JPMorgan Chase, ngân hàng lớn nhất Mỹ, thâu tóm First Republic Bank

Hôm 1-5, Công ty Bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) thông báo tiếp quản Ngân hàng First Republic Bank (FRB) và bán phần lớn hoạt động của FRB cho cho JPMorgan Chase, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ.

Doanh nghiệp Mỹ ưu tiên củng cố hiệu quả công nghệ trong thời kỳ kinh tế bất ổn

Doanh nghiệp Mỹ đang tăng cường tìm kiếm những giám đốc công nghệ thông tin (CIO) có khả năng tập trung vào cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động cũng như củng cố các yếu tố cơ bản của công nghệ bao gồm vấn đề bảo mật và an ninh mạng.

Giới đầu tư mất niềm tin vào sản phẩm quản lý tài sản của các ngân hàng Trung Quốc

Mảng kinh doanh sản phẩm quản lý tài sản (WMP – wealth management products) của các ngân hàng Trung Quốc đang rơi vào cuộc khủng hoảng niềm tin khi giới đầu tư nhỏ lẻ bán tháo khoản đầu tư WMP từng được xem là không có rủi ro.

Robot hút bụi Trung Quốc thắng thế nhờ giá và công nghệ

Các công ty chế tạo robot hút bụi từ Trung Quốc đang chiếm lĩnh thị trường toàn cầu với các sản phẩm có tính năng tiên tiến nhưng giá cả mềm hơn.

Mỹ bỏ xa Trung Quốc về số lượng kỳ lân khởi nghiệp

Dù vẫn giữ vị trí thứ hai thế giới về số lượng kỳ lân khởi nghiệp (các công ty khởi nghiệp có mức định giá từ 1 tỉ đô la Mỹ trở lên), Trung Quốc đã bị nước dẫn đầu Mỹ bỏ xa. Năm ngoái, Trung Quốc chỉ có thêm 15 kỳ lân nhưng Mỹ chứng kiến sự xuất hiện của 179 kỳ lân mới.

Hàn Quốc đầu tư 15 tỉ đô la để phát triển công nghệ pin mới

Chính phủ Hàn Quốc và các hãng pin hàng đầu của nước này có kế hoạch đầu tư tổng cộng 20 nghìn tỉ won (15,1 tỉ đô la Mỹ) trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 để phát triển các công nghệ pin tiên tiến nhất, bao gồm cả pin thể rắn.

Tỷ lệ sinh giảm mạnh buộc Hàn Quốc nhắm đến lao động nước ngoài

Tỷ lệ sinh của Hàn Quốc vẫn giảm với tốc độ nhanh nhất thế giới dù chính phủ nước này đã chi 280 nghìn tỉ won (212 tỉ đô la Mỹ) trong 15 năm để chặn đứng đà suy giảm. Tỷ lệ sinh giảm khiến nhiều ngành nghề thiếu lao động. Vì vậy, Hàn Quốc phải hướng ra nước ngoài để tìm kiếm nguồn lao động bổ sung.

Tăng cường đàm phán, hội thảo để nhằm thúc đẩy thị phần xuất khẩu nông sản

Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đang có nhiều kế hoạch làm việc với các nước để gia tăng thị phần xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trong đó, đáng chú ý là thị trường Trung Quốc, Úc…

Hyundai đầu tư 18 tỉ đô la để tăng tốc chuyển dịch sang xe điện

Hãng xe Hyundai của Hàn Quốc cam kết từ nay đến năm 2030, đầu tư 24.000 tỉ won (18,2 tỉ đô la Mỹ) để tăng sản lượng xe điện và trở thành một trong ba nhà sản xuất xe năng lượng sạch lớn nhất thế giới.

Tỷ giá đảo chiều nhờ trạng thái ngoại tệ dồi dào

Trái với những lo ngại được đưa ra vào đầu năm, tỷ giá cuối quí 1 không chịu nhiều áp lực, một phần nhờ vào nguồn ngoại tệ dồi dào trên thực tế và một phần từ nguyên nhân khách quan là đồng đô la Mỹ tiếp tục đi xuống. Những diễn tiến này đã giúp Việt Nam có cơ hội đi ngược chiều thế giới khi tiến hành cắt giảm lãi suất điều hành.

