Khi nào người bệnh tiêu chảy nên tập thể dục?

Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, bệnh nhanh phục hồi. Vậy khi nào người bệnh tiêu chảy nên tập thể dục?

1. Thời điểm tốt nhất để người bệnh tiêu chảy tập thể dục

Tập thể dục đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa, nhưng nếu bạn bị tiêu chảy, tốt nhất nên nghỉ tập một (hoặc một vài ngày) cho đến khi cảm thấy khỏe hơn. Lý tưởng nhất là khi nhu động ruột trở lại bình và nước tiểu có màu vàng nhạt - một dấu hiệu cho thấy cơ thể không còn bị mất nước nữa.

Nội dung

1. Thời điểm tốt nhất để người bệnh tiêu chảy tập thể dục

2. Lợi ích của tập thể dục sau tiêu chảy

3. Bài tập nào tốt cho sức khỏe đường ruột

3. Lưu ý khi tập luyện

Điều này là do, tập thể dục làm tăng nhu động ruột. Thông thường, sự gia tăng nhu động này là tốt, nhưng khi bị tiêu chảy, tăng nhu động ruột sẽ khiến cho bệnh trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, tiêu chảy gây mất nước, tập thể dục sẽ đổ mồ hôi, càng làm cơ thể mất nước trầm trọng.

2. Lợi ích của tập thể dục sau tiêu chảy

Cùng với chế độ ăn uống thì mức độ hoạt động thể chất cũng không kém phần quan trọng với sức khỏe đường ruột. Tập thể dục ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột theo nhiều cách khác nhau:

- Điều hòa nhu động ruột:Tập thể dục tăng cường cơ bắp ở đường tiêu hóa, giúp cải thiện các cơn co thắt ruột, điều hòa nhu động ruột bình thường.

- Cải thiện sức khỏe hệ vi sinh vật:Tập thể dục làm tăng sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện sự phát triển của các loài vi khuẩn có lợi. Cải thiện sức khỏe của hệ vi sinh vật đường ruột giúp cơ thể bạn cân bằng nội môi và có tác dụng có lợi cho tiêu hóa, hệ miễn dịch, sự trao đổi chất và sức khỏe não bộ…

- Tăng cường hệ thống miễn dịch:Có tới 70% hệ thống miễn dịch nằm ở ruột. Nếu sức khỏe đường ruột bị tổn hại, sẽ khiến bạn dễ mắc phải nhiều tình trạng tiêu hóa và các vấn đề sức khỏe nói chung. Tập thể dục tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và không lây nhiễm.

Đi dạo phù hợp với người bệnh vừa phục hồi sau tiêu chảy.

Đi dạo phù hợp với người bệnh vừa phục hồi sau tiêu chảy.

- Tăng cường trao đổi chất: Tập thể dục làm tăng sự trao đổi chất, có thể ngăn ngừa béo phì và giúp bạn đạt được cân nặng khỏe mạnh.

-Giảm căng thẳng: Tập thể dục làm giảm việc sản xuất các hormone gây căng thẳng như cortisol và adrenaline. Nó cũng làm tăng sản xuất endorphin cải thiện tâm trạng. Sức khỏe não bộ của bạn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tiêu hóa thông qua kết nối ruột - não. Mức độ căng thẳng thấp hơn có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây viêm đường ruột và giảm các triệu chứng của IBD, hội chứng ruột kích thích (IBS).

3. Bài tập nào tốt cho sức khỏe đường ruột

Đối với người bệnh vừa phục hồi sau tiêu chảy, nên tập các bài tập thể dục cường độ thấp (thường làm tăng nhịp tim của bạn lên 50% công suất tối đa). Loại bài tập này ít gây vất vả hơn cho tim, phổi, khớp và hệ tiêu hóa. Ví dụ về các bài tập cường độ thấp bao gồm:

Đi dạo
Yoga
Bơi lội
Đạp xe…

Ngoài ra, các bài tập thở và thiền cũng giúp ích cho người bệnh sau tiêu chảy và nâng cao sức khỏe tổng thể.

- Kỹ thuật thở sâu (như thở cơ hoành hoặc thở bụng) giúp kích hoạt phản ứng thư giãn của cơ thể. Điều này có thể cải thiện tiêu hóa và giảm căng thẳng ở cơ bụng xung quanh ruột.

- Thiền nuôi dưỡng chánh niệm và sự bình tĩnh tinh thần. Điều này cho phép các cá nhân hiểu rõ hơn về các tín hiệu của cơ thể và hệ tiêu hóa.

Bằng cách kết hợp các bài tập thở và thiền thường xuyên vào thói quen tự chăm sóc sức khỏe hàng ngày, bạn có thể thấy căng thẳng được cải thiện và kiểm soát sức khỏe tâm thần, chức năng đường ruột được cải thiện, ít vấn đề về tiêu hóa hơn và kiểm soát các triệu chứng tốt hơn.

Thiền giúp ích cho người bệnh sau tiêu chảy và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Thiền giúp ích cho người bệnh sau tiêu chảy và nâng cao sức khỏe tổng thể.

3. Lưu ý khi tập luyện

- Người bệnh sau khi bị tiêu chảy có thể còn cảm thấy mệt, do đó, nên tập các bài cường độ thấp với thời gian ngắn, rồi từ từ tăng dần thời gian và tốc độ cho đạt tối thiểu 150 phút mỗi tuần, tương đương 30 phút mỗi ngày trong 5 ngày/tuần.

- Trong quá trình tập luyện, hãy lắng nghe cơ thể. Nếu cảm thấy mệt, sức khỏe không ổn... nên ngừng tập.

- Tránh vận động cường độ cao: Tập thể dục cường độ cao là bài tập giúp tăng nhịp tim lên 80% công suất tối đa. Loại bài tập này đòi hỏi thể chất nhiều hơn, bao gồm các giai đoạn tập luyện cường độ cao với thời gian nghỉ ngơi ngắn. Ví dụ về các bài tập cường độ cao bao gồm: Nhảy dây, chạy nước rút, chống đẩy, burpees, leo núi, nâng tạ nặng…

Khi tập luyện cường độ cao, cơ thể bạn sẽ tăng lưu lượng máu đến các cơ đang co bóp để cung cấp oxy. Điều này làm giảm lưu lượng máu đến đường tiêu hóa, có thể ngăn cản sự hấp thụ nước ở ruột kết và dẫn đến tiêu chảy và làm cho bệnh thêm trầm trọng.

Đối với những người có vấn đề về tiêu hóa nói chung và tiêu chảy nói riêng, tập thể dục cường độ cao có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.

Những thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy I SKĐS

BS. Tăng Minh Hoa

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/khi-nao-nguoi-benh-tieu-chay-nen-tap-the-duc-169240612141220125.htm