kết nối du lịch, góp phần giảm nghèo bền vững

Ngày 6/9, UBND huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) tổ chức lễ Khánh thành Làng văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới.

Thừa Thiên Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

Sáng 6/9, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.

Đưa vào hoạt động Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới

Sáng nay (6/9), UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức khánh thành Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số tại xã Hồng Thượng, huyện A Lưới sau hơn 2 năm triển khai xây dựng.

Thành tích ấn tượng của 297 'nghị sĩ nhí' dự phiên họp Quốc hội trẻ em lần thứ II

Trong số 297 đại biểu chính thức tham gia phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II, năm 2024 có 238 em đạt các giải thưởng quốc tế, quốc gia, cấp tỉnh, huyện/quận.