Vietcombank – Xứng danh đơn vị anh hùng

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, Vietcombank đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý. Trong đó, Danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2023 đã ghi thêm một mốc son trong lịch sử phát triển của ngân hàng.

Trung Quốc nới lỏng trợ cấp cho các hãng chip để ứng phó Mỹ

Trước sức ép của Mỹ, Bắc Kinh đang thay đổi chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn nội địa bằng cách nới lỏng điều kiện trợ cấp cho một số hãng chip dẫn đầu. Đồng thời, giới chức trách cũng cho phép họ nắm quyền kiểm soát nhiều trong các dự án nghiên cứu được nhà nước hậu thuẫn.

Nhà máy dược phẩm ứng dụng công nghệ kháng khuẩn: yếu tố quan trọng để đạt GMP tiên tiến

Theo thống kê, tính đến cuối 2022, Việt Nam có 228 nhà máy dược phẩm của 197 công ty đã được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP). Song, tỷ lệ các nhà máy đạt GMP tiên tiến (advanced GMP) còn thấp (khoảng 5%), có liên quan đến tiêu chuẩn cơ sở nhà xưởng. Thực tế cho thấy việc đầu tư hệ thống nhà xưởng theo tiêu chuẩn quốc tế (về phòng sạch), bao gồm việc sử dụng vật liệu (tôn cho mái che và vách ngăn…) hiện đại tiên tiến với công nghệ kháng khuẩn đến 99,9%… đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để các nhà máy đạt GMP tiên tiến.Tôn kháng khuẩn 99.9% cho tấm sandwich panel phòng sạch của NS BlueScope Việt Nam

Samsung đầu tư 230 tỉ đô la để biến Hàn Quốc thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất thế giới

Hãng điện tử Samsung sẽ đầu tư khoảng 300 ngàn tỉ won (230 tỉ đô la Mỹ ) trong 20 năm tới nhằm xây dựng Hàn Quốc trở thành trung tâm sản xuất chip lớn nhất thế giới.

Bùng nổ dự án nhà máy pin trữ điện ở Úc nhờ chuyển đổi năng lượng

Sự chuyển đổi nhanh chóng của Úc từ năng lượng than sang các giải pháp thay thế sạch đang kích hoạt cơn bùng nổ các dự án nhà máy pin có khả năng lưu trữ năng lượng mặt trời và gió.

Techtronic Industries (TTI) đạt kết quả kinh doanh vững chắc sau 5 năm hoạt động tại Việt Nam

Techtronic Industries (TTI) là công ty dẫn đầu thế giới với tốc độ tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực Dụng cụ Máy, Phụ kiện, Dụng cụ cầm tay, Thiết bị ngoài trời…

Doanh nghiệp Hồng Kông trả lương cao ngất ngưỡng để tuyển nhân tài ESG

Nhiều doanh nghiệp ở Hồng Kông đang chạy đua tuyển dụng hàng ngàn nhân sự chuyên về bền vững để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) trong hoạt đông kinh doanh. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt nhân tài trong lĩnh vực này đang cản trở tham vọng của chính quyền đưa thành phố này trở thành một trung tâm tài chính xanh của toàn cầu.

Thái Lan đặt mục tiêu thu hút 57 tỉ đô la đầu tư vào công nghệ và nền kinh tế xanh

Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) đặt mục tiêu từ nay đên năm 2030 thu hút các công ty nước ngoài và trong nước đầu tư tổng cộng khoảng 2 nghìn tỉ baht (57 tỉ đô la Mỹ) vào các lĩnh vực như xe điện, điện tử thông minh và công nghệ để xây dựng nền kinh tế xanh và bền vững.

Hai dự án điểm sáng

Trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025 của TPHCM phải kể đến hai dự án sẽ tiến hành trong năm nay đang được kỳ vọng tạo những tác động tích cực cho thành phố.

