Vị vua nào có 103 người vợ nhưng không có con nối dõi?
Tên tuổi vị vua này gắn liền với nhiều giai thoại nổi tiếng, ông là người rất hiếu thuận nhưng cũng mang tội đại bất hiếu vì cả đời không sinh được con nối dõi.
1. Vua nào có hơn trăm người vợ nhưng không có con nối dõi?
Trần Dụ Tông
0%
Tự Đức
0%
Hàm Nghi
0%
Minh Mạng
0%
Chính xác
Tự Đức (1839-1883) là vua thứ tư của triều Nguyễn. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Thì, tự là Hồng Nhậm, sinh ngày 25/8 năm Kỷ Sửu (1829). Ông là con vua Thiệu Trị và Hoàng quý phi Phạm Thị Hằng (sau là Từ Dụ Thái hậu). Vua Tự Đức lên ngôi năm 19 tuổi, sau khi vua Thiệu Trị lâm bệnh qua đời.
Theo sách "Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn", nhà vua có 103 người vợ nhưng không có con nối dõi.
2. Vì sao vị vua này không có con nối dõi?
Vì các hoàng tử đều chết yểu
0%
Vua không muốn có con
0%
Ông chỉ có các con gái
0%
Vua bị bệnh từ nhỏ, không thể sinh con
0%
Chính xác
Dù có 103 bà vợ, vua Tự Đức không có người con ruột nào vì lúc nhỏ ông mắc bệnh đậu mùa, lại đau ốm liên miên nên sức khỏe không tốt, thể chất suy nhược. Ông nhận ba người cháu ruột làm con nuôi là Ưng Chân, Ưng Đường và Ưng Đăng.
Ưng Chân là con trai của Thoại Thái Vương Hồng Y, được giao cho Hoàng Quý phi Vũ Thị Duyên Hải, vợ chính của vua Tự Đức nuôi dạy. Sau này, khi Tự Đức qua đời, Ưng Chân được lên làm vua, được gọi là vua Dục Đức.
Ưng Đường (có sách ghi là Ưng Kỷ hay Ưng Biện) là con của Kiên Thái Vương Hồng Cai, được giao cho bà Thiện phi Nguyễn Thị Cẩm nuôi. Ưng Đăng cũng là con của Kiên Thái Vương, được giao cho bà Học phi Nguyễn Thị Hương chăm sóc, dạy bảo.
3. Điều nào sau đây đúng với vị vua này?
Vị vua lên ngôi trị vì ngắn nhất triều Nguyễn
0%
Vị vua giỏi võ nhất triều Nguyễn
0%
Lên ngôi khi nhỏ tuổi nhất
0%
Vị vua hay chữ nhất triều Nguyễn
0%
Chính xác
Tự Đức được xem là vị vua hay chữ nhất triều Nguyễn. Ông thường xuyên tổ chức làm thơ, đối đáp với văn thần. Theo các nhà nghiên cứu, hơn 3.000 bài thơ do vua Tự Đức sáng tác vẫn còn. Vua thường hay đem thơ phú vào các chỉ dụ của mình.
Ông là vua trị vì lâu nhất của nhà Nguyễn, với 36 năm, từ 1847 đến 1883.
4. Vị vua này từng nổi tiếng về giai thoại nào?
Không hiếu kính với mẹ
0%
Ông từng đỗ Trạng Nguyên
0%
Tự khắc bia mộ cho mình
0%
Chính xác
Thông thường, con phải dựng văn bia cho cha, nhưng vì không có con nên Tự Đức đã phải làm một việc xưa nay hiếm vị vua nào phải làm: tự viết văn bia cho mình. Ngày nay, văn bia nặng trên 20 tấn do Tự Đức viết vẫn còn ở Khiêm Lăng, tại làng Dương Xuân Thượng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
Ông cũng là nổi tiếng là người con hiếu thảo. Theo sử sách ghi lại, trong suốt 36 năm trị vì, vua Tự Đức rất coi trọng bổn phận làm con. Vào các ngày chẵn, ông cùng tùy tùng vào hậu cung vấn an sức khỏe mẫu hậu, chỉ các ngày lẻ thì thiết triều hoặc lo việc triều đình, cứ như thế suốt 36 năm không sai ngày nào.
Tự Đức là người ham học, hiểu biết nhiều và đặc biệt yêu thích thơ văn. Bản thân vua cũng thường tự hào về tài văn chương của mình. Vua thường nói: “Trẫm không đi thi nhưng nếu đi thi nhất định trẫm sẽ đỗ Trạng nguyên". Tuy nhiên, trong một lần cùng một số vị đại khoa làm một bài luận rồi rọc phách gửi sang nhờ vua Thanh lập ban giám khảo chấm giúp, bài văn của Tự Đức xếp cuối.
5. Hoàng thái hậu nào là mẹ vua Tự Đức?
Tá Thánh Chương Hoàng hậu
0%
Nghi Thiên Thái hoàng Thái hậu
0%
Thuận Thiên Hoàng thái hậu
0%
Linh Nhân Hoàng thái hậu
0%
Chính xác
Nghi Thiên Chương Hoàng hậu (1810-1902), thường được biết đến với tôn hiệu là Từ Dụ Hoàng thái hậu hay Nghi Thiên Thái hoàng thái hậu. Bà vốn là chính thất nguyên phối Quý phi của vua Thiệu Trị, thân mẫu của vua Tự Đức.
Bà là trưởng nữ của vị công thần Thượng thư bộ lễ Phạm Đăng Hưng dưới triều Gia Long và Minh Mệnh. Từ thuở sinh thời cho đến lúc quy tiên, Hoàng thái hậu Từ Dụ luôn sống mẫu mực, là người nhân từ, cần kiệm, giản dị, hiếu thảo và hiếu học.
Tên hiệu đúng của bà là Từ Dụ, nghĩa là "nhân từ" và "độ lượng". Song về sau, do một sự lầm lẫn người ta viết chữ "Dụ" thành "Dũ", lâu ngày thành thói quen không đổi.