Ngày 8/12, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Quận 4), Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố tổ chức Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ trên địa bàn.
Lai Châu là tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Trong bức tranh muôn màu của 20 dân tộc anh em tỉnh Lai Châu, người Hà Nhì được biết đến bởi sự phong phú, đa dạng về bản sắc văn hóa, đặc biệt là dân ca, dân vũ. Để bảo tồn và phát huy nét văn hóa đó, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp góp phần nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho đồng bào.
Hình ảnh Google Doodle tôn vinh Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ nhân dịp 10 năm được công nhận Di sản Văn hóa Thế giới do nghệ sỹ Camelia Pham minh họa, thể hiện các nghệ sỹ biểu diễn đờn ca tài tử.
Cuộc khai quật khảo cổ kéo dài 2 năm (2013 - 2014) do Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ và Bảo tàng Bình Thuận thực hiện tại tháp Pô Dam xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, đã đưa lên khỏi lòng đất một số lượng kiến trúc và di vật cực kỳ phong phú, đa dạng về các loại hình, với nhiều thông tin mang lại hiểu biết mới về một nhóm đền tháp thuộc loại cổ nhất của nghệ thuật kiến trúc Chămpa hơn 1.300 năm trước.
'Chợ phiên - Chào năm mới 2024' là chủ đề các hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam từ ngày 30 - 31/12/2023 và 1/1/2024 nhằm giới thiệu nét văn hóa đầu xuân mới qua ẩm thực, nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán.
Trưng bày chuyên đề 'Âm vang Đông Sơn' đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia nhân Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2023) và hướng tới kỷ niệm 100 năm phát hiện, nghiên cứu văn hóa Đông Sơn (1924-2024).
Ngày 22/11, nhằm chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11 và hướng tới kỷ niệm 100 năm phát hiện, nghiên cứu văn hóa Đông Sơn, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã tổ chức trưng bày chuyên đề 'Âm vang Đông Sơn'.
Ngày 15-10, tại đường sách TPHCM đã diễn ra chương trình giao lưu, biểu diễn nghệ thuật và ra mắt sách Nghệ thuật chỉ huy dàn nhạc và hợp xướng của TS-NS Nguyễn Bách. Sách do NXB Phụ Nữ Việt Nam in ấn và phát hành.
Sáng 15-10, lễ ra mắt sách Nghệ thuật chỉ huy dàn nhạc và hợp xướng và cuốn sách Hòa âm vui đã diễn ra tại Đường sách TP HCM (đường Nguyễn Văn Bình, quận 1)
Một người đàn ông ở Nam Carolina, Mỹ đã quyết định sửa đổi chiếc đàn Banjo của mình và sử dụng nó để câu cá.
Lưu giữ, trưng bày 500 cổ vật quý hiếm có niên đại từ thế kỷ VII-VIII, Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam là điểm đến tham quan của nhiều du khách.
Triển lãm đã trưng bày 100 hiện vật tiêu biểu thời vua Khải Định, thuộc bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.
Sáng 24/8, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường (Đại Nội Huế), Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế tổ chức chương trình kỷ niệm 100 năm (1923-2023) Museé Khải Định - Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.
Trong bảo tàng di sản văn hóa Mường hơn 6.000 hiện vật của mình, chiếc chiêng phân ngôi dát vàng được nghệ nhân Bùi Thanh Bình lưu giữ ở vị trí trang trọng, nâng niu như báu vật. Với ông, chiêng là điển hình cho văn hóa hàng nghìn năm của dân tộc Mường.
Sau hơn 2 năm triển khai, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), đồng bào Khmer ở Hậu Giang đã bảo tồn được nhiều nét văn hóa đẹp.
Như một số dân tộc thiểu số khác, người S'tiêng cũng sử dụng nhạc khí để thể hiện những giai điệu tâm tình, trao gửi tình cảm với người mình yêu hoặc thổ lộ tâm sự. Những nhạc khí được người S'tiêng sử dụng trong giao duyên, tình yêu phần lớn thuộc họ hơi rung vang, chi thổi. Giai điệu nhìn chung đều ngắn, lặp lại, nhẹ nhàng, thủ thỉ, tâm tình... Tất cả góp phần làm đa dạng âm nhạc mang đặc trưng riêng của người S'tiêng Bình Phước.
Tối qua (29.7), lúc 20 giờ 10 phút, nhạc trưởng Lê Phi Phi đã vung đũa chỉ huy dàn nhạc giao hưởng chơi bản Rock nổi tiếng Europa mở màn cho đêm nhạc Rock Symphony Vol. 3 của Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch TP.HCM (HBSO) tại sân khấu Nhà hát Thành phố. Rock Symphony Vol.3 sẽ diễn trong hai đêm 29 và 30.7.2023 sau thành công vang dội của các chương trình Vol.1 và Vol.2 vào năm 2019.