Indonesia đối mặt khủng hoảng nợ sau cơn bùng nổ xây dựng

Các công ty xây dựng và phát triển bất động sản ở Indonesia đang 'đau đầu' tìm cách xử lý những khoản nợ chồng chất, sau khi chạy đua xây dựng các dự án lớn trong những năm qua. Bối cảnh lãi suất cao và lạm phát tăng đặt họ vào cuộc khủng hoảng nợ tiềm tàng.

Nga thâm hụt ngân sách lớn do doanh thu dầu khí giảm một nửa

Doanh thu thuế từ dầu khí của chính phủ Nga sụt giảm gần 50% trong tháng 1, góp phần dẫn đến mức thâm hụt ngân sách lớn nhất trong tháng đầu tiên của năm kể từ ít nhất là năm 1998.

Việt Nam và chiến lược hút FDI công nghệ cao của Trung Quốc

FDI đầu tư vào sản xuất công nghệ cao của Trung Quốc tăng gần 60% trong năm 2022 so với cùng kỳ năm trước – bất chấp những biến động kinh tế, xã hội. Có thể thấy, chiến lược chuyển trọng tâm vào công nghệ cao của nước này những năm gần đây đang rõ nét.

Doanh số nhà ở Trung Quốc tiếp tục giảm bất chấp nỗ lực giải cứu của chính phủ

100 công ty phát triển bất động sản hàng đầu của Trung Quốc báo cáo doanh số bán nhà theo hợp đồng trong tháng 1 giảm 32,5% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Công ty Thông tin bất động sản Trung Quốc (CRIC). Điều này cho thấy các chính sách hỗ trợ gần đây của Bắc Kinh chỉ có tác dụng giải cứu những công ty bất động sản thiếu tiền mặt, chứ không giúp kích thích nhu cầu của người mua nhà.

Quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới lỗ kỷ lục 164 tỉ đô la

Quỹ hưu trí toàn cầu chính phủ Na Uy (GPFG), cũng là quỹ đầu tư quốc gia lớn nhất thế giới, thua lỗ kỷ lục 1.640 tỉ crown (164,4 tỉ đô la Mỹ) trong năm 2022 khi thị trường cổ phiếu và trái phiếu suy sụp do lạm phát và tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Khi các nhà công nghệ hái 'trái ngọt' từ thị trường nước ngoài

Một số doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông (ICT) của Việt Nam đã ghi nhận một năm hoạt động khá suôn sẻ tại thị trường nước ngoài, thông qua kết quả kinh doanh ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau hàng chục năm đầu tư nơi đất khách.

ABP cảnh báo thoái vốn khỏi các ngân hàng tài trợ nhiên liệu hóa thạch

ABP (Hà Lan), quỹ hưu trí lớn nhất châu Âu đang quản lý 600 tỉ đô la Mỹ tài sản, cảnh báo sẽ thoái vốn khỏi lĩnh vực ngân hàng trừ khi nhìn thấy được bằng chứng hành động về nỗ lực phi carbon hóa của các ngân hàng.

Thâm hụt thương mại của Nhật Bản tăng cao kỷ lục

Bộ Tài chính Nhật Bản thông báo, năm 2022, Nhật Bản bị thâm hụt thương mại cao nhất từ trước tới nay ở mức 19.970 tỷ yên. Nguyên nhân chủ yếu là do đồng yên mất giá.

