Việc đào tạo các chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng sẽ giúp ngư dân được phổ cập các kiến thức, kinh nghiệm đánh bắt cũng như trang bị những kiến thức để tránh rủi ro trên biển, từ đó giúp ngư dân nâng cao hiệu quả đánh bắt.
Trong chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển, 3 kênh công ích với nội dung chuyên biệt đã khẳng định nét riêng đặc sắc và vị thế của Đài Truyền hình KTS VTC.
Trong thời gian qua, Trường Cao đẳng Yên Bái đã thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn (dưới 3 tháng) khối ngành nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn trên cơ sở nhu cầu thực tiễn tại các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là đào tạo nhân lực trong lĩnh vực du lịch, góp phần thực hiện hiệu quả các đề án phát triển du lịch của tỉnh.
Sáng nay, 30/10, tiếp tục nội dung chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Trong những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) được các trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) tích cực triển khai. Trong năm 2022, các trung tâm GDNN-GDTX đã đào tạo được 182 lớp với 6.373 LĐNT, đạt chỉ tiêu, kế hoạch năm đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, các trung tâm vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên dạy nghề, cần có giải pháp tháo gỡ.
Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, thời gian qua, các cấp, các ngành trong tỉnh Long An tổ chức dạy nghề gắn với nhu cầu thực tế địa phương, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Huyện Cam Lộ có trên 20 nghìn lao động trực tiếp làm việc trong khu vực nông thôn. Thời gian qua, địa phương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với xây dựng nông thôn mới. Qua đó, nâng cao chất lượng lao động nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất; tổ chức lại sản xuất, phát triển kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho người dân.
Vừa qua, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình (CĐ KT-KTHB) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với một số đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về các nội dung liên quan đến công tác đào tạo, trọng tâm là cung ứng nguồn nhân lực. Đây là những cái bắt tay thiết thực, nhằm tạo môi trường khởi nghiệp thuận lợi cho học sinh, sinh viên (HSSV) ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường.
Sau đại dịch Covid-19, lao động nông thôn tìm nhiều cách để ổn định việc làm và thu nhập. Ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, người dân một số nơi đã chuyển nghề mới, phù hợp với nhu cầu xã hội, ổn định thu nhập và phát triển kinh tế gia đình.
Thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ về 'Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020' và triển khai thực hiện Đề án 295 'Hỗ trợ phụ nữ học nghề giai đoạn 2010-2015', những năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nữ nông thôn luôn được Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh ưu tiên chỉ đạo thực hiện nhằm hỗ trợ hội viên, phụ nữ nông thôn có việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thực hiện xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu, nhiều năm qua, Huyện ủy, UBND huyện Hải Hậu luôn xác định công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hàng năm UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng, các xã, thị trấn... Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Xã Hồng Quang (Nam Trực) có khoảng 14 nghìn nhân khẩu, trong đó có trên 6.200 người trong độ tuổi lao động. Trong những năm qua, Đảng ủy, UBND xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, đoàn thể các thôn, xóm đẩy mạnh các hoạt động dạy nghề phù hợp cho lao động nông thôn; vận động các cơ sở sản xuất đào tạo nghề gắn với tạo việc làm. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Xã Xuân Phú (Xuân Trường) có trên 11.600 khẩu, trong đó có hơn 6.000 người trong độ tuổi lao động. Với quan điểm phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, xã xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp đào tạo nghề trong lĩnh vực nông nghiệp gồm: trồng lúa, kỹ thuật thâm canh cây vụ đông, chăn nuôi gia súc, nuôi thủy sản… Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
10 năm qua, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã trao 'cần câu cá' cho hàng nghìn lao động nông thôn trong tỉnh thông qua hình thức tư vấn, hỗ trợ đào tạo học nghề và kết nối việc làm sau đào tạo. Đồng nghĩa với chừng đó lao động có công ăn việc làm, có thêm thu nhập cho gia đình thêm khấm khá, có tết đủ đầy hơn.
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) được TPHCM triển khai quyết liệt đã tạo điều kiện cho LĐNT tích cực tham gia học nghề phù hợp với khả năng, việc làm, có thu nhập ổn định. Qua đó, đời sống của nhiều hộ dân từng bước được thay đổi, sản phẩm nông nghiệp mới tìm được đầu ra và có chỗ đứng trên thị trường; nhiều gia đình từ sản xuất nhỏ, riêng lẻ chuyển sang thành lập tổ, nhóm liên kết, hợp tác sản xuất lớn.
Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án 'Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020' (Đề án 1956), huyện Phù Yên đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh công tác tư vấn, dạy nghề, giải quyết việc làm..., góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giúp người lao động tìm được việc làm phù hợp với năng lực, trình độ.
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm được xác định là một trong những giải pháp quan trọng góp phần từng bước giảm nghèo bền vững.
Chiều 21-1, Hội Nông dân (HND) tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị bàn công tác phối hợp đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn. Đồng chí Trần Bình Quân, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch HND tỉnh, chủ trì hội nghị.
Một ngày cuối năm, chúng tôi đến với Sơn Động để hòa mình vào miền thảo nguyên xanh miên man, nằm nghiêng nghiêng theo miền rừng nguyên sinh Đông Bắc. Dọc đường đi, mùi hoa keo thơm dịu khiến những con đường nông thôn mới như đẹp hơn và gần hơn, lòng người thư thái khi bước chân vào những xóm bản khang trang của đồng bào các dân tộc nằm đầm ấm trên sườn đồi. Là một trong 62 huyện đặc biệt khó khăn của cả nước, song Sơn Động hôm nay đang nỗ lực bước vào hành trình mới với sự đồng lòng đoàn kết của chính quyền và nhân dân.
Theo đánh giá của Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, qua 10 năm triển khai thực hiện, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1956) đã đạt những kết quả đáng ghi nhận.
Ngày 14-12, theo Ban chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 tỉnh, thực hiện Quyết định số 1956 ngày 27-11-2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 (Đề án 1956), tỉnh đã chi hơn 66 tỷ đồng ngân sách hỗ trợ cho lao động nông thôn tham gia học nghề theo Đề án 1956.
Sáng 3/12, tại TP Đà Lạt, Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ Hội thảo lấy ý kiến góp ý Dự thảo Đề án đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025.
Trong 10 năm qua, thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện Thạnh Trị đã triển khai đồng bộ các giải pháp, góp phần thay đổi ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo tại địa phương.
Sau nhiều năm thực hiện Đề án'Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020' được ban hành theo Quyết định số 1956/QĐ - TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1956), huyện Vĩnh Linh đã tạo bước chuyển biến tích cực trong nâng cao chất lượng lao động, từng bước đáp ứng tốt yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Đề án 'Đào tạo nghề cho lao động nông thôn' trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã đạt được những kết quả khả quan.
Để tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tìm việc làm, phát triển kinh tế, những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Vụ Bản đã đẩy mạnh các hoạt động dạy nghề cho người lao động, qua đó giúp lao động nông thôn có việc làm ổn định, tăng thu nhập, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
ĐBP - Từ ngày 5 - 6/11, HĐND tỉnh lập 2 đoàn giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2015 - 2020. Tổ giám sát số 1 do đồng chí Lò Văn Muôn, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn tiến hành giám sát tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật (KTKT) Điện Biên, Sở Nội vụ và Sở Giáo dục & Đào tạo. Tổ giám sát số 2 do đồng chí Giàng Thị Hoa, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn giám sát tại Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, Trường Cao đẳng Nghề và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
ĐBP - Từ ngày 5 - 6/11, HĐND tỉnh lập 2 đoàn giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về công tác giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2015 - 2020. Tổ giám sát số 1 do đồng chí Lò Văn Muôn, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn tiến hành giám sát tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật (KTKT) Điện Biên, Sở Nội vụ và Sở Giáo dục & Đào tạo. Tổ giám sát số 2 do đồng chí Giàng Thị Hoa, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn giám sát tại Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên, Trường Cao đẳng Nghề và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
Thực hiện Đề án 'Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020' (gọi là Đề án 1956) của Thủ tướng Chính phủ, 10 năm qua, Bình Thuận tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo. Đáng chú ý, thông qua đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đã góp phần giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống cho hàng chục ngàn lao động…
Một trong những tiêu chí trong Dự thảo Thông tư quy định chi tiết tiêu chí và quy trình đánh giá, công nhận trường cao đẳng (CĐ) chất lượng cao, vừa được Bộ LĐTBXH đưa ra lấy ý kiến đó là các trường phải đạt tiêu chí về liên kết doanh nghiệp trong đào tạo.
Thời gian qua, công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 1956) được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề, thu nhập cho một bộ phận người lao động (LĐ). Đây cũng là giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu LĐ trên địa bàn tỉnh.
Những khó khăn về nguồn lực tài chính; phát triển chương trình đào tạo phù hợp đặc thù vùng biên giới... là những 'nút thắt' cần được tháo gỡ trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) ở Hà Giang.
Thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), những năm qua, huyện Triệu Phong đã tập trung triển khai công tác đào tạo nghề, chuyển giao các tiến bộ khoa học- kỹ thuật trong về nông nghiệp và phi nông nghiệp cho LĐNT. Từ việc làm này đã góp phần nâng cao số lao động được qua đào tạo nghề, tạo bước đột phá trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động, phát triển sản xuất, tạo nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động.