Nghề gia truyền hiện nay vẫn tồn tại và phát triển tại một số gia đình ở khu phố cổ Hà Nội. Họ không chỉ giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, mà còn giữ lại nét văn hóa của người Hà Nội.
Qua hơn 6 tháng triển khai chính thức ứng dụng Công dân Thủ đô số - iHanoi, ứng dụng thể hiện tâm huyết và quyết tâm rất cao của chính quyền TP trong mục tiêu 'lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ'.
Thành phố Hà Nội đang phân loại rác tại nguồn theo 4 nhóm: nhóm chất thải tái chế, tái sử dụng; nhóm chất thải nguy hại; chất thải cồng kềnh và các chất thải khác. Tuy nhiên, người dân còn khá mơ hồ về các khái niệm rác thải.
Là món ăn truyền thống lâu đời, gắn với cuộc sống của người Tràng An, phở Hà Nội đã trở thành món ẩm thực hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Giờ đây, với việc phở Hà Nội trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thành phố Hà Nội đang nỗ lực thực hiện các hoạt động tôn vinh, quảng bá món ăn này, góp phần vào việc phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô.
Phở không những là món ăn tồn tại trong tâm thức của người Hà Nội nói riêng mà giờ đây đã gần như trở thành một biểu tượng cho nền ẩm thực phong phú của người Việt Nam nói chung và vượt ra khỏi lãnh thổ Việt Nam vươn tầm ẩm thực thế giới.
Dọc phố Hàng Đồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), các cửa hàng bày bán các sản phẩm bằng đồng được nhập từ các làng nghề nằm san sát. Chỉ còn lại số ít nghệ nhân vẫn còn hành nghề đánh bóng, sửa chữa đồ đồng ngay tại phố nghề này. Nghề xưa cũ nhưng họ vẫn kiên trì và biết áp dụng các kỹ năng mới nên việc kinh doanh vẫn phát đạt…
Trải qua nhiều biến cố, từng có lúc bỏ sang làm nghề khác nhưng rồi trái tim nhiệt huyết vẫn thôi thúc người con đất Lộng Thượng phải giữ nghề đúc đồng truyền thống bằng mọi giá.
Chính thức ra mắt ngày 28/6, ứng dụng 'Công dân Thủ đô số' (iHanoi) tạo lập kênh kết nối số nhanh chóng và thuận tiện giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp của Thủ đô. Mọi vấn đề bất cập đời sống dân sinh được phản ánh và xử lý chỉ bằng 'một nút chạm'.
Từ ngày 28/6, ứng dụng 'Công dân Thủ đô số' (iHanoi) chính thức triển khai, kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong thực hiện chuyển đổi số theo Đề án 06 của Chính phủ trên địa bàn TP Hà Nội.
Hà Nội 36 phố Hàng ai cũng biết, thế nhưng bây giờ hầu hết các phố đều chỉ còn giữ được tên gọi, còn nghề cũ, những nghề đã vì nó mà con phố được đặt tên. Dù vậy, vẫn còn một vài phố vẫn giữ được nghề qua hàng trăm năm, như Hàng Bạc, Hàng Thiếc, Hàng Chiếu, Hàng Mã...
Hẳn ai cũng nghĩ phố cổ Hà Nội là nơi dành cho những cửa hàng xa xỉ hay những quán xá thơm tho. Vậy mà giữa khu phố 'vàng' đó vẫn có những cửa hàng thu mua phế liệu.
Cùng xem loạt ảnh đặc sắc về nhiều mặt cuộc sống ở Hà Nội những năm 1951-1954 được ghi lại qua ống kính của cựu binh Lê dương người Đức Dietrich Stahlbaum.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, hậu phương lớn Thanh Hóa đã huy động cao nhất, nhiều nhất sức người, sức của, bảo đảm hậu cần cho chiến dịch toàn thắng. Dấu ấn Thanh Hóa đối với Điện Biên từ trong chiến tranh cho đến hòa bình luôn sắc nét và ngược lại Điện Biên có một vị trí đặc biệt trong lòng Thanh Hóa. Trong dịp về thăm Thanh Hóa lần thứ 2 vào năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khen ngợi: 'Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó; tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó'.
Trong ký ức ở những miền quê, nơi lưu giữ truyền thống gói bánh chưng, làm mứt từ bao đời nay đã trở thành nét đẹp văn hóa vùng miền để chờ đón ngày Tết đoàn viên.
Phố Hàng Đồng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) từng nức tiếng với nghề gò đồng. Tuy nhiên, những xưởng đồng từ thuở nghề bén rễ đất Kẻ Chợ đang dần mai một, số lượng thợ lành nghề cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Khi nhiều tuyến vỉa hè đã chật kín xe máy, một số người dân trưa nay mang lò ra lề đường để hóa vàng mã sau lễ cúng rằm tháng 7.