Cần thay đổi tư duy về sự thay đổi

Ai cũng từng một thời muốn thay đổi một cái gì đó tích cực, tuy nhiên phần lớn đều cảm giác thất vọng và dần thu mình lại. Năm tháng trôi qua và sự thay đổi vẫn cứ diễn ra và không phụ thuộc vào cảm xúc của mỗi người và đến một lúc nào đó chúng ta chợt nhận ra rằng để thật sự muốn thay đổi một điều gì đó thì phải thay đổi tư duy của mình về sự thay đổi trước.Phần lớn chúng ta từ bỏ mong muốn thay đổi chỉ sau một vài lần nỗ lực và đối diện những khó khăn, hay nói đúng hơn chúng ta không đủ kiên nhẫn để có thể chờ đợi những yếu tố đầy đủ của sự thay đổi có thể diễn ra.Để thay đổi chúng ta không những cần lý trí mà còn có sự cảm thông, không phải chỉ cảm thông cho con người mà còn cho bối cảnh của vấn đề. Sự thay đổi muốn đạt được sự thành công, không những đòi hỏi yếu tố thiên thời và địa lợi mà còn phải đạt được sự phù hợp với yếu tố con người mà chúng ta gọi là phải 'nhân hòa'.

Tổng Bí thư: Kiên quyết đấu tranh loại bỏ những người vướng vào tham nhũng, hư hỏng

Tại hội nghị Chính phủ với các địa phương ngày 3-1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gợi mở nhiều nội dung, trong đó yêu cầu làm tốt hơn nữa công tác cán bộ để lựa chọn, bố trí đúng người vào các vị trí lãnh đạo…

Tổng Bí thư: Xây dựng Chính phủ, chính quyền thật sự liêm chính, hiệu quả

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh điều này khi tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm 2022 và triển khai Kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023, sáng 3/1.

Indonesia cấm xuất khẩu quặng bauxite từ giữa năm tới

Kể từ giữa năm tới, Indonesia sẽ cấm xuất khẩu bauxite, loại quặng để sản xuất nhôm. Đây là động thái mới nhất của Indonesia nhằm thúc đẩy hoạt động chế biến ở trong nước đối với các nguồn tài nguyên khoáng sản của mình.

Việt Nam mở rộng hợp tác với Luxembourg, Hà Lan, Bỉ

Bộ Công Thương Việt Nam đang tiến hành các hoạt động để ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với nước Luxembourg trên một số lĩnh vực như tài chính, logistics. Thời gian đến, Việt Nam còn trao đổi, mở rộng hợp tác với các nước châu Âu như hợp tác về kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo với Hà Lan; kinh tế biển, nông nghiệp sinh thái với Bỉ.

Hưởng lợi từ giá dầu tăng vọt, GDP Saudi Arabia lần đầu tiên vượt 1.000 tỉ đô la

Saudi Arabia là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới nhờ doanh thu xuất khẩu dầu mỏ tăng mạnh trong năm nay, với GDP được dự báo lần đầu tiên vượt 1.000 tỉ đô la Mỹ.

Cuộc đua thăm dò vũ trụ tìm kiếm khoáng sản hiếm có thêm Hàn Quốc

Xem việc phát triển công nghệ khai thác khoáng sản quí hiếm trên vũ trụ sẽ định dạng lại trật tự nền kinh tế toàn cầu, Hàn Quốc đang tăng tốc phát triển và phóng các tàu thăm dò không gian để chạy đua cùng với một nhóm nhỏ cường quốc khác gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp và Nga.Tên lửa ba tầng đẩy Nuri (hay còn gọi là KSLV-II) được phóng từ Trung tâm Vũ trụ Naro ở Goheung, tỉnh Nam Jeolla, tây nam Hàn Quốc. Nó đã phóng đưa thành công một vệ tinh thử nghiệm nặng 162,5 kg vào quỹ đạo mục tiêu của Trái đất vào tháng 6-2022. Ảnh: Yonhap

Các hãng hàng không sẽ có lợi nhuận trở lại vào năm 2023

Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), sau ba năm thua lỗ vì đại dịch, các hãng hàng không toàn cầu sẽ có lãi trở lại vào năm 2023 nhờ nhu cầu du lịch vẫn mạnh mẽ bất chấp nền kinh tế thế giới suy yếu.

