Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Quốc Oai Nguyễn Trường Sơn yêu cầu các xã khẩn trương vận động di dời những hộ dân trong vùng lũ nguy hiểm đến nơi an toàn trước 17h ngày 11/9.
Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai Nguyễn Trường Sơn vừa ký thông báo hỏa tốc yêu cầu các xã khẩn trương rà soát, vận động nhân dân thuộc các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng của lũ thực hiện di dời đến nơi an toàn theo quy định.
Lũ đang lên cao gây ngập, lụt, sạt lở, nguy cơ mất an toàn đối với các tuyến đê thuộc một số huyện ngoại thành, trong đó có huyện Quốc Oai. UBND huyện đã yêu cầu các đơn vị trên địa bàn huyện khẩn trương di dời dân đến nơi an toàn.
Trên địa bàn huyện Quốc Oai có 6 xã bị ngập sâu. Các lực lượng chức năng của huyện đã tuyên truyền, vận động và di tản 129 hộ với 429 nhân khẩu đến nơi an toàn.
Trước tình hình thời tiết, thiên tai cấp bách, sáng 10.9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì họp trực tuyến với các sở, ngành, địa phương về công tác ứng phó.
Huyện Quốc Oai chỉ đạo các xã, thị trấn huy động hơn 1.000 người cùng phương tiện, máy móc, vật tư tham gia đắp đê, nâng cao bờ bao chống nước lũ tràn vào khu dân cư.
Chiều 10-9, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn kiểm tra tình hình úng ngập và tặng quà, động viên các hộ dân xóm Bến Vôi, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai.
Để chủ động phòng, thu dung cấp cứu ban đầu cho người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, huyện Quốc Oai đã chỉ đạo khẩn trương thành lập Trạm Y tế lưu động tại xóm Bến Vôi, xã Cấn Hữu - nơi đang bị cô lập bởi lũ lụt.
Chiều 10/9, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn kiểm tra tình hình úng ngập và tặng quà, động viên các hộ dân xóm Bến Vôi, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai
Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, chiều 10/9, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn đã trực tiếp về vùng ngập lụt Quốc Oai để kiểm tra tình hình, chỉ đạo công tác ứng phó với mưa lũ, đồng thời thăm hỏi, tặng quà, động viên người dân.
Chiều 10/9, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn đã kiểm tra tình hình úng ngập và tặng quà các hộ dân xóm Bến Vôi, xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai).
Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn huyện Quốc Oai có 5 xã bị ngập úng, trong đó xóm Bến Vôi (thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu) đã hoàn toàn bị cô lập.
Mực nước sông Tích liên tục dâng cao, khiến nhiều khu vực thuộc huyện Quốc Oai ngập sâu, giao thông đi lại khó khăn, cuộc sống sinh hoạt của người dân đảo lộn.
Thời điểm này, mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Tích liên tục dâng cao. Mực nước sông Tích tại trạm đo đã trên mức báo động 3. Theo đó, một số khu vực ven sông Tích thuộc địa bàn huyện Quốc Oai, Thạch Thất nước đã dâng cao, gây ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Xóm Bến Vôi thuộc thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu chỉ sau một đêm do mực nước sông Tích dâng cao cộng với nước sông Bùi ở báo động số 3 đã làm ngập toàn bộ tuyến đường này.
Do mưa lớn sau bão Yagi kết hợp cùng lũ thượng nguồn đổ về sông Bùi, sông Tích, nhiều ngôi làng ở xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai (Hà Nội) lại chìm trong biển nước. Người điều khiển ô tô, xe máy đi qua tỉnh lộ 421B phải tăng ga phóng qua đoạn ngập.
Hôm nay, mực nước ở sông Tích tiếp tục dâng cao, khiến nhiều khu vực thuộc huyện Quốc Oai (TP Hà Nội) ngập sâu, người dân phải sử dụng thuyền để di chuyển trên tỉnh lộ.
Ngày 7-9, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Xuân Đại và đoàn công tác đã đi kiểm tra việc chuẩn bị sẵn sàng vận hành Trạm bơm tiêu úng Cấn Hạ và xóm Bến Vôi, xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai).
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thông tin, từ ngày 16 - 22/8, toàn thành phố ghi nhận 234 ca mắc sốt xuất huyết (giảm 40 trường hợp so với 1 tuần trước) và không có ca tử vong.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu thủ trưởng các cấp, ngành, địa phương sẵn sàng triển khai quyết liệt, hiệu quả các phương án, kế hoạch phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai '4 tại chỗ.'
