Việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) trong doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng, góp phần giữ mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, hạn chế tình trạng tranh chấp, phản ứng lao động tập thể. Doanh nghiệp nào thực hiện tốt QCDC sẽ đảm bảo được sự phát triển lâu dài, bền vững…
Trong lịch sử báo chí Việt Nam, từ những năm 60 thế kỷ XIX đã có Gia Định báo và một số báo khác tại Sài Gòn, Hà Nội và một vài địa phương khác. Đến ngày 21/6/1925, tại Quảng Châu - Trung Quốc, Báo Thanh niên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, ra mắt số đầu tiên, đánh dấu cột mốc ra đời của dòng báo chí cách mạng Việt Nam.
Báo chí là một trong những nhân tố quan trọng góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên, làm thế nào để truyền tải nội dung này đến với bạn đọc một cách hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ nhất đang là nỗi trăn trở của nhiều phóng viên phụ trách mảng.
Qua 5 năm (2019-2024) thực hiện Kết luận 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị khóa X về 'Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập' trên địa bàn tỉnh ngày càng đi vào chiều sâu, lan tỏa trong cộng đồng bằng nhiều mô hình, cách làm hay, thiết thực.
Những ngày qua, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa lớn, sạt lở đất, cát, ngập lụt cục bộ, lốc xoáy, ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và giao thông của người dân.
Du lịch Bình Thuận đang từng bước gặt hái thành công mang lại nguồn kinh tế lớn cho nhà đầu tư, người dân và đóng góp vào ngân sách. Tuy nhiên, để ngày càng thu hút du khách, du lịch Bình Thuận cần giữ nét riêng…
Sản phẩm du lịch âm nhạc đang được du khách ưa chuộng trở lại khi đời sống tinh thần ngày càng nâng cao. Nhắc đến loại hình này, một số địa phương tiên phong thực hiện khá thành công như: Đà Lạt, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hạ Long… với các show diễn lớn có sự góp mặt của một số ca sĩ nổi tiếng đã góp phần quảng bá cho du lịch địa phương.
Hàng năm, cứ gần đến kỷ niệm Ngày giải phóng quê hương Bình Thuận (19/4/1975 -19/4/2024), trong mỗi người dân yêu nước đều có chung một tâm trạng, niềm cảm xúc tự hào về chiến thắng vẻ vang.
Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh quý I/2024 tiếp tục đà phục hồi, tổng sản phẩm nội tỉnh (GRDP) dự ước tăng 6,43%. Dù phía trước còn khó khăn, với sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, nếu nắm bắt tốt thời cơ và nỗ lực kỳ vọng kinh tế tỉnh tiếp tục đà tăng tốc.
Vùng đất Bình Thuận đầy gió và nắng là sự khác biệt so với các địa phương khác, đây cũng chính là nguồn lực hấp dẫn mạnh nhất đối với các nhà đầu tư trong xu thế kinh tế hiện nay. Mới đây, tại Lễ công bố Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các nhà đầu tư đã nhận định tỉnh Bình Thuận có nhiều tiềm năng đặc biệt để phát triển du lịch, công nghiệp, bất động sản và năng lượng tái tạo…
Từ kinh nghiệm của năm 2023, tỉnh Bình Thuận đã xây dựng kịch bản phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 trong bối cảnh khó khăn và thuận lợi đan xen, vẫn tiềm ẩn không ít thách thức khó lường phía trước.
Bảo tồn và phát triển làng nghề có vai trò quan trọng trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động nông thôn, tạo việc làm và nâng cao đời sống của người dân, gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới và Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó còn bảo tồn các giá trị văn hóa làng nghề gắn với phát triển kinh tế du lịch để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
Năm mới đến, ai cũng mong những điều tốt đẹp hơn năm cũ, với người dân Phan Thiết, Tết Giáp Thìn diễn ra vui tươi, an toàn và đầm ấm.
Năm 2024 là năm thứ 2 thực hiện phong trào 'Tết Nhân ái' trên cơ sở kế thừa, phát huy kết quả của phong trào 'Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam' do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động từ năm 1999. Nối tiếp hiệu quả của phong trào 'Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam', 'Tết Nhân ái' năm 2024 đang được triển khai rộng khắp trên địa bàn tỉnh, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng, trở thành nét đẹp của lòng nhân ái, tinh thần trách nhiệm xã hội.
Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư giữ vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương. Để 'trải thảm' thu hút, mời gọi đầu tư, các địa phương luôn cam kết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch để triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) đến năm 2030.
Năm 2023, Bình Thuận có rất nhiều 'điểm sáng' trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Kết quả này đã góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, tạo tiền đề phát triển KT - XH, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Để đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian đến, Bình Thuận tiếp tục đưa ra nhiều giải pháp trọng tâm, chặt chẽ, nghiêm minh, hiệu quả để thực hiện tốt hơn nữa công tác phòng, chống tham nhũng.
Tình hình kinh tế - chính trị thế giới năm 2023 nhiều diễn biến phức tạp, bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu thấp, hàng rào bảo hộ gia tăng, nhiều quốc gia tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, nên tình hình xuất nhập khẩu khó khăn.
