Những dấu tích của nghề săn voi huyền thoại đất Tây Nguyên

Trong quá khứ, Buôn Đôn ở Đắk Lắk nổi danh khắp xứ Đông Dương nhờ nghề săn voi. Sau bao thăng trầm của thời cuộc, nghề đặc biệt này đã thất truyền, nhưng những dấu tích của nó vẫn còn hiện hữu qua các chứng cứ vật chất...

Nhà sàn cổ ở Buôn Đôn của vua voi là một địa điểm rất nổi tiếng trên mảnh đất huyền thoại của nghề săn bắt và thuần dưỡng voi ở Tây Nguyên. Đây chính là nơi ở của vua voi Khun Yu Nốp (1828 – 1938) và cháu ngoại là vua voi Ama Kông (1910 – 2012) vào thời hoàng kim của nghề săn voi.

Nhà sàn cổ ở Buôn Đôn của vua voi là một địa điểm rất nổi tiếng trên mảnh đất huyền thoại của nghề săn bắt và thuần dưỡng voi ở Tây Nguyên. Đây chính là nơi ở của vua voi Khun Yu Nốp (1828 – 1938) và cháu ngoại là vua voi Ama Kông (1910 – 2012) vào thời hoàng kim của nghề săn voi.

Theo thư tịch cổ, ngôi nhà sàn được khởi công vào năm 1883 dưới sự giám sát của nghệ nhân người Lào Khavivôngsao. Vừa trực tiếp chỉ huy thi công, vừa làm “tổng thầu”, ông đã đích thân chọn ra 14 thợ chính có tay nghề cao và hơn 10 thợ phụ để giúp việc.

Theo thư tịch cổ, ngôi nhà sàn được khởi công vào năm 1883 dưới sự giám sát của nghệ nhân người Lào Khavivôngsao. Vừa trực tiếp chỉ huy thi công, vừa làm “tổng thầu”, ông đã đích thân chọn ra 14 thợ chính có tay nghề cao và hơn 10 thợ phụ để giúp việc.

Ngôi nhà sàn gồm 3 gian được thiết kế theo kiểu nhà sàn của người Lào với đầu hồi mái nhọn và cao vút mô phỏng theo kiểu tháp cổ bồng. Công trình làm hoàn toàn bằng các loại gỗ ở địa phương và có thể tháo rời từng phần để di dời khi cần thiết.

Ngôi nhà sàn gồm 3 gian được thiết kế theo kiểu nhà sàn của người Lào với đầu hồi mái nhọn và cao vút mô phỏng theo kiểu tháp cổ bồng. Công trình làm hoàn toàn bằng các loại gỗ ở địa phương và có thể tháo rời từng phần để di dời khi cần thiết.

Bên cạnh các thợ mộc, quá trình xây nhà còn có sự tham gia gia đắc lực của 18 chú voi to khỏe, chủ yếu trong công đoạn vận chuyển gỗ. Ngôi nhà được khánh thành vào ngày 19/2/1885, có tổng giá trị được quy đổi bằng 12 con voi trên 60 tuổi có ngà dài.

Bên cạnh các thợ mộc, quá trình xây nhà còn có sự tham gia gia đắc lực của 18 chú voi to khỏe, chủ yếu trong công đoạn vận chuyển gỗ. Ngôi nhà được khánh thành vào ngày 19/2/1885, có tổng giá trị được quy đổi bằng 12 con voi trên 60 tuổi có ngà dài.

Do những biến động của thời cuộc mà ngày nay ngôi nhà chỉ còn hai gian. Bên trong nhà vẫn còn lưu giữ rất nhiều kỉ vật về cuộc đời và đồ nghề săn bắt voi của vị Vua voi huyền thoại và những người kế tục.

Do những biến động của thời cuộc mà ngày nay ngôi nhà chỉ còn hai gian. Bên trong nhà vẫn còn lưu giữ rất nhiều kỉ vật về cuộc đời và đồ nghề săn bắt voi của vị Vua voi huyền thoại và những người kế tục.

Sợi dây da trâu này là dụng cụ chính của vua voi Ama Kông, dùng làm dây thòng lọng để bắt voi rừng. Mỗi sợi dây da trâu dài từ 90-120 mét, phải tốn 7 con trâu đực để làm ra.

Sợi dây da trâu này là dụng cụ chính của vua voi Ama Kông, dùng làm dây thòng lọng để bắt voi rừng. Mỗi sợi dây da trâu dài từ 90-120 mét, phải tốn 7 con trâu đực để làm ra.

Chiếc mác G’ru (giáo dài) là vũ khí không kém phần quan trọng của thợ săn voi lành nghề.

Chiếc mác G’ru (giáo dài) là vũ khí không kém phần quan trọng của thợ săn voi lành nghề.

Tấm nệm lót bành voi làm từ da con min (bò tót). Chỉ có thợ săn có kinh nghiệm và săn được 72 con voi trở lên mới được dùng nệm này. Thợ săn voi thông thường chỉ được dùng nệm đan bằng vỏ cây lộc vừng.

Tấm nệm lót bành voi làm từ da con min (bò tót). Chỉ có thợ săn có kinh nghiệm và săn được 72 con voi trở lên mới được dùng nệm này. Thợ săn voi thông thường chỉ được dùng nệm đan bằng vỏ cây lộc vừng.

Lọng che mưa nắng di động của thợ săn voi, dùng để đặt trên bành voi khi di chuyển và trú mưa khi ngủ đêm trong rừng.

Lọng che mưa nắng di động của thợ săn voi, dùng để đặt trên bành voi khi di chuyển và trú mưa khi ngủ đêm trong rừng.

Hũ dùng để thống kê số lượng voi bắt được trong suốt cuộc đời đi săn của một thợ săn voi. Trong hũ đựng 10 thanh gỗ dài khoảng 20cm, mỗi khí săn được một con voi con, người ta mở hũ lấy một thanh gỗ rồi khắc vào một vết như răng cưa. Hũ của huyền thoại Ama Kông có 298 nấc khắc.

Hũ dùng để thống kê số lượng voi bắt được trong suốt cuộc đời đi săn của một thợ săn voi. Trong hũ đựng 10 thanh gỗ dài khoảng 20cm, mỗi khí săn được một con voi con, người ta mở hũ lấy một thanh gỗ rồi khắc vào một vết như răng cưa. Hũ của huyền thoại Ama Kông có 298 nấc khắc.

Cách ngôi nhà sàn cổ của Vua voi không xa có một nghĩa địa nằm giữa cánh rừng vắng bên bờ sông Đăk Krông. Trong nghĩa địa này có một ngôi mộ đặc biệt: Mộ của Vua voi Khun Yu Nốp.

Cách ngôi nhà sàn cổ của Vua voi không xa có một nghĩa địa nằm giữa cánh rừng vắng bên bờ sông Đăk Krông. Trong nghĩa địa này có một ngôi mộ đặc biệt: Mộ của Vua voi Khun Yu Nốp.

Khun Yu Nốp tên thật là N'Thu K'Nul, vị tù trưởng đã khai sinh ra Buôn Đôn và có công lớn trong buổi đầu phát triển nghề săn voi rừng nơi đây. Trong sự nghiệp của mình, Khun Yu Nốp đã săn bắt và thuần hóa hàng trăm voi rừng.

Khun Yu Nốp tên thật là N'Thu K'Nul, vị tù trưởng đã khai sinh ra Buôn Đôn và có công lớn trong buổi đầu phát triển nghề săn voi rừng nơi đây. Trong sự nghiệp của mình, Khun Yu Nốp đã săn bắt và thuần hóa hàng trăm voi rừng.

Mộ của R'leo K'Nul (1877-1947), người thừa hưởng quyền lực của Vua voi Khun Yu Nốp, nằm ở bên cạnh. Do hai ngôi mộ nằm liền kề nhau và kết hợp hài hòa như một nên người dân thường gọi chung cả hai ngôi mộ là mộ Vua voi.

Mộ của R'leo K'Nul (1877-1947), người thừa hưởng quyền lực của Vua voi Khun Yu Nốp, nằm ở bên cạnh. Do hai ngôi mộ nằm liền kề nhau và kết hợp hài hòa như một nên người dân thường gọi chung cả hai ngôi mộ là mộ Vua voi.

Tương truyền, R' Leo là một người kế vị xuất sắc của Vua voi. Ông đã góp phần làm cho mối quan hệ của buôn làng với triều đình nhà Nguyễn trở nên khăng khít khi tặng Bảo Đại một con voi trắng và thành lập cho vị vua này một đội voi săn "Hoàng Gia Bảo Đại".

Tương truyền, R' Leo là một người kế vị xuất sắc của Vua voi. Ông đã góp phần làm cho mối quan hệ của buôn làng với triều đình nhà Nguyễn trở nên khăng khít khi tặng Bảo Đại một con voi trắng và thành lập cho vị vua này một đội voi săn "Hoàng Gia Bảo Đại".

Ngoài mộ Vua voi, trong khu nghĩa địa còn nhiều ngôi mộ thuộc các thế hệ khác nhau của thợ săn voi Buôn Đôn.

Ngoài mộ Vua voi, trong khu nghĩa địa còn nhiều ngôi mộ thuộc các thế hệ khác nhau của thợ săn voi Buôn Đôn.

Mời quý độc giả xem video: Mộng mơ thành phố ngàn hoa Đà Lạt | VTV Review.

Quốc Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/nhung-dau-tich-cua-nghe-san-voi-huyen-thoai-dat-tay-nguyen-1825671.html