Suốt những năm qua, nhiệt huyết cống hiến của tuổi trẻ Thủ đô trải khắp mọi miền Tổ quốc. Một Thủ đô, đất nước có thế hệ trẻ nhân ái, với tinh thần đoàn kết, khát khao cống hiến chắc chắn là một Thủ đô, đất nước bác ái, kiên cường trước mọi khó khăn, thử thách.
Sau hơn nửa tháng chìm trong ngập lụt, các thôn, xóm thuộc vùng 'rốn lũ' của huyện Chương Mỹ, Quốc Oai (Hà Nội) đã cơ bản hết ngập. Hiện, công tác khắc phục ô nhiễm môi trường sau lũ lụt, bảo đảm đời sống người dân, khôi phục sản xuất... đang được các cấp chính quyền và người dân triển khai, sớm trở lại trạng thái bình thường.
Sáng 8/8, ông Nguyễn Xuân Đại, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai xảy ra tại Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất - Hà Nội cho biết, mực nước trên các sông tiếp tục giảm. Sông Bùi, sông Đáy xuống dưới báo động I, sông Tích dưới mức báo động II.
Để đảm bảo cung cấp điện an toàn cho những địa bàn ngập lụt, EVNHANOI sẵn sàng các phương án ứng phó, tăng cường lực lượng ứng trực để nước rút đến đâu, cấp điện đến đó.
Thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai Hà Nội, mực nước trên các sông đã giảm, sông Bùi, sông Đáy xuống dưới báo động I, sông Tích ở mức xấp xỉ báo động II.
Chiều 3-8, thông tin từ UBND huyện Quốc Oai cho biết, huyện chỉ đạo các hội, đoàn thể và 6 xã bị ngập lụt ra quân tổng vệ sinh môi trường, phun thuốc khử trùng để bảo đảm ổn định đời sống nhân dân ngay sau khi nước rút.
Mực nước trên sông Bùi và sông Tích ở 2 huyện Chương Mỹ và Quốc Oai, Hà Nội đang rút dần nên số thôn, xóm, đường sá bị ngập nước giảm dần. Để phòng chống dịch bệnh, nước rút đến đâu, các lực lượng chức năng và người dân tổng vệ sinh môi trường đến đó.
Tại các vùng bị ngập úng, công tác hỗ trợ đã được thành phố Hà Nội cùng các cấp, ngành và người dân các địa bàn lân cận triển khai từ sớm, đảm bảo những nhu cầu thiết yếu của người dân nơi đây.
Hơn 10 ngày qua, hàng nghìn hộ dân thuộc các huyện Chương Mỹ và Quốc Oai (Hà Nội) vẫn bị cô lập bởi nước lũ.
Trong ngày 1-8, khoảng 300 người gồm các lực lượng: Nông dân, phụ nữ, Đoàn thanh niên, công an, nhân viên trung tâm y tế dự phòng, công nhân môi trường... đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường ở tất cả các xã bị ảnh hưởng mưa lũ.
Bà Ly chủ cửa hàng tạp hóa trong xóm Bến Vôi thuộc xã Cấn Hữu (Quốc Oai, Hà Nội) chia sẻ: 'Đi lại gặp nhiều khó khăn lắm, nay nước rút bớt, mấy hôm trước còn ngập sâu, mấp mé gần vào nhà. Năm nay nước to bằng năm 2018. Người dân quá khổ luôn'.
Người dân quanh xóm Bến Vôi (Quốc Oai, Hà Nội) đã tận dụng khoảng không gian cánh đồng, đường làng bị ngập nước để tắm mát, nhào lộn và cho trẻ nhỏ tập bơi suốt một tuần qua.
Ngày 31-7, hơn nghìn hộ dân thuộc các huyện: Chương Mỹ, Quốc Oai vẫn bị cô lập vì nước lũ sông Tích, sông Bùi rút chậm. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục dồn lực hỗ trợ người dân vượt lũ, ổn định đời sống...
Gần 10 ngày qua, hàng nghìn người dân sinh sống tại các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thạch Thất (Hà Nội) phải sống trong cảnh ngập lụt do ảnh hưởng mưa lớn từ cơn bão số 2. Ðáng chú ý, sau nhiều ngày không có mưa lớn, mực nước các sông vẫn vượt mức báo động cấp III, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sản xuất của người dân.