Đàn nhị, đàn bầu, sáo trúc, trống cơm, đàn tranh… là những loại nhạc cụ truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Trong dòng chảy xô bồ của cuộc sống, sự tiện dụng của nhiều nhạc cụ hiện đại đã làm lượng người đam mê các loại nhạc cụ, nhạc khí truyền thống dần ít đi. Xuất phát từ tình yêu với những giai điệu quê hương, câu lạc bộ (CLB) 'Đờn và hát dân ca' ở TP. Đồng Xoài đã thành lập gần 5 năm nay. Các thành viên CLB cùng nhau giữ gìn những giai điệu, thanh âm đặc sắc của dân tộc qua từng phím đàn, từng loại nhạc cụ cho hôm nay và cả mai sau.
Nhạc ngũ âm là loại hình nghệ thuật truyền thống, mang tính chất tiêu biểu, thường xuất hiện vào các dịp lễ hội lớn ở chùa và gia đình đồng bào Khmer trong các phum, sóc khi có đám tiệc và được xem là 'linh hồn' trong đời sống văn hóa độc đáo của đồng bào Khmer.
Độc giả L.Đ.S (TP Thanh Hóa) hỏi: 'Tôi thấy trên mạng xã hội và sách báo người ta hay viết là 'cổ súy', nhưng cũng có nhiều người viết là 'cổ xúy'. Vậy xin chuyên mục Cà kê chuyện chữ nghĩa cho biết, trong hai cách viết 'cổ súy' và 'cổ xúy', thì đâu là cách viết đúng chính tả?'.
Đêm nhạc của Pacific Brass thuộc Đoàn nghệ thuật Không quân Hoa Kỳ sẽ diễn ra tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa xứ Đông vào tối nay 2.7, với 20 tiết mục, trong đó có 17 tiết mục do Pacific Brass biểu diễn.
Tối 23/6 tại hội trường A, Trường đại học Y Dược Huế (06 Ngô Quyền) diễn ra concert pop-rock của nhóm nhạc The Rodeo.
Nhã nhạc là loại hình âm nhạc cung đình thể hiện sự sáng tạo văn hóa đặc biệt của dân tộc Việt Nam, đạt đỉnh cao vào thế kỷ XIX. Là trung tâm hội tụ, lan tỏa những giá trị độc đáo của Nhã nhạc, mấy mươi năm qua, Thừa Thiên Huế nỗ lực giữ gìn và bảo tồn hiệu quả những giá trị nổi bật của di sản này.
Xã Đất Bằng (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều người Chăm sinh sống, trong đó, buôn Ma Giai tập trung đông nhất. Người Chăm theo chế độ mẫu hệ, cùng có tín ngưỡng đa thần và sinh sống đan xen với người Jrai từ lâu đời nên trong văn hóa ứng xử, tập tục cũng như những đặc điểm văn hóa truyền thống giữa người Chăm và người Jrai có những tương đồng nhất định.
Với nền văn hóa dân gian, nhạc cụ dân tộc như là những viên ngọc quý, sáng đẹp mang sức sống tiềm tàng góp phần làm giàu thêm cho nền âm nhạc Việt Nam. Chính vì thế, lo ngại trước sự lên ngôi của các loại đàn điện tử lấn át nhạc cụ truyền thống, một số nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà văn hóa miệt mài níu giữ và bảo tồn những 'đặc sản' tinh thần và văn hóa dân tộc.
Dù đã đi qua hơn nửa đời người nhưng tại căn nhà nhỏ trên phố Hoàn Kiếm, Hà Nội Nghệ sĩ ưu tú, nghệ nhân Phạm Chí Khánh đã dành hàng chục năm chế tác nhạc cụ dân tộc, bảo tồn và truyền cảm hứng về tình yêu với nhạc cụ dân tộc truyền thống.
Theo Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL ngày 1/6 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái nằm trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Dân ca của người Bố Y ở huyện Mường Khương từ lâu đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần trong đời sống của cộng đồng mỗi khi lễ Tết, hội hè, nghi lễ, khi khách đến nhà...
Nhờ ngôn ngữ biểu cảm đặc biệt và làn điệu đặc sắc chứa đựng trầm tích và mạch nguồn văn hóa cộng đồng của dân ca mà con người từ khắp mọi phương trời không cùng ngôn ngữ, không chung phong tục, tập quán vẫn có thể rung cảm, đồng điệu, chia sẻ... Thuộc nhóm dân tộc rất ít người tại Việt Nam, dân tộc Bố Y luôn nỗ lực bảo tồn các giá trị văn hóa trong dòng chảy cuộc sống hiện đại, làm nên nét đẹp riêng trên mảnh đất biên cương Lào Cai.
Nghệ nhân Võ Văn Bá (tên thường gọi Ba Bá, 81 tuổi, xã Nhơn Thạnh, thành phố Bến Tre) được biết đến là một Nghệ nhân dân gian có quá trình hoạt động âm nhạc truyền thống dân tộc bền bỉ, sáng tạo từng được xác lập kỷ lục quốc gia nổi tiếng trong và ngoài nước. Ông đã thổi hồn vào từng thớ xơ dừa xù xì, thô ráp, biến nó thành những loại nhạc cụ truyền thống chưa từng có trên thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể là tài sản vô giá do Nhân dân sáng tạo ra, được trao truyền và vun đắp qua nhiều thế hệ. Do đó, để những giá trị văn hóa ấy trở thành tài sản, thực sự 'ăn sâu, bám rễ' và có sức lan tỏa mạnh mẽ tới đông đảo bạn bè, du khách, huyện Thọ Xuân luôn xác định phải dựa vào cộng đồng.
Hai năm gần đây, các sự kiện, chủ đề văn hóa do người trẻ tổ chức, thực hành nở rộ ở tầm mức chưa từng có. Nhiều hội nhóm và các cá nhân đã chọn con đường giới thiệu, quảng bá, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống đa dạng của dân tộc, để nghệ thuật truyền thống không bị quên lãng.
Đàn đá Khánh Sơn được biết đến là một loại nhạc cụ cổ, thể hiện nét sinh hoạt văn hóa truyền thống lâu đời của người đồng bào Raglai ở Khánh Hòa. Năm 1979, một gia đình người đồng bào Raglai đã phát hiện ra bộ đàn đá có niên đại khoảng 3.000 – 4.000 năm tuổi và hiến tặng cho ngành văn hóa tỉnh Khánh Hòa. Hiện địa phương đang tìm giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị vốn có của nó.
Với dân tộc Ba Na, cồng chiêng là biểu tượng của sự linh thiêng, cao quý, là tài sản có giá trị và luôn gắn bó chặt chẽ với nghi lễ của đồng bào.
Ngày 27-3, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại TPHCM (thuộc Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam) đã tổ chức bàn giao bộ đàn đá Khánh Sơn A và B cho Sở VH-TT tỉnh Khánh Hòa và Bảo tàng tỉnh sẽ là đơn vị trực tiếp quản lý, phát huy giá trị.
ĐBP - 'Trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Mông ở huyện Nậm Pồ, không thể thiếu tiếng khèn. Nghệ nhân ưu tú - ông Hạng A Sàng được biết đến như là một trong những nghệ nhân tiêu biểu của huyện, đã dành cả cuộc đời cho việc lưu giữ, bảo tồn khèn, loại nhạc cụ truyền thống độc đáo của đồng bào dân tộc Mông'.
Một không gian đậm chất làng quê dưới sắc đỏ rực rỡ của hoa gạo vào mùa đang đem lại cho Bảo tàng Lịch sử một vẻ bề ngoài khác lạ, thu hút khách tham quan. Đây cũng là thời điểm Bảo tàng tổ chức chương trình khám phá mang tên 'Hồn quê làng Việt'.
Là chương trình du lịch thường niên tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, năm nay 'Bác cổ - Mùa hoa gạo' trở lại với với mong muốn tạo ra một không gian trải nghiệm và khám phá những nét độc đáo của làng quê thanh bình.
Tối 14/3, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp với Công ty Du lịch bền vững Việt Nam (S.T.I.D) tổ chức chương trình tour mang chủ đề 'Hồn quê làng Việt'.
Tối 14/3, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam phối hợp với Công ty Du lịch Bền vững Việt Nam tổ chức chùm tour 'Bác Cổ - Mùa hoa gạo' với chủ đề 'Hồn quê làng Việt'. Sản phẩm được tổ chức với mục đích mang đến trải nghiệm mới cho du khách Hà Nội, đặc biệt là khách quốc tế đến Hà Nội.
Mới đây, sau buổi làm việc với lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Khánh Hòa, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (tại TP. Hồ Chí Minh) đã có văn bản gửi Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đề nghị sớm trao đổi với cơ quan có thẩm quyền để bàn giao 2 bộ đàn đá Khánh Sơn theo đề nghị của UBND tỉnh Khánh Hòa. Như vậy, sau gần 44 năm rời xa vùng đất Khánh Hòa, 2 bộ đàn đá đang được nỗ lực để đưa trở lại nơi phát hiện ra nó.
Nhắc đến văn hóa Mường, ta nhớ đến những giá trị văn hóa đặc sắc với sức sống lâu bền. Đáng nói, trong số 14 di sản văn hóa phi vật thể ở xứ Thanh được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có 3 di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào Mường.
Nhiều người dân thắc mắc vì sao các hiện vật đàn đá Khánh Sơn rất nổi tiếng, được phát hiện tại Khánh Hòa và công bố cách đây 44 năm, không có tên trong danh sách công nhận 'bảo vật quốc gia'?