Bình Dương có 14 đơn vị khai thác mỏ cam kết cung ứng đủ vật liệu cho dự án thành phần 5 đường Vành đai 3 TPHCM đoạn qua tỉnh Bình Dương, trong đó có 6 đơn vị khai thác cát và 8 đơn vị khai thác đá và đất nền.
Năm 2024, TPHCM triển khai hàng loạt dự án giao thông trọng điểm, đặc biệt vốn đầu tư công được bố trí gần 79.000 tỷ trong đó phần lớn dành cho dự án hạ tầng, giao thông.
Sau 3 năm, lần đầu tiên tốc độ tăng GDP (Tổng sản phẩm trong nước) của quý 1 (năm 2024) tăng cao nhất với 5,66%. Song, dấu hiệu 'sức khỏe yếu' của nền kinh tế bộc lộ rõ khi tăng trưởng tín dụng còn thấp (chỉ ở mức 0,26%), thị trường bất động sản vẫn 'ngộp' do các vướng mắc pháp lý chưa được tháo gỡ hết.
Sáng 1/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc giải quyết khó khăn, vướng mắc về nguồn cát đắp nền cho dự án đường vành đai 3 TPHCM.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, Bộ TN-MT, các địa phương khẩn trương rà soát về khả năng cung ứng cát theo tiến độ các dự án đường cao tốc Bắc - Nam, đường Vành đai 3 TPHCM để kịp thời có các giải pháp như nâng công suất, bổ sung các mỏ mới để đáp ứng được nhu cầu thực tế; chủ động xử lý vướng mắc trong quá trình doanh nghiệp khai thác.
Hiện nhiều nhiều dự án cao tốc, đường giao thông trọng điểm phía Nam đang rơi vào tình cảnh thiếu cát san lấp nền nghiêm trọng như đường vành đai 3 TPHCM, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Cần Thơ - Cà Mau, Cao Lãnh - An Hữu…
Các địa phương trên địa bàn TPHCM đang đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị hồ sơ, thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng, nhằm sớm bàn giao mặt bằng thi công các dự án. Sự quyết liệt này nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của thành phố.
Được cảnh báo từ hơn một năm trước nhưng tới nay, tình trạng thiếu cát (cát đắp nền, cát xây dựng) ở khu vực phía Nam vẫn diễn biến phức tạp, dai dẳng chưa có hướng giải quyết dứt điểm. Hậu quả khiến hàng loạt công trình xây dựng, gồm nhiều công trình trọng điểm quốc gia có nguy cơ chậm tiến độ.
Nút giao Tân Vạn dự án đường Vành đai 3 TPHCM được giao cho 7 công ty trúng thầu xây dựng, dự kiến lên kế hoạch thi công trong tháng 3-2024. Đây là nút giao phức tạp nhất trong toàn bộ dự án với tuyến đường sắt, cao tốc đi qua.
Dự án đường Vành đai 3 TPHCM đoạn qua tỉnh Bình Dương đang triển khai xây dựng song khó khăn hiện nay là cát nền. Do đó, tỉnh Bình Dương đề nghị các tỉnh, thành phố phía Nam hỗ trợ nguồn cát để kịp tiến độ.
Chiều 15-3, tại huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai), UBND TPHCM phối hợp với các tỉnh thành Đông Nam bộ tổ chức Hội nghị trao đổi, hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam bộ lần thứ 4, quý 1 - 2024.
Sự chuyển động mạnh mẽ của liên kết vùng Đông Nam bộ ở các lĩnh vực trọng yếu trong hơn 1 năm qua là minh chứng cho quyết tâm đưa 'nghị quyết vào cuộc sống' - cụ thể là Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Với số vốn 2.000 tỷ đồng, ban đầu tỉnh Bình Dương dự kiến sẽ xây dựng 6 cầu vượt thép trên tuyến Mỹ Phước Tân Vạn. Tuy nhiên tuyến đường này nhiều đoạn trùng dự án đường Vành đai 3 TPHCM nên Bình Dương chuyển sang làm hầm chui tại các nút giao.
Lắng nghe các ý kiến trao đổi xoay quanh công tác triển khai thực hiện dự án trọng điểm Vành đai 3, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nhấn mạnh dự án đường Vành đai 3 TPHCM phải tiếp tục thực hiện gắn với nghị quyết về cơ chế đặc thù đối với TPHCM.
