Đoàn kết là một truyền thống và bài học cực kỳ quý báu của dân tộc Việt Nam. Từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định 'đoàn kết' là giá trị cốt lõi và 'Đại đoàn kết toàn dân tộc' là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, là động lực chủ yếu của cách mạng Việt Nam.
Trong suốt 93 năm hình thành và phát triển, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tập hợp, đoàn kết ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân trong khối đại đoàn kết thống nhất, góp phần hoàn thành mục tiêu cách mạng cao cả do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Bác Hồ kính yêu - Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, đã dạy: 'Chính sách Mặt trận là chính sách rất quan trọng. Công tác Mặt trận là công tác rất quan trọng trong toàn bộ công tác cách mạng'. Bác còn dạy: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công!'.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: 'Không đoàn kết thì suy và mất. Có đoàn kết thì thịnh và còn. Chúng ta phải lấy đoàn kết mà xoay vần vận mệnh, giữ gìn dân tộc và bảo vệ nước nhà'.
Sáng 16/11, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở thôn Tiên Lữ, xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội.
Hướng tới kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (MTDTTNVN)-Ngày truyền thống MTTQVN (18/11/1930-18/11/2023), ngay từ những ngày đầu tháng 11, tại các khu dân cư (KDC) trên địa bàn tỉnh đã rộn ràng không khí 'Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc'. Nét đẹp văn hóa truyền thống của ngày hội đã tô thắm giá trị tinh thần, thắt chặt thêm tình đoàn kết toàn dân tộc, tạo thành sức mạnh to lớn để Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương.
Tập sách 'Đại tướng Đoàn Khuê' được Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân tập hợp một số bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, những người đồng chí, đồng đội thân cận với Đại tướng để xuất bản sau khi Đại tướng qua đời vào năm 1999.
Đại tướng Đoàn Khuê, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, là nhà chính trị xuất sắc, nhà lãnh đạo, chỉ huy quân sự tài năng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đại tướng Đoàn Khuê (29.10.1923 - 29.10.2023) - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là nhà chiến lược, nhà chính trị, quân sự xuất sắc của Đảng và Quân đội; người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mẫu mực; người con ưu tú, nghĩa tình của quê hương Quảng Trị.
Thực hiện sự phân công của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Đại tướng Lương Cường- Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam đã dự và phát biểu tại Lễ Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Đoàn Khuê- nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng diễn ra vào chiều 27-10 tại TP Đông Hà (Quảng Trị).
Ngày 27/10, tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị phối hợp với Bộ Quốc phòng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh đồng chí Đại tướng Đoàn Khuê (29/10/1923- 29/10/2023).
Trong quá trình chuẩn bị Hội thảo khoa học 'Đại tướng Đoàn Khuê-Người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo, chỉ huy xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Quảng Trị', Ban tổ chức đã nhận được hơn 90 tham luận của các đồng chí đã và đang giữ trọng trách cao trong Đảng, Nhà nước, Quân đội; lãnh đạo tỉnh Quảng Trị; tướng lĩnh, sĩ quan, nhà khoa học và nhân chứng lịch sử...
Những ngày này, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa và thiết thực chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đại tướng Đoàn Khuê (29/10/1923 – 29/10/2023).
Sáng nay 27/10, tại TP. Đông Hà, Bộ Quốc phòng phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội thảo khoa học 'Đại tướng Đoàn Khuê - Người cộng sản kiên trung, nhà lãnh đạo, chỉ huy xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Quảng Trị' nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Đoàn Khuê - Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Báo Quảng Trị online trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu chào mừng hội thảo của UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị Lê Quang Tùng.
Đại tướng Đoàn Khuê, người con ưu tú của quê hương Quảng Trị đi xa, nhưng hình ảnh một người đồng chí gần gũi thân thương, một đảng viên kiên trung, suốt đời tận tụy chiến đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân, một nhà lãnh đạo, chỉ huy xuất sắc, có uy tín lớn của quân đội ta vẫn còn mãi mãi in đậm trong lòng đồng bào, đồng chí và quê hương.
Đại tướng Đoàn Khuê, người con ưu tú của quê hương Quảng Trị đi xa, nhưng hình ảnh một người đồng chí gần gũi thân thương, một đảng viên kiên trung, suốt đời tận tụy chiến đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của Nhân dân, một nhà lãnh đạo, chỉ huy xuất sắc, có uy tín lớn của quân đội ta vẫn còn mãi mãi in đậm trong lòng đồng bào, đồng chí và quê hương.
Một trong những sự kiện đáng chú ý trong lĩnh vực xuất bản của tháng 10/2023 là Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách 'Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng' của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sinh thời, Đại tướng Đoàn Khuê, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ít khi kể về truyền thống cách mạng vẻ vang của gia đình mình. Chuyện gia đình ông có 2 vị tướng, 2 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 6 liệt sĩ hy sinh anh dũng trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cứu nước ác liệt thì càng ít được biết đến. Kế tục truyền thống yêu nước của cha ông, cả 9 anh chị em trong gia đình Đại tướng Đoàn Khuê sớm giác ngộ lý tưởng, con đường cách mạng của Đảng để giải phóng dân tộc, trở thành những 'hạt giống đỏ' trong phong trào cách mạng của quê hương, đất nước. Cùng với 3 người thoát ly gia đình trưởng thành trong phong trào cách mạng là Đại tướng Đoàn Khuê, Trung tướng Đoàn Chương, Đại tá Đoàn Thúy, thì 6 anh chị em trong gia đình ở lại địa phương đều anh dũng chiến đấu, cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc, gồm các liệt sĩ: Đoàn Đình, Đoàn Văn Hà, Đoàn Giao, Đoàn Cư, Đoàn Ngọc Anh, Đoàn Thị Tùng.
Đại tướng Đoàn Khuê, người con ưu tú của quê hương Quảng Trị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, một chiến sĩ cộng sản kiên cường, nhà chính trị, quân sự xuất sắc, rất mực trung thành với sự nghiệp cách mạng. Đối với gia đình, trong ký ức của ông Đoàn Xuân Thắng, người con thứ hai của Đại tướng Đoàn Khuê, cha ông là một người con hiếu thuận, một người chồng mẫu mực. Cả cuộc đời Đại tướng Đoàn Khuê đã dành trọn sự kính trọng, yêu thương cho hai người phụ nữ, đó là mẹ của ông - bà Nguyễn Thị Dương, và người vợ của ông - bà Trương Thị Sương.
Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028 sẽ được tổ chức vào đầu tháng 12/2023 tại Hà Nội. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân, viên chức, lao động; khẳng định vai trò, vị trí của giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam trong bối cảnh tình hình mới.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định công tác dân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
Tháng 10/1999, nhân kỷ niệm 50 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm 'Dân vận', theo đề nghị của Ban Dân vận Trung ương, Bộ Chính trị (khóa VIII) đã đồng ý lấy ngày 15/10/1930 làm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Đồng thời, quyết định chọn ngày 15/10 hằng năm là ngày 'Dân vận' của cả nước để đẩy mạnh việc học tập và thực hiện những lời dạy của Bác Hồ về công tác dân vận.
Phát huy truyền thống vẻ vang 93 năm công tác dân vận của Đảng, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh không ngừng đổi mới công tác dân vận theo hướng sát cơ sở, thực sự 'trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân', 'nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin'.
Cách đây 93 năm, từ ngày 14/10 đến ngày 31/10/1930, tại Hương Cảng, Trung Quốc, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ nhất đã thông qua Luận cương chính trị, Điều lệ Đảng, án nghị quyết về Công nhân vận động, Nông dân vận động, Cộng sản thanh niên vận động, Quân đội vận động và Hội phản đế đồng minh. Đây là những tổ chức tiền thân, đặt nền móng toàn diện và hoàn chỉnh cho công tác dân vận của Đảng và hệ thống chính trị sau này. Đặc biệt, ngày 15/10/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài báo 'Dân vận' đăng trên báo Sự thật số 120 đề cập đến những vấn đền căn bản, trở thành kim chỉ nam trong đường lối lãnh đạo của Đảng, hoạt động của chính quyền, của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về dân vận và công tác dân vận.
Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ diễn ra tại tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), đồng chí Nguyễn Thị Thập có vai trò và đóng góp to lớn. Gần 70 năm tham gia cách mạng, hơn 60 năm chiến đấu liên tục trong đội ngũ của Đảng, được Đảng và Nhà nước giao nhiều trọng trách, ở vị trí nào, đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Nhân dịp kỷ niệm 115 năm Ngày sinh của đồng chí Nguyễn Thị Thập, đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết:Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ tuy chưa thắng lợi hoàn toàn, chính quyền cách mạng tỉnh Mỹ Tho được thành lập và tồn tại không bao lâu, nhưng tác dụng rõ rệt là tinh thần quần chúng được nâng lên, nhân dân vui mừng, tin tưởng hơn vào cách mạng.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao công tác dân vận. Nhờ làm tốt công tác dân vận, xây dựng được 'thế trận lòng dân', Đảng ta đã lãnh đạo Nhân dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Suốt chặng đường 93 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, công tác dân vận của tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào những thắng lợi vẻ vang và sự phát triển lớn mạnh của tỉnh.
Qua 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt nhiều thành quả cách mạng to lớn.
Nhân kỷ niệm 82 năm thành lập Chiến khu du kích Ngọc Trạo (19-9-1941 - 19-9-2023), Báo Thanh Hóa xin giới thiêu những thông tin, tư liệu về Chiến khu du kích nổi tiếng trước Cách mạng tháng 8-1945 này.
Nhân kỷ niệm 82 năm thành lập Chiến khu du kích Ngọc Trạo (19-9-1941 - 19-9-2023) cùng nhớ lại những đóng góp xứng đáng của quê hương cách mạng làng Long Linh Ngoại (xã Thọ Trường cũ, nay là xã Trường Xuân, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) cho một trong những chiến khu du kích đầu tiên của cả nước, đỉnh cao của phong trào phản đế cứu quốc, tiến tới Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945.
Ngày 10/9 (tức 26/7 âm lịch), tại di tích Quốc gia khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đã trang trọng tổ chức lễ giỗ Tổng Bí thư Lê Hồng Phong lần thứ 81 theo nghi lễ cổ truyền của dân tộc.
Nguyễn TúcỦy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Tháng 9/1940, Chi bộ Thuần Mỹ (nay thuộc Đảng bộ xã Trạch Mỹ Lộc, huyện Phúc Thọ) được ra đời. Đây được xem là tiền đề quan trọng cho sự phát triển, lan rộng của phong trào cách mạng trên quê hương Phúc Thọ.
Triệu Phong là vùng đất giàu truyền thống yêu nước đã sinh ra nhiều người con ưu tú làm rạng danh cho quê hương, đất nước trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Trong giai đoạn có Đảng lãnh đạo, những người con ưu tú của quê hương càng có cơ hội dành trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng, trong đó có Đại tướng Đoàn Khuê, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng Đoàn Khuê 29/10 (1923-2023) và các hoạt động kỷ niệm dự kiến được tổ chức trang trọng tại tỉnh Quảng Trị vào tuần thứ 3, tháng 10/2023.
Những ngày tháng Tám lịch sử, hòa cùng không khí náo nức hướng về kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, lớp lớp thế hệ cán bộ, chiến sĩ (CBCS) các cơ quan, đơn vị LLVT Hà Nam càng thêm tự hào khi ôn lại những chiến công của quân và dân tỉnh nhà trong Tổng khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền và đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc. 78 năm đã trôi qua, song những dấu ấn về những ngày vừa xây dựng, phát triển, vừa tham gia đấu tranh giành, giữ chính quyền cách mạng vẫn luôn sâu đậm, động lực thôi thúc CBCS các cơ quan, đơn vị LLVT hôm nay thêm quyết tâm, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đã thắng lợi vẻ vang, đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Thắng lợi đó có ý nghĩa và giá trị rất to lớn, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam - Kỷ nguyên đất nước được độc lập, dân ta được sống trong tự do, được là người chủ xã hội và tạo ra những tiền đề cần thiết, từng bước đưa nước ta đi lên con đường xã hội chủ nghĩa và phát triển, đổi mới như hiện nay. Ý nghĩa và bài học của Cách mạng Tháng Tám thật vô cùng to lớn và một trong những nguyên nhân đưa đến thành công đó chính là biết phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ Tổ quốc từ thành công của Cách mạng Tháng Tám đã khơi nguồn, bồi đắp sức mạnh cho toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta vững bước trên chặng đường mới.
Ngày này năm xưa 26/7/1960, là ngày thành lập ngành Kiểm sát nhân dân; ngày 26/7/2018, Bộ Công Thương áp dụng biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại.
Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đóng vai trò nòng cốt. Đại hội XIII của Đảng khẳng định: 'Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hóa, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước'. Bài viết phân tích giá trị truyền thống đoàn kết dân tộc của ông cha ta đến thời đại Hồ Chí Minh, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập quốc tế và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đồng chí Trường Chinh là nhà cách mạng lớn, nhà lãnh đạo tài năng, nhà lý luận kiệt xuất của dân tộc Việt Nam. Về Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, đồng chí Trường Chinh đã vận dụng sáng tạo, nhất quán chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết dân tộc vào công tác tổ chức và hoạt động thực tiễn. Những quan điểm của đồng chí Trường Chinh về Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam là những đóng góp to lớn cho sự nghiệp củng cố và phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.