Nói quen sống giữa biển nước cũng chẳng sai, bởi năm này qua năm khác, người dân xóm Bến Vôi đã quen với việc nước dâng cao. Nhẹ thì đến đầu gối, bắp đùi, chỗ sâu thì đến bụng, đến ngực.
Gần 1 tuần qua, do ảnh hưởng của cơn bão số 2 gây mưa lớn, nhiều khu dân cư trên địa bàn 2 huyện Chương Mỹ và Quốc Oai của TP Hà Nội bị ngập lụt nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn tới đời sống và sức khỏe người dân. TP Hà Nội cùng các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã có nhiều hỗ trợ, giúp đỡ người dân vùng ngập lụt.
Mưa lớn kéo dài đã gây ngập lụt nghiêm trọng ở xóm Bến Vôi, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội, làm hàng trăm hộ dân bị cô lập, gây nhiều thiệt hại đối với hoa màu và vật nuôi. Phóng viên Hồng Sơn đang có mặt tại đây sẽ giúp chúng ta cập nhật thêm về công tác khắc phục thiệt hại và hỗ trợ người dân của chính quyền địa phương.
Trong những ngày qua, mực nước sông Bùi, sông Tích vẫn chưa rút khiến nhiều khu vực tại Hà Nội vẫn chìm sâu dưới nước 0,8 đến 1 mét tại thị trấn Xuân Mai, Tân Tiến, Nam Phương Tiến huyện Chương Mỹ. Tại các xã Cấn Hữu, Đông Yên huyện Quốc Oai nước dâng cao gây ngập úng nhà cửa, đất đai của hàng nghìn hộ dân. Trước cảnh báo mưa lớn, lũ rừng ngang, xả lũ thủy điện có thể làm tăng nguy cơ ngập úng diện rộng và đặt trong tình trạng báo động cấp độ 3. Cơ quan chuyên môn cảnh báo, các địa phương sẽ phải chủ động hơn trong việc đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân.
Trong suốt 6 ngày qua, các làng xã ven sông Bùi và sông Tích tại các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Đức thuộc Hà Nội đã phải đối mặt với tình trạng ngập lụt nghiêm trọng, khiến cuộc sống của người dân bị xáo trộn. Tại xóm Bến Vôi (xã Cấn Hữu, Quốc Oai), con đường chính bị chia cắt bởi nước lũ cao 40-50 cm, khiến người dân phải dùng thuyền để di chuyển. Tình trạng ngập lụt kéo dài gây khó khăn trong việc sinh hoạt, đặc biệt là thiếu nước sạch.
Mưa liên tục trong nhiều ngày đã khiến một số khu vực trũng thấp tại các huyện ngoại thành của Hà Nội bị ngập sâu. Tại một số thôn xóm đã có hàng trăm hộ dân bị cô lập phải di chuyển bằng xuồng, nhiều diện tích lúa hè thu mới gieo cấy, hoa màu, thủy sản bị mất trắng do mưa lũ.
Mưa lớn kéo dài tại Hà Nội khiến nhiều khu vực bị ảnh hưởng, đặc biệt tại xóm Bến Vôi, thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai, Hà Nội), nhiều ngôi nhà ngập sâu trong biển nước, người dân phải đi sơ tán, nhà ở nhường chỗ cho đàn gà trú ngụ...
Để giảm bớt tình hình ngập lụt tại một số 'rốn' ngập ở ngoại thành Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã đề nghị đóng bớt cửa xả đáy của hồ thủy điện Hòa Bình. Đồng thời, chiều 29-7, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đã có công văn đề nghị 21 tỉnh, thành có đê cấp 3 đến cấp đặc biệt bảo vệ đê điều, ứng phó tình hình mưa lũ.
Nhiều làng, xã ven sông Bùi, sông Tích thuộc các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Mỹ Đức của Hà Nội bị ngập nặng, nhiều hộ dân phải sống chung với lũ 6 ngày qua...
Mưa lớn những ngày qua khiến nhiều xã, phường ở Hà Nội bị cô lập. Đặc biệt, mực nước sông Tích lên cao gây ngập úng cục bộ cho hơn 100 hộ dân tại xóm Bến Vôi (thôn Cấn Hạ, xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai).
Biến đổi khí hậu ngày càng tác động rõ rệt đến đời sống dân sinh và sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì thế, sự chủ động ứng phó từ sớm, từ xa là điều rất cần thiết. Công việc này đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và của mỗi người dân.