Tháng 7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam, trong đó giai đoạn trước mắt tập trung vào phát triển du lịch. Theo đó, du lịch kinh tế đêm được tập trung ở 2 nhóm đó là, nhóm sản phẩm gắn với văn hóa cộng đồng, vui chơi giải trí và nhóm sản phẩm gắn với các chương trình văn hóa nghệ thuật.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại phù hợp với yêu cầu thực tiễn của tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025…
Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; khắc phục khó khăn, phát huy nội lực, đổi mới, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ du lịch, thu hút ngày càng nhiều du khách đến tỉnh, đưa du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tương xứng với vai trò, vị trí là 1 trong 3 trụ cột kinh tế của tỉnh.
Từng làm công tác lãnh đạo, quản lý ở xã Phan Sơn – huyện Bắc Bình, nay già làng K'Bé (SN 1958) vẫn giữ phong thái ấy, vẫn 'nói đi đôi với làm', luôn đi đầu trong các cuộc vận động, tuyên truyền để cùng địa phương phát triển và đổi mới.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng bộ tỉnh, đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) cùng với nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu khắc phục khó khăn và đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng - an ninh, tạo chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội của tỉnh.
Mặc dù tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền cũng như tổ chức nhiều đợt ra quân thu gom rác thải, thế nhưng, hiện nay một số khu vực ven biển của tỉnh vẫn đang bị ô nhiễm môi trường bởi thói quen vứt rác bừa bãi của người dân. Thêm vào đó, mỗi khi tới mùa gió nam, rác thải từ ngoài khơi tấp vào ven bờ, khiến cho nhiều bãi biển đẹp, thơ mộng trở nên ô nhiễm.
Mùa nối mùa bằng những dấu hiệu nhỏ xíu thôi, phải quan sát kỹ mới phát hiện ra được. Ví như tiếng chuông nhà thờ mỗi 4h sáng, bình thường giòn và thanh thì nay hơi trầm xuống một xíu, có lẽ là do sương dày đặc buổi sớm mai.
Năm 2024, Bình Thuận đặt mục tiêu 'Giảm hồ sơ trễ hẹn, tăng sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán không tiền mặt'. Để đạt mục tiêu trên, Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Anh Dũng yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan xác định cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và đề cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong công tác CCHC...
Sau 5 năm UBND TP. Phan Thiết triển khai thực hiện Đề án 'Tuyên truyền, phổ biến Luật Cảnh sát biển Việt Nam giai đoạn 2019-2023' đến nay đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật của các tầng lớp nhân dân cũng như đẩy nhanh tiến độ hoàn thành mục tiêu chung của đề án trên phạm vi thành phố.
Những năm gần đây, ngư trường ngày càng cạn kiệt, lao động biển lên bờ mưu sinh ngày càng nhiều. Nhằm khích lệ ngư dân tiếp tục bám biển, phát triển kinh tế, chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển' được tổ chức tại Bình Thuận những ngày vừa qua như một cái ôm ấm áp, phần nào động viên những ngư dân tiếp tục là những 'chiến sĩ biên phòng' trên biển, góp phần gìn giữ chủ quyền biển đảo quê hương.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy vừa ban hành Kết luận về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2023 và lập kế hoạch đầu tư công năm 2024.
Trong 5 năm (2018 - 2023), các sở, ngành, địa phương trong tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận tốt các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, thực hiện tốt chính sách của Trung ương về khuyến khích các doanh nghiệp có tiềm lực, nhà đầu tư chiến lược tạo sự chuyển biến trên các lĩnh vực có lợi thế của tỉnh.
Lúa là một trong những cây trồng sản xuất chính của tỉnh Bình Thuận, với diện tích canh tác hàng năm lên đến trên 100.000 ha, năng suất bình quân dao động từ 5,5 - 5,8 tấn/ha. Tuy nhiên, phần lớn tập quán canh tác tại nhiều địa phương trong tỉnh còn lạc hậu, nông dân còn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và bón phân đạm nhiều, điều đó dẫn đến chi phí thu hoạch tăng cao nhưng năng suất lúa giảm xuống.
Phan Sơn, một xã vùng cao thuần đồng bào dân tộc thiểu số nhưng người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) khá tốt, với tỷ lệ bao phủ BHYT cao trong số 17 xã, thị trấn của huyện Bắc Bình.
Thời gian qua, công tác cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh đã được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, đạt được một số kết quả tích cực. Từ nay đến cuối năm, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC), ứng dụng công nghệ thông tin và hiện đại hóa công tác chỉ đạo, điều hành nhằm phục vụ tốt người dân, doanh nghiệp.
Chúng tôi về thăm xã nông thôn mới Phú Lạc (Tuy Phong) trong tiết trời thu tháng 8. Đi giữa xóm làng với bao ngôi nhà khang trang kiến trúc đẹp, những con đường bê tông chạy dài sạch sẽ… làng quê bình yên đã khoác lên mình chiếc áo mới.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ngày 3/6/2020 về Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, thời gian qua tỉnh Bình Thuận đã luôn quan tâm đẩy mạnh công tác chỉ đạo triển khai thực hiện chuyển đổi số tại địa phương với quan điểm chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện, trọng tâm, phấn đấu đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về chuyển đổi số.
Bình Thuận xác định cây thanh long là cây trồng có nhiều lợi thế để phát triển của tỉnh và là một trong những cây trồng chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế. Hiện nay, diện tích thanh long toàn tỉnh gần 27.000 ha, với sản lượng 600.000 tấn/năm; giá trị thanh long mang lại cho nền kinh tế của Bình Thuận bình quân khoảng 350 - 400 triệu USD/năm…
Phú Quý là huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc, nằm giữa đất liền và quần đảo Trường Sa, tiếp cận với tuyến hàng hải quốc tế, có vị trí trọng yếu trong chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, nhất là đối với quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 trên biển Đông.
Những suất học bổng, chiếc cặp sách, xe đạp hay những tập vở không đơn thuần là một món quà, nó còn là động lực để nuôi dưỡng các 'mầm xanh' tiếp tục phấn đấu vươn lên vì một cuộc sống tốt đẹp hơn…
Trong bối cảnh kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, tuy nhiên năm 2023, đầu tư công của tỉnh tiếp tục được xem là một trong các động lực quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, là nhiệm vụ chính trị quan trọng của các cấp, các ngành, các địa phương.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 370/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Hội nghị thúc đẩy các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC).
Thực hiện các nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 - 2023 trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều biến động rất nhanh, phức tạp, khó lường. Với thực trạng trình độ phát triển kinh tế của tỉnh còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu.
Hệ thống đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây – Phan Thiết, sân bay Phan Thiết và dự án cải tạo nâng cấp QL 1A đã và đang đưa vào khai thác góp phần đưa Bình Thuận trở thành tâm điểm của 'tứ giác vàng du lịch' gồm: TP. Hồ Chí Minh – Phan Thiết – Đà Lạt và Nha Trang.
Cầu ngư là loại hình lễ hội hình thành sớm của ngư dân ven biển Bình Thuận, hằng năm, lễ hội diễn ra ở nhiều nơi, như: huyện Phú Quý, Tuy Phong, thị xã La Gi, TP. Phan Thiết.
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 99/NQ-CP, ngày 10/7/2023 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 50-KL/TW, ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII 'Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả'.
Phường Hàm Tiến - Mũi Né – TP. Phan Thiết là điểm đến tham quan, nghỉ dưỡng của khách du lịch trong và ngoài nước. Những năm gần đây, ngành chức năng rất quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng nhằm chỉnh trang đô thị, xứng tầm là Khu du lịch quốc gia.
Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2020 – 2025) đã trôi qua. Sự đoàn kết, chung sức chung lòng, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu bằng những hành động cụ thể, thiết thực đã giúp Bình Thuận đạt nhiều bước tiến vượt bậc, tạo nên bức tranh kinh tế đa dạng, khởi sắc, cho dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid – 19.
HĐND tỉnh đã xem xét thông qua chủ trương đầu tư Kè Cà Ty (đoạn từ cầu Dục Thanh đến đường Ung Văn Khiêm), với tổng vốn hơn 486 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án này sẽ triển khai như thế nào đang được nhiều người dân quan tâm.
Như chúng ta đã biết, Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, cơ quan phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp từ Trung ương tới địa phương đã theo dõi sát tình hình, tập trung chỉ đạo quyết liệt, trách nhiệm, triển khai các biện pháp phòng thủ dân sự, ứng phó, khắc phục các thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh kịp thời.
Như chúng ta đã biết, tình hình thiên tai, sự cố diễn biến bất thường xảy ra trong thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh không theo quy luật, rất phức tạp và ngày càng cực đoan trước sự tác động của biến đổi khí hậu gây nhiều thiệt hại, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
Từ sự kiện nhật thực toàn phần ngày 24/10/1995, được thiên nhiên 'ban tặng' đến hạ tầng giao thông kết nối đồng bộ cùng chiến lược phát triển bài bản, quy hoạch lâu dài, chính sách thu hút đầu tư cởi mở... các chuyên gia nhận định Bình Thuận đang đứng trước rất nhiều cơ hội và tiềm năng để định vị, kiến tạo lợi thế phát triển ngành công nghiệp không khói trở thành trung tâm du lịch - thể thao biển, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe mang tầm quốc tế.
'Vĩnh Hảo có một thứ hết sức 'độc chiêu'. Hôm trước tôi phải vô tận chợ làng tìm mua cho bằng được. Thứ sản vật có một không hai mà người dân địa phương gọi là cát lồi' - Dương Minh Kỳ - du khách thành phố Hồ Chí Minh thích thú mở đầu câu chuyện về chuyến đi đáng nhớ của mình.
Tỉnh Bình Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, lượng mưa trong năm phân bố không đồng đều. Những năm gần đây trên địa bàn tỉnh còn có những biến đổi bất thường, hiện tượng nắng nóng kéo dài trong mùa khô, lượng mưa phân bố không đều theo quy luật. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng khẳng định, phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả 'thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế'. Đây là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng vừa thúc đẩy kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển, vừa phát huy vai trò của thành phần kinh tế này trong phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng trong tình hình mới.