Liên trở về căn nhà nhỏ nơi làng Trâm khi trời đã tối mịt. Cô lấy chìa khóa giấu phía dưới chậu xương rồng rồi mở cửa. Mưa gió khiến ổ khóa nơi cánh cửa gỗ hoen gỉ, khiến Liên phải mất một lúc mới mở được khóa. Đã mấy tháng rồi Liên không về nơi này. Cây xoài già rụng lá đầy trên sân, khiến mỗi bước chân Liên lại vọng lên tiếng lạo xạo. Căn nhà sực lên mùi ẩm mốc, bụi bặm. Liên vội mở cánh cửa sổ để gió ngoài vườn tràn vào, xóa đi sự ngột ngạt, bức bí trong nhà. Gió ở vườn mang theo mùi thơm của cây lá thanh mát khiến sự nặng nề trong lòng Liên cũng chậm rãi dịu xuống.
Bươn bả khắp nơi để xoay ra tiền ra gạo cho má, cho em có cái ăn cái học, anh Hai tui gầy sắt, nhỏ hoài, làm như vóc dáng mãi ở lại tuổi 15, không bao giờ cao lên được nữa.
Với lối nói chuyện tưng tửng, lâu lâu lại thậm xưng tình huống gây cười, tác giả Tony Buổi Sáng nhẹ nhàng cung cấp cho bạn đọc những bài học về đối nhân xử thế.
Bà nội có mấy đồ gốm sứ xếp lớp lang trong tủ kiếng. Lạ nhất là một cái bình, màu trắng, nhưng nếu soi lên nắng trời sẽ thấy một đôi rồng in trong lòng bình. Nội nhắc chừng: 'Nhẹ tạy với mấy thứ quý giá này. Coi chừng bể là tội lắm đó nghen Thi!'.
Lần đầu vô siêu thị Co.opmart, má với mấy dì đứng xớ rớ, không biết làm sao thì có nhân viên đến chỉ dẫn nhiệt tình. Chừng có tiền, chắc má mua hết cả siêu thị!, má hay chốt lại câu chuyện như thế, rồi cười giòn giã. Đôi mắt rạn vết chân chim ánh lên niềm hy vọng.
Đến giờ, tôi vẫn không thể quên được cái mùi thơm đặc trưng của đám cúng, đám giỗ ở quê. Thỉnh thoảng đi trong lòng phố thị chiều mưa, tôi nghe được cái mùi thơm chiên, xào từ nhà ai đó bay ra, gợi lên cái ký ức khó phai của tuổi thơ ngày ấy.
Nhiều khi bạn thấy nhớ những buổi chiều…
Lan lại trở về quê mình sau rất nhiều đợt mưa rả rích khi trời đã vào tháng ngâu.
Chúng tôi đi xe khách từ bến xe Miền Tây về đến bến phà Rạch Miễu (Mỹ Tho đi qua Bến Tre) trên sông Tiền.
Anh vuốt nhẹ mái tóc xõa buông trên gương mặt tròn xinh của Dịu, đặt lên trán Dịu nụ hôn đắm đuối. Anh đã thức suốt đêm bên người con gái ấy, lắng nghe hơi thở nồng nàn thơm mát, nghe tiếng gọi của mùa xuân ngập tràn sau khung cửa. Ngày ấy đã rất gần. Anh nắm bàn tay Dịu, ngập tràn một niềm tin mãnh liệt…
Bản chất của người trí thức là luôn đặt lại vấn đề, không bao giờ bằng lòng với những cái đã có sẵn, đã ổn định, đã được coi là xong xuôi, ngay cả trong chính anh ta.
Sếp tỏ ra rất tức giận khi nhắc tới 'kẻ nào đó'. Hẳn là ông đã biết 'kẻ nào đó' là ai; làm gì có nhiều người biết chuyện này.
Đôi mắt cô ấy ngập căm hờn. Con chúng tôi đã chết. Tôi đau quá. Cơn đau nổ tung từ trong lòng, khiến tôi cảm nhận từng tế bào mình bể nát. Chúng tôi có một đứa con. Họ, dân làng, đã đem nó hiến tế để xoa dịu cơn giận của thần. Vì chúng tôi đã phản bội lòng ơn, rời khỏi làng, phạm vào luật chết. Họ không giết chúng tôi, mà giết đứa con nít vô tội.
'Ê, mình đang đứng đúng ngay ngã tư mà kéo diều, kỳ quá hông ta?', một bạn nữ nói với nhóm bạn. 'Có sao đâu! Ở đây ai cũng vậy chớ đâu phải bọn mình. Góc ngã tư đằng kia cũng vậy đó. Ai cũng biết đây là khu vực thả diều, có chạy xe thì tự biết đường mà tránh chớ', bạn nam đứng cạnh nói vào.
'Thầy ơi, bắt đầu học chưa thầy?', 'Sáng nay con dậy sớm lắm!', 'Bữa nay con nghỉ bán vé số một buổi đợi cô qua dạy nè', 'Nay mình học tới bài gì vậy cô?'… Tiếng bé Nghi, bé Ngọc và 6-7 em nhỏ nơi khu nhà trọ lụp xụp, cũ kỹ của xóm lao động nghèo ở phường Thảo Điền (TP Thủ Đức) rộn ràng khi buổi học sắp bắt đầu.
Chiều 30 Tết năm nào, lũ trẻ xóm tôi cũng hò reo đá bóng, quả bóng chính là cái bàng quang lợn mà người lớn vứt ra cho sau khi chú ỉn được làm thịt, xử lý xong.
Mối tình đầu bao giờ cũng đẹp, đặc biệt là mối tình thời áo trắng.