Chi phí chống dịch Covid-19 làm cạn kiệt tài chính của các thành phố Trung Quốc

Ngay cả khi Trung Quốc báo hiệu nới lỏng các biện pháp kiểm soát đại dịch Covid-19, thì nước này cũng phải đối mặt với một thách thức khác: chi phí chống dịch hàng trăm tỉ đô la Mỹ, bao gồm các đợt xét nghiệm hàng loạt, đã khiến ngân sách các chính quyền địa phương cạn kiệt, và có thể buộc họ phải cắt giảm các dịch vụ quan trọng khác.

Việt Nam cam kết thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt – Úc

Trong chuyến thăm chính thức Úc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tham dự Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam – Úc tại Đại học RMIT, thành phố Melbourne… Ông khẳng định, quan hệ kinh tế thương mại, đầu tư là động lực quan trọng trong hợp tác kinh tế Việt Nam – Úc; Việt Nam sẽ tạo mọi khuôn khổ, chính sách, thể chế để hỗ trợ các doanh nghiệp Úc yên tâm đầu tư.

Chi tiêu cho y tế đạt 23,3 tỉ đô la Mỹ vào năm 2025

Báo cáo của Vietnam Report về thị trường chăm sóc sức khỏe và ngành dược Việt Nam năm 2022 cho biết, hơn 42% số doanh nghiệp trong ngành nhận định ngành dược sẽ phát triển trong năm tới. Theo đó, dự kiến đến năm 2025, tổng chi tiêu cho ngành y tế đạt 23,3 tỉ đô la Mỹ.

Singapore cảnh báo rủi ro thị trường vốn toàn cầu rối loạn

Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS) cảnh báo 'rối loạn tiềm ẩn' trên các thị trường vốn ngắn hạn toàn cầu và căng thẳng thanh khoản đối với các công ty tài chính có thể lan sang các ngân hàng và doanh nghiệp trong bối cảnh rủi ro đối với sự ổn định tài chính quốc tế ngày càng gia tăng.

Bất ổn vĩ mô kéo thị trường IPO Đông Nam Á chùng xuống

Các đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở Đông Nam Á chỉ huy động được 6,3 tỉ đô la Mỹ tính từ tháng 1 đến tuần thứ hai của tháng 11-2022, thấp hơn đáng kể so với mức 13,3 tỉ đô la Mỹ huy động được trong cả năm 2021, theo báo cáo của hãng tư vấn quản lý Deloitte. Những bất ổn về kinh tế vĩ mô như lạm phát và lãi suất toàn cầu gia tăng đã kìm hãm động lực trên thị trường IPO của khu vực. Nhiều công ty lớn trong khu vực đang trì hoãn IPO vì lo ngại mức định giá thấp.

Nông dân Thái Lan lo sầu riêng Việt Nam giành thị phần ở Trung Quốc

Sau khi chuyến hàng sầu riêng tươi đầu tiên của Việt Nam được phép xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc hồi tháng 9, nông dân trồng sầu riêng Thái Lan đang ngày càng lo ngại sự cạnh tranh của Việt Nam tại thị trường béo bở Trung Quốc.

Tìm nguồn vốn hơn 8,4 tỉ đô la cho 6 tuyến metro

Sở Giao thông Vận tải TPHCM (GTVT) vừa đề xuất ưu tiên đầu tư 6 tuyến metro trong giai đoạn 2021-2035 với tổng vốn hơn 210.000 tỉ đồng (hơn 8,4 tỉ đô la Mỹ). Theo Sở GTVT, trong điều kiện ngân sách còn hạn chế, vốn ODA khó thu hút thì việc tìm kiếm nguồn lực đầu tư các tuyến metro từ khai thác quỹ đất dọc tuyến theo mô hình TOD (Transit Oriented Development) là cần thiết.

Nhật Bản tung gói kích thích 200 tỉ đô la hỗ trợ người dân chống chọi bão giá

Hôm 28-10, chính phủ Nhật Bản công bố gói chi tiêu mới 29,1 ngàn tỉ yen (gần 200 tỉ đô la Mỹ) để giảm bớt tác động giá cả hàng hóa tăng cao đối với người tiêu dùng và đồng yen suy yếu trong bối cảnh lạm phát tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập niên. Động thái này được đưa ra khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng.