Diện mạo vườn thơ Châu Hương Viên nổi tiếng xứ Huế sau trùng tu

Từ hoang tàn, xuống cấp, lạnh lẽo đến nao lòng, khu 'vườn thơ' Châu Hương Viên - thi đàn nổi tiếng xứ Huế một thuở, hiện 'sống lại' với những gì từng thuộc về nó sau khi được phục hồi, trùng tu, tôn tạo cẩn trọng. Đây là công trình nhằm chào mừng Tuần lễ Festival Nghệ thuật Quốc tế Huế 2024.

 Không còn cảnh dột nát, hoang phế, bị bỏ mặc giữa gió mưa, thời gian, năm tháng, di tích Châu Hương Viên (phường Phú Thượng, TP. Huế) sau khi hoàn thành trùng tu, tôn tạo đã mang một diện mạo hoàn toàn khác, với sự tươi mới giữa không gian đậm chất cổ kính và đầy ắp tiếng cười.

Không còn cảnh dột nát, hoang phế, bị bỏ mặc giữa gió mưa, thời gian, năm tháng, di tích Châu Hương Viên (phường Phú Thượng, TP. Huế) sau khi hoàn thành trùng tu, tôn tạo đã mang một diện mạo hoàn toàn khác, với sự tươi mới giữa không gian đậm chất cổ kính và đầy ắp tiếng cười.

 Trước đó, những ai từng ghé lại di tích Châu Hương Viên đã không khỏi chạnh lòng, thậm chí có người không cầm được nước mắt khi chứng kiến ngôi nhà cổ - nơi vốn là thi đàn “Hương Bình thi xã” từng gắn với cuộc đời, tên tuổi nghệ sĩ, danh nhân nổi tiếng Ưng Bình Thúc Giạ Thị - trong cảnh đổ nát, hoang tàn, lạnh lẽo từ năm này sang tháng khác.

Trước đó, những ai từng ghé lại di tích Châu Hương Viên đã không khỏi chạnh lòng, thậm chí có người không cầm được nước mắt khi chứng kiến ngôi nhà cổ - nơi vốn là thi đàn “Hương Bình thi xã” từng gắn với cuộc đời, tên tuổi nghệ sĩ, danh nhân nổi tiếng Ưng Bình Thúc Giạ Thị - trong cảnh đổ nát, hoang tàn, lạnh lẽo từ năm này sang tháng khác.

 Thi đàn “Vĩ Hương thi xã” sau đổi tên “Hương Bình thi xã” đặt tại vườn thơ Châu Hương Viên từng do chính cụ Ưng Bình chủ trì. Khu vườn ven sông Hương thơ mộng gắn với tình yêu thi ca mãnh liệt của Ưng Bình được cụ mua lại và tạo lập vào năm 1933, trên thửa đất rộng 4 sào 7 thước. Nơi đây, ngoài ngôi nhà chính 3 gian hai chái (hiện vẫn còn được lưu giữ), cụ Ưng Bình còn cho xây dựng nên các công trình Lộc Minh đình, bình phong, sân vườn, bến nước… Ngày nay, do tình trạng lấn chiếm qua nhiều năm, Lộc Minh đình, bến nước gắn với “vườn thơ” Châu Hương Viên đã không còn.

Thi đàn “Vĩ Hương thi xã” sau đổi tên “Hương Bình thi xã” đặt tại vườn thơ Châu Hương Viên từng do chính cụ Ưng Bình chủ trì. Khu vườn ven sông Hương thơ mộng gắn với tình yêu thi ca mãnh liệt của Ưng Bình được cụ mua lại và tạo lập vào năm 1933, trên thửa đất rộng 4 sào 7 thước. Nơi đây, ngoài ngôi nhà chính 3 gian hai chái (hiện vẫn còn được lưu giữ), cụ Ưng Bình còn cho xây dựng nên các công trình Lộc Minh đình, bình phong, sân vườn, bến nước… Ngày nay, do tình trạng lấn chiếm qua nhiều năm, Lộc Minh đình, bến nước gắn với “vườn thơ” Châu Hương Viên đã không còn.

 Năm 2019, Châu Hương Viên được công nhận là di tích lịch sử, nhưng chưa thể thoát ra khỏi cảnh đổ nát, xuống cấp, hoang phế. Phải đến tháng 3/2023, sau những kiến nghị khẩn thiết của giới văn nghệ sĩ, ngành văn hóa, sự lên tiếng của báo chí và những người yêu thơ văn Ưng Bình... di tích Châu Hương Viên đã được khởi công trùng tu, phục hồi, tôn tạo.

Năm 2019, Châu Hương Viên được công nhận là di tích lịch sử, nhưng chưa thể thoát ra khỏi cảnh đổ nát, xuống cấp, hoang phế. Phải đến tháng 3/2023, sau những kiến nghị khẩn thiết của giới văn nghệ sĩ, ngành văn hóa, sự lên tiếng của báo chí và những người yêu thơ văn Ưng Bình... di tích Châu Hương Viên đã được khởi công trùng tu, phục hồi, tôn tạo.

 Dự án do Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế làm chủ đầu tư, tập trung trùng tu, tôn tạo, phục dựng lại toàn bộ di tích gốc gồm nhà chính, nhà phụ, bình phong, cải tạo, chỉnh trang sân vườn mặt trước và khu vực xung quanh khuôn viên, xây dựng hệ thống cấp thoát nước, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, phòng cháy, chống sét, nhà vệ sinh…

Dự án do Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên-Huế làm chủ đầu tư, tập trung trùng tu, tôn tạo, phục dựng lại toàn bộ di tích gốc gồm nhà chính, nhà phụ, bình phong, cải tạo, chỉnh trang sân vườn mặt trước và khu vực xung quanh khuôn viên, xây dựng hệ thống cấp thoát nước, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, phòng cháy, chống sét, nhà vệ sinh…

 Sau hơn 1 năm triển khai trùng tu, dự án tu bổ, tôn tạo di tích Châu Hương Viên vừa hoàn thành, trở thành địa chỉ sinh hoạt của các câu lạc bộ thơ, biểu diễn ca Huế, kết hợp đưa vào các tour tuyến phục vụ khách du lịch.

Sau hơn 1 năm triển khai trùng tu, dự án tu bổ, tôn tạo di tích Châu Hương Viên vừa hoàn thành, trở thành địa chỉ sinh hoạt của các câu lạc bộ thơ, biểu diễn ca Huế, kết hợp đưa vào các tour tuyến phục vụ khách du lịch.

 Nơi đây cũng là không gian trưng bày một số hình ảnh, sách báo, tư liệu liên quan đến danh nhân Ưng Bình và thơ, ca, nghệ thuật truyền thống Huế.

Nơi đây cũng là không gian trưng bày một số hình ảnh, sách báo, tư liệu liên quan đến danh nhân Ưng Bình và thơ, ca, nghệ thuật truyền thống Huế.

 Góc giới thiệu thông tin về Châu Hương Viên.

Góc giới thiệu thông tin về Châu Hương Viên.

 Không gian biểu diễn ca Huế tại di tích Châu Hương Viên.

Không gian biểu diễn ca Huế tại di tích Châu Hương Viên.

 Theo TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên-Huế, việc bảo tồn, tu bổ di tích Châu Hương Viên là hết sức cần thiết và cấp bách, không chỉ nhằm cứu vãn di tích mà còn góp phần cải tạo không gian cảnh quan khu vực.

Theo TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên-Huế, việc bảo tồn, tu bổ di tích Châu Hương Viên là hết sức cần thiết và cấp bách, không chỉ nhằm cứu vãn di tích mà còn góp phần cải tạo không gian cảnh quan khu vực.

 Đây cũng là bước đi quan trọng và có tính định hướng cao trong việc bảo tồn, gìn giữ những giá trị lịch sử của địa phương.

Đây cũng là bước đi quan trọng và có tính định hướng cao trong việc bảo tồn, gìn giữ những giá trị lịch sử của địa phương.

Ưng Bình Thúc Giạ Thị tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Bình, là cháu nội của Tuy Lý Vương Miên Trinh. Sau khi tốt nghiệp Trường Quốc học Huế, năm 1909 ông thi đỗ cử nhân Hán học và được bổ nhiệm các chức Tri huyện, Tri phủ, rồi Bố chánh Hà Tĩnh. Năm 67 tuổi, ông được phong Hiệp tá Đại học sĩ. Ưng Bình Thúc Giạ Thị là người có nhiều đóng góp cho văn hóa Huế, ca Huế, được nhiều người yêu mến bởi tài thơ, bởi tính khiêm cung, bình dị… Ông đã để lại cho đời gần 2.000 bài thơ quốc ngữ và Hán cùng nhiều vở tuồng nổi tiếng. Huế hiện có một con đường phố mang tên Ưng Bình nằm tại phường Vĩ Dạ, gần với “vườn thơ” Châu Hương Viên.

Ngọc Văn

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/dien-mao-vuon-tho-chau-huong-vien-noi-tieng-xu-hue-sau-trung-tu-post1645077.tpo