Phải lòng cô gái Hà thành, chàng trai vận dụng hết những kỹ năng, kinh nghiệm làm nghề khắt khe từ thời cha ông để làm nên bát phở đặc biệt khiến cô gái 'nghiện' hương vị phở Nam Định từ lúc nào không hay.
Phố Hàng Đồng ở Hà Nội là con phố chỉ dài vẻn vẹn 130 m với một nghề truyền thống lâu đời là sản xuất những đồ gia dụng bằng đồng. Khi xưa, nơi đây không chỉ sản xuất, mà còn là nơi thu gom, buôn bán đồ đồng sầm uất của đất Hà Thành. Tuy nhiên, thời gian trôi đi với bao đổi thay, nghề gò, đúc đồng đang dần mai một, nên giờ đây tìm được người còn lưu giữ nghề truyền thống này quả thực không dễ dàng gì.
Cái tên phố Bát Ngô còn được lưu lại trong ca dao cũ về khu phố cổ Hà Nội: 'Bát Ngô, Hàng Sắt xem qua / Hàng Vải, Hàng Thiếc lại ra Hàng Hòm'. Tên gọi 'Bát Ngô' có ý nghĩa gì? Bây giờ là phố Bát Ngô là phố nào?
Nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là vùng nông thôn đã đổ xô lên phố mua máy phát điện do không chịu được cảnh mất điện triền miên trong tiết trời nắng nóng kéo dài
Chiều 22/2, phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa tổ chức hội nghị tiếp thu đóng góp của các tầng lớp nhân dân, đề cao vai trò, vị trí trung tâm người dân là trung tâm trong xây dựng phường trở thành Đơn vị Anh hùng trong thời kỳ đổi mới
Ngày mai, 22/2, một số đơn vị cung cấp điện thông báo ngừng cấp điện một số khu vực thuộc các tỉnh thành như Hà Nội, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam.
Vòi nước máy công cộng phố Hàng Chén, đình Yên Nội ở phố Hàng Nón, cửa hàng bán quan tài ở phố Hàng Hòm... là loạt ảnh màu cực sống động về khu phố cổ Hà Nội đầu thế kỷ 20.
Miếng chả quế thơm bùi mùi thịt nạc nướng, hương cay của quế chi, hương ngọt của mật ong, lại phảng phất mùi thơm quý phái của hoa hiên. Ăn vào mà cứ xuýt xoa: 'Sao các cụ nhà mình khéo thế, khảnh ăn thế không biết!...'.
Bất chấp sự va đập của thời gian, nét xưa Hà Nội vẫn được lưu giữ ở con phố cổ mang tên Hàng Mã.
Những tấm biển đúc chữ bằng xi măng có tuổi thọ trên dưới 100 năm vẫn còn được giữ lại ở mặt tiền các ngôi nhà phố cổ Hà Nội. Vì sao nó vẫn tồn tại, không bị thay thế hay che lấp đi thì là cả một câu chuyện dài khó nói hết.
Sinh thời, bà Hoàng Thị Minh Hồ, phu nhân nhà tư sản Trịnh Văn Bô - chủ nhân của ngôi nhà 48 Hàng Ngang (Hà Nội) lịch sử, nơi Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn Độc lập, có kể lại khi tiếp đón Bác từ chiến khu về, hành trang của Người: 'chỉ có một đôi dép cao-su nhãn hiệu con hổ trắng, chiếc quần soóc nâu, chiếc áo sơ-mi ngắn tay, một chiếc can và chiếc mũ phớt bạc mầu'. Một câu hỏi đặt ra trong chúng tôi, đôi dép cao-su nhãn hiệu con hổ trắng gắn liền với lịch sử ấy, xuất xứ từ đâu?
Chiều 29 Tết, người dân thủ đô mặc đẹp, thư thái dạo chơi hồ Gươm dù trời rét 12 độ C. Trong khi đó, nhiều gia đình tất bật chuẩn bị cơm tất niên, dọn dẹp nhà cửa.
Bên cạnh nỗi lo dịch bệnh, nhiều người thừa nhận không còn thoải mái khi dùng bữa ở ngoài vì phải ăn nhanh, uống vội cho kịp giờ đóng cửa của quán.
Từ ngày 14/10, thành phố Hà Nội cho phép nhiều dịch vụ phục vụ đời sống được mở cửa trở lại. Các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã nhanh chóng lên kế hoạch khôi phục kinh tế, với quyết tâm hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2021.
Hầu hết các quán ăn, quán càphê đều nhộn nhịp khi bắt đầu đón khách trở lại sau 3 tháng Hà Nội thực hiện yêu cầu giãn cách xã hội.