AEON Mall có gì?

Tại sao nhiều người dân Hải Dương lại háo hức chờ đón dự án AEON Mall đến vậy?

Đạo kinh doanh

Cuộc thi Gạo ngon Việt Nam 2022 vừa có kết quả đã rộ lên chuyện lùm xùm.

Tạo đà cho một năm mới đầy hy vọng

Ông cha ta có câu 'Liệu cơm gắp mắm' để khuyên con cháu phải biết liệu khả năng mà chi tiêu, đừng để thiếu hụt trở nên túng bấn. Kho tàng tục ngữ nước ta cũng có câu 'Khéo làm thì no, khéo co thì ấm', nhắc nhở về cách sống, cách ứng xử sao cho phù hợp, khôn khéo với hoàn cảnh của chính mình, tập lối sống tiết kiệm để hôm nay no ấm mà ngày mai cũng no ấm và sẽ no ấm hơn.

Trấn Thành thiếu trách nhiệm trong lời nói và hệ lụy từ body shaming

Hành vi miệt thị ngoại hình trên truyền hình, trước sự chứng kiến của đông đảo khán giả có thể khiến nghệ sĩ bị tổn thương tâm lý. Ngoài ra, khán giả cũng chịu tác động.

Chiếc xe máy 150 triệu gây bão tố và cuộc hôn nhân lệch pha tư tưởng

Một người vợ có tham vọng, một người chồng an phận. Nó tạo nên sự lệch pha và những suy nghĩ khác biệt đến nỗi mâu thuẫn lúc nào cũng chờ chực nảy sinh.

'Luật tự nhiên' trong quy định thời hạn sở hữu chung cư

Sự can thiệp ý chí của nhà nước đối với sở hữu tài sản của người dân, ở đây là việc ấn định thời hạn sở hữu chung cư, là đi ngược với lẽ tự nhiên.

Giá trị vĩnh cửu của bản Tuyên ngôn độc lập 1945

Tuyên ngôn độc lập không còn chỉ dành riêng cho dân tộc Việt Nam mà đó còn là sự cổ vũ, lời khẳng định thiêng liêng của tất cả các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc nhỏ yếu đang chịu sự cai trị của chủ nghĩa thực dân.

Lời Bác - Lời của non sông

Tối 31-8, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì lễ kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945 - 02-9-2022). Chủ tịch nước khẳng định: Tuyên ngôn Độc lập là áng văn lập quốc lịch sử, trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ nêu tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường của người dân đất Việt mà còn là tiếng nói tự tin hướng tới quốc tế về sự ra đời nhà nước mới. Nhà nước Việt Nam không chỉ đề cao quyền con người mà còn quyền dân tộc tự quyết, thể hiện khát vọng cháy bỏng 'không có gì quý hơn độc lập, tự do'.

Tuyên ngôn Độc lập - Áng 'thiên cổ hùng văn' của thời đại mới

Tuyên ngôn Độc lập được ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của đất nước. Tác phẩm được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày 26/8/1945 tại ngôi nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam mới đọc trước quốc dân, đồng bào tuyên bố khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Tuyên ngôn Độc lập và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á.

Tuyên ngôn độc lập: Sự kế thừa, phát triển những giá trị tư tưởng tiến bộ của thời đại

Tuyên ngôn độc lập của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp là hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của nhân loại. Đó là văn kiện pháp lý thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của thời đại, nêu cao nguyên tắc bình đẳng, dân chủ và các quyền cơ bản của con người, của dân tộc. Trân trọng những giá trị cao cả ấy, trong một thời đại mới và một cuộc cách mạng mới, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, kế thừa và hơn nữa phát triển các giá trị ấy ở hai nội dung cơ bản là quyền con người, quyền dân tộc và nguyên tắc chủ quyền nhân dân.

Số liệu phải thực sự 'biết nói'

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị Thống kê toàn quốc với chủ đề 'Tăng cường kỷ luật kỷ cương, nâng cao hiệu lực hiệu quả', tổ chức sáng 17/3/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dành nhiều thời gian phân tích, nhấn mạnh vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác thống kê và tác động, ảnh hưởng của hoạt động thống kê với kinh tế - xã hội đất nước.

Nguy cơ từ các đám sang cát

Dịp cuối năm, nhiều gia đình tổ chức sang cát (còn gọi là cải táng, bốc mộ) cho người thân đã khuất nhưng chưa thực sự bảo đảm an toàn phòng chống dịch.

Bộ trưởng Bộ VHTTDL: Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường

Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đánh giá Hội nghị Văn hóa toàn quốc sắp tới sẽ là sự kiện lịch sử.

Miễn phí xét nghiệm COVID-19 cho dân - nên khuyến khích

Ngày cuối cùng của đợt cách ly 7 ngày sau chuyến di chuyển bằng tàu bay trở về, tôi được bác sĩ trưởng trạm y tế xã đến tận nhà kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm. Được cách ly tại gia, lại được cán bộ y tế đến tận nơi lấy mẫu, hơn nữa, cửa không bị khóa, cổng không bị treo tấm biển đỏ cảnh báo với cộng đồng về 'Gia đình có người cách ly', còn mong gì hơn!Chưa hết. Thay vì phải thanh toán 734.000 đồng cho phí xét nghiệm PCR, như đã từng, tôi được miễn. Chính quyền đã có tờ trình gửi cấp trên xin miễn phí xét nghiệm cho người dân- cô bác sĩ trưởng trạm y tế xã giải thích.Tôi cảm kích về sự tận tình, chu đáo và cả sự lắng nghe, chia sẻ của chính quyền địa phương quê tôi.Suốt gần hai năm rồi chống chọi với những hệ lụy từ đại dịch COVID-19, người dân, kể cả chủ doanh nghiệp đã tỏ ra gắng gỏi - cho đến giờ, thực sự đã thấm mệt, hụt hơi.Thiếu việc làm, thị trường đứt gãy, gián đoạn, nguồn thu bấp bênh, trong khi vẫn phải chi tiêu. Lại thêm giá cả một số mặt hàng thiết yếu nhích lên từng ngày, cùng những khoản chi 'phi truyền thống', tức những khoản chi phát sinh trong giai đoạn phòng chống dịch, như thuốc men, khẩu trang, phí xét nghiệm COVID-19... rất đáng kể.Để duy trì sản xuất theo tinh thần 'mục tiêu kép', các doanh nghiệp thực hiện '3 tại chỗ' với nhiều chi phí phát sinh. Giai đoạn 'bình thường mới', để đảm bảo 'an toàn mới' các doanh nghiệp tuân thủ xét nghiệm bằng test nhanh hàng tuần cho cán bộ, nhân viên và người lao động. Những doanh nghiệp hàng trăm, hàng nghìn lao động, thực sự chi phí không hề nhỏ. Tất yếu là giá thành sản phẩm tăng, sức cạnh tranh kém, lợi nhuận giảm, thu nhập thấp. Không ai khác, chủ doanh nghiệp và người lao động gánh chịu. Suy rộng ra, xã hội cũng bị ảnh hưởng.Để được tham gia giao thông, hoặc những công việc cần kíp khác, như khám chữa bệnh, chăm sóc người thân trong bệnh viện, tìm kiếm cơ hội việc làm, người dân nhiều nơi phải thực hiện test nhanh hoặc PCR.Mà phí xét nghiệm là một khoản đáng kể, đắt tiền so với mức sống và thu nhập của đại

Phát hiện mới về tuổi thọ của con người

Theo nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Royal Society Open Science, con người có thể sống đến ít nhất 130 tuổi và có thể lâu hơn nữa, cho dù cơ hội để đạt được tuổi thọ như vậy chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Bản Tuyên ngôn độc lập trường tồn

Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (thủ đô Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Bản Tuyên ngôn ấy chỉ 1.000 chữ, được sắp xếp trong 49 câu, nhưng là một văn kiện lịch sử, văn bản pháp lý ngắn gọn, sắc bén, khẳng định chủ quyền quốc gia và mở ra thời kỳ mới của dân tộc.

Tuyên ngôn Độc lập khẳng định ý chí độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam

Bằng tầm nhìn thời đại, trong phần kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: 'Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập'. Với sự mẫn cảm chính trị, Người cũng dự báo: 'Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy'. Tinh thần đó trong bản Tuyên ngôn Độc lập luôn có giá trị lịch sử và thời sự sâu sắc, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dân tộc Việt Nam vẫn thường trực ý chí 'đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập' mà lớp lớp cha ông đã ngã xuống để chiến đấu giành được từ cuộc Cách mạng Tháng Tám 76 năm trước.

Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập

Ngày 2/9/1945, tại cuộc mít tinh ở vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

'Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của bản Tuyên ngôn độc lập năm 1945'

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản 'Tuyên ngôn độc lập' lịch sử do chính Người chuẩn bị, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Trải qua hơn 2/3 thế kỷ, nhiều chi tiết nội dung trong Tuyên ngôn đã được nghiên cứu, làm sáng tỏ trên nhiều lĩnh vực cho thấy những tư tưởng vĩ đại, tầm nhìn chiến lược của Người thể hiện trong Tuyên ngôn.

Quốc khánh 2/9: Giá trị của độc lập - tự do - hạnh phúc cho con người

Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Đây cũng chính là bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của tất cả các dân tộc, vì nó không chỉ khẳng định những nguyên tắc pháp lý về độc lập dân tộc mà còn khẳng định quyền cơ bản của con người - tự do và hạnh phúc.