Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, Quỹ từ thiện Hạnh Phúc và Ban từ thiện Trung ương đã trao quà từ thiện tại trại thương binh nặng Hà Nam và một số bệnh viện tại Hà Nội.
Trồng mới và bảo vệ gần 265ha rừng ven biển; nhân thành công nhiều giống cây ngập mặn, trong đó có những giống cây ngoại lần đầu được đưa về Việt Nam, cựu chiến binh Vũ Văn Tưởng (sinh năm 1959, tại thôn Đông Hoàng, xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) là tấm gương tiêu biểu trong phong trào làm kinh tế giỏi, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Mỗi lần xe vào binh trạm Z, trong thời gian chờ dỡ hàng và chuẩn bị đón bộ đội về tuyến sau, Nam có sở thích lang thang dọc theo hai bên bờ suối vào sâu trong cánh rừng già tìm phong lan. Chỉ là để ngắm cho thỏa thích, và tìm một giò đẹp đem về treo xung quanh lán của tiểu đội nữ giữ kho hàng. Nam cũng không quên kiếm một ít măng và bắp chuối về cho bếp ăn của trạm. Cứ thế dần dần Nam được chị em tiểu đội kho bãi và tiểu đội hậu cần đặc biệt quý mến. Một cô chiến sĩ trẻ được tiểu đội kho bãi gán ghép cho Nam vì họ là đồng hương Nghệ An và vì cô có tên là Hương Lan.
Tôi nhiều lần dự định viết về cha mà vẫn chưa thực hiện được, nhưng nay không thể trì hoãn vì sức khỏe của cha ngày càng yếu hơn, trí nhớ đã suy giảm. Rồi tôi chọn tháng 7, tháng có ngày Thương binh - Liệt sĩ và năm 2024, năm cha nhận Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng để hoàn thành bài viết này.
Một sáng mùa đông dễ cách đây đến hơn chục năm. Đang ngồi làm việc, cửa ra vào của phòng tôi đột nhiên bị che kín. Ngẩng lên, thấy một người đàn ông tầm thước, nước da sạm nắng, mặc bộ quân phục cũ, vai khoác tay nải đã sờn.
Hơn 70 năm qua, cứ đến ngày 21/11 âm lịch, 27 hộ gia đình trong thôn Trung Lập, xã Xuân Lập (Thọ Xuân) đều tổ chức giỗ cùng ngày. 'Đó là quá khứ đau buồn nhất của cả làng', ông Đỗ Huy Nhất, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Trung Lập 2, cho biết.
Chiều 12-12, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức khánh thành, trao nhà tình nghĩa tặng 3 gia đình chính sách tại xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, Bình Phước.
Sau khi bị thương nặng ở gần thành cổ Quảng Trị, tôi phải bó bột toàn thân. Chỉ trừ cổ và hai cánh tay, các lực lượng chuyển dần tôi ra Bắc, địch khống chế mạnh các tuyến đường giao thông thuộc phía Nam quân khu 4-thương binh bị dồn lại ở viện 112 rất đông.
Giữa những ngày tháng Bảy, nhiều địa phương, đơn vị trong cả nước đã tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên các gia đình chính sách, người có công với cách mạng và tri ân cho người trở về sau chiến tranh để bảo vệ bình yên cho Tổ Quốc, cho nhân dân. Chiến tranh đã qua đi, đất nước hòa bình, nhưng những đau thương mất mát mà chiến tranh để lại thì không gì bù đắp được.
Sự hy sinh anh dũng nơi chiến trường năm xưa hay những thầm lặng giữa thời bình của các thương binh, bệnh binh, tại trung tâm điều dưỡng người có công 'Long Đất' luôn là những tấm gương sáng để thế hệ trẻ hôm nay học tập về tinh thần dũng cảm, truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tự hào của dân tộc.
Chiều ấy, tôi và anh đồng đội cũ ngồi trên ngọn đồi thoai thoải, hướng ra công trường xay đá của Cu Ba. Anh đồng đội tôi tên Đức, trước khi vào bộ đội, anh là công nhân Lâm nghiệp, ở đội Đá Chông- Tùng Thiện- Hà Tây. Ngày nhập ngũ, anh là tổ trưởng tổ Tam tam của tôi. Ba anh em, hai sống trở về, còn Cam là Liệt sĩ nằm lại Miền Đông Nam Bộ.
1. Tiệm hớt tóc vào buổi trưa, vắng khách. Ông thợ già ngả lưng ra ghế chợp mắt. Cây xà cừ cổ thụ xòe bóng che mát cả một vùng. Mấy chú xe ôm đợi khách tạt vào rít vài hơi thuốc lá, mấy chị mấy cô thu mua ve chai cũng chọn gốc cây làm chỗ nghỉ chân sau một buổi rong ruổi khắp các con hẻm.
Chị Phùng Thị Thu Hương (CEO công ty Green Path Việt Nam) chia sẻ: Với chúng tôi, hạt gạo không chỉ là lương thực. Hạt gạo là tình yêu thương được gửi gắm, là ước mơ và nỗ lực không ngừng của một doanh nghiệp Việt luôn trăn trở vì sức khỏe cộng đồng.
Những ngày giữa tháng 5, cánh cổng Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP Hồ Chí Minh lại rộng cửa đón những người thương binh về thăm lại kỉ vật được Bác Hồ tặng. Trong những chiến sỹ ấy có ông Lê Thống Nhất, người được Bác Hồ tặng chiếc áo trấn thủ khi ra miền Bắc điều trị vết thương trong một trận càn vào năm 1953.
Ngày 21-10 tại Hà Nội, Ban liên lạc (BLL) cán bộ Nha Công an Trung ương (Bộ Công an) tổ chức kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam; chúc mừng Nghệ sĩ ưu tú Lê Thu, Phó trưởng BLL được trao tặng danh hiệu 'Công dân ưu tú Thủ đô' năm 2019.
Tuy bị thương tật 86%, nhưng ông Phạm Quang Tiến - thương binh hạng ¼ (thôn Đông Xá, xã Đức Hòa, Đức Thọ, Hà Tĩnh) vẫn vươn lên thành chủ doanh nghiệp tiêu biểu; đồng thời, dành nhiều tâm huyết cùng người dân và chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động phục vụ lợi ích cộng đồng.
Năm đó, rời chiến trường biên giới phía bắc, cơ thể chằng chịt thương tích, ông Dụ, khi ấy còn là một thanh niên, trở về làng Phú Vân với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Niềm vui vì sắp được đoàn tụ cùng gia đình, nhưng nỗi lo phải đối mặt với bao khó khăn trong cuộc sống, nhất là nỗi đau về thể xác do các vết thương hành hạ. Đứng trước cây đa đầu làng hồi lâu, rồi anh lặng lẽ quay gót trở về trại thương binh, vì nghĩ rằng thân thể tàn tạ của mình chỉ mang thêm gánh nặng trút lên vai mẹ già và người vợ trẻ. Ngay sau đó, mẹ anh cùng người vợ trẻ dò hỏi tin tức, lặn lội đi tìm Dụ. Mẹ con, vợ chồng gặp nhau mừng mừng, tủi tủi. Bà mẹ nước mắt chan chứa, nắm bàn tay con xúc động nói chẳng nên lời. Ng