Hôm nay 4/3, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã dẫn đầu đoàn công tác số 1 đến Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) để triển khai chuyên đề giám sát 'Việc thực hiện Nghị quyết số 43 về chính sách tài khóa tiền tệ, hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển KT-XH và một số nghị quyết của Quốc hội về một số công trình trọng điểm quốc gia'.
Chiều 4-3, Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với UBND TPHCM về tình hình thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết 43); Nghị quyết số 57/2022/QH15 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM đến năm 2023 (Nghị quyết 57).
Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 43, TPHCM cơ bản vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo nền tảng phát triển kinh tế - xã hội
Chiều 4-3, Đoàn giám sát của Quốc hội làm việc với UBND TPHCM về tình hình thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội (Nghị quyết 43); Nghị quyết 57/2022/QH15 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TPHCM đến năm 2023 (Nghị quyết 57).
Vừa qua, TPHCM và nhiều địa phương phía Nam đã kiến nghị cần xây dựng thêm nhiều nút ra/vào để kết nối vào các tuyến đường cao tốc hiện hữu nhằm tăng hiệu quả khai thác.
Việc xác định khối lượng công việc nhà đầu tư đã thực hiện tại dự án BOT đường nối Võ Văn Kiệt với cao tốc TPHCM - Trung Lương đang gặp khó vì nhân sự thay đổi, hồ sơ bị thất lạc.
Khu tái định cư Vành đai 3 trên địa phận Long An vừa được tỉnh này điều chỉnh quy hoạch, thay đổi địa điểm xây dựng từ xã Thạnh Phú đến xã Tân Bửu thuộc huyện Bến Lức.
Sở GTVT TPHCM đề xuất đầu tư xây dựng đường nối dài 5,9 km từ nút giao Gò Công trên Vành đai 3 TPHCM đến Xa lộ Hà Nội (nay là đường Võ Nguyên Giáp).
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2024, các đơn vị thi công dự án đường Vành đai 3 TPHCM đoạn qua tỉnh Long An đã tập trung nhân lực, phương tiện để thi công dự án, đảm bảo đúng tiến độ đề ra.
Tại buổi giám sát, các đại biểu đề nghị, TPHCM cần nghiên cứu vận dụng các cơ chế, chính sách thí điểm nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các cơ chế, chính sách của Trung ương hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển.
Các gói thầu dự án (DA) đường Vành đai 3 TPHCM qua Long An đã sôi động trở lại. Hiện đơn vị thi công đang chuẩn bị lao dầm cầu Tân Bửu.
Những ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trực tiếp đi kiểm tra các công trình giao thông trọng điểm phía Nam.
Trong bốn địa phương có dự án đường Vành đai 3 TPHCM đi qua, đoạn qua tỉnh Long An đang thực hiện vượt tiến độ so với kế hoạch đề ra.
Trong 15 ngày Tết Nguyên đán 2024, có khoảng 3,6 triệu lượt khách đến TPHCM, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023. Nội dung này được ông Trần Quang Lâm, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TPHCM, thông tin tại hội nghị tổng kết công tác tổ chức, chăm lo Tết Giáp Thìn và gặp mặt chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn năm 2024 do UBND TPHCM tổ chức vào ngày 20-2.
Năm 2024 được xác định là năm tăng tốc thực hiện các công trình giao thông trọng điểm. Do đó, dồn đầu tư công cho hạ tầng giao thông đang là vấn đề được quan tâm đẩy mạnh.
Hàng loạt dự án hạ tầng lớn, có vai trò quan trọng ở khu vực phía Nam đang đẩy nhanh việc thi công ngay những ngày đầu năm mới, như dự án Vành đai 3, dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên hay tuyến metro số 2 Bến Thành - Tham Lương…
Theo Ban Quản lý dự án giao thông khu vực cảng Cái Mép – Thị Vải, tính đến nay, tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án thành phần 3 đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu giai đoạn 1 đã đạt gần 99%, chỉ còn khoảng 9 hộ dân tại thị xã Phú Mỹ chưa giao đất. Các địa phương đặt mục tiêu bàn giao xong mặt bