Ai trong mỗi người đều giữ trong tim mình một mùa để yêu và để nhớ. Và chắc hẳn trong số bốn mùa ấy, mỗi người cũng đã cất giữ trong tim mình cả một miền hoài niệm gắn liền với những kỷ niệm ngọt ngào, khó quên thuở ấu thơ.
Tháng Ba là mùa con ong đi lấy mật, mùa con voi xuống sông uống nước… Tháng ba là khi chúng mình cùng lũ trẻ trường làng xuýt xoa bởi cái rét nàng bân vừa ê a đọc những câu ca: 'Tháng Giêng là tháng ăn chơi/Tháng Hai trồng đậu tháng Ba trồng cà…'. Từ xa xưa cha ông đã thế; đến bây giờ, lớp trẻ cũng cứ nhớ trong lòng những nếp sinh hoạt ấy, dù có thể có hay không diễn ra lễ hội đủ đầy mọi lễ nghi của thuở ấy.
Khi bà con cô bác ra về, mẹ giục tôi lên giường đi ngủ để sáng mai lên đường sớm. Sau hai mươi năm gắn bó với mái tranh nghèo, cuộc đời tôi bước sang trang mới, trở thành người chiến sĩ trong hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam. Tôi vặn nhỏ ngọn đèn dầu, mơ màng nghĩ về chặng đường sắp tới, lòng xốn xang bao cảm xúc lẫn lộn. Rét Nàng Bân thông thốc từng đợt lùa qua phên liếp. Cha kéo chăn trùm cho tôi…
Dù thành công hay thất bại, dù vui hay buồn, dù gần hay xa, con đường ấy, chuyến đi ấy vẫn luôn dành cho bạn.
Có lẽ với những người sống lâu năm ở Hà Nội thì chợ đồ cũ không còn xa lạ. Nhưng với nhiều người chưa biết nhiều về thành phố này thì đây giống như một khám phá bất ngờ thú vị hay một thế giới bí ẩn. Và tôi cũng không ngoại lệ khi chiều nay, tình cờ theo chân anh bạn người Hà Nội gốc bước vào chợ đồ cũ với một cảm giác ngỡ ngàng xen chút rưng rưng. Có những thứ tôi nghĩ là đã trở nên rất hiếm, rất xa xưa rồi thì lại gặp được ở đây.
Sau cơn sốt lan đột biến, mới đây, trên mạng xã hội lan truyền những thông tin mua bán cây hoa bạch hải đường với giá trị từ vài triệu, chục triệu đến vài trăm triệu, thậm chí hơn 1 tỷ đồng. Điều đáng nói, các 'thương vụ' sôi động tại nhiều tỉnh, thành: Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên…
Khi những chiếc lá cuối cùng trên cành cây khẳng khiu đang run rẩy trước cái giá lạnh của mùa đông cũng là lúc tôi thấy lòng trào dâng biết bao nhiêu hoài niệm. Cố nán lại trong chiếc chăn ấm, hình ảnh bà với dáng vẻ gầy gò ngồi nhen bếp lửa trong những buổi sáng mai thức giấc lại nhắc nhớ tôi về một thời gian khổ đã qua.
Chạng vạng, ra đứng đầu ngõ ngôi nhà cũ để ngóng một người..., lòng bỗng thấy nao nao khi nghe ca khúc quen thuộc từ căn nhà hàng xóm. Một điệu bolero buồn gợi nhớ bao kỷ niệm về một thời son trẻ, thời có một người lặng lẽ sống trong căn nhà u tịch ven sông với vườn cây râm mát, với những người hàng xóm thân thiện dễ mến, nghe chiều chầm chậm trôi đi trong tiếng mái chèo êm ả khua nhẹ bên dòng Châu Giang và hướng về bãi bồi bên sông ngóng một người để đợi chờ, để thương, để nhớ.
ĐBP - Như một cơ duyên, những ngày tháng 3, khi những bông ban trắng tinh khôi bung nở khắp núi rừng, chúng tôi có dịp về với bà con người Khơ Mú, bản Bó Lếch, xã Mùn Chung (huyện Tuần Giáo). Trở lại lần này, nỗi day dứt về cuộc sống lam lũ, khổ cực, lay lắt trong vòng luẩn quẩn của đói nghèo, những mái nhà tranh, vách đất lụp xụp đã lùi vào dĩ vãng. Bằng ý chí và khát khao dựng xây, cộng đồng người Khơ Mú nơi đây đã đồng tâm vươn lên, vượt qua gian nan, thách thức để vun đắp cuộc sống mới no ấm, đủ đầy hơn.
Không biết tự bao giờ chèo đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam, chỉ biết rằng tháng ba ngày tám nông nhàn, giêng hai mở hội làng vào đám thì không thể thiếu tiếng trống, tiếng hát của các gánh chèo.
Chính quyền địa phương không xác nhận nguồn gốc nương đào của gia đình bà N. T. là đào trồng vì diện tích nương đó được khai hoang, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đọc cuốn sách này, ta không khỏi bùi ngùi nhớ về thời gian khổ. Những ai sinh ra trước đổi mới, hẳn còn nhớ rõ những kỷ niệm tem phiếu, rau cháo nuôi nhau, còn những bạn trẻ bây giờ thì đó một thế giới... siêu thực.
Xôi Phú Thượng - món ăn truyền thống rất đỗi bình dị đã len lỏi khắp phố phường, tạo nên một nét đẹp trong văn hóa ẩm thực của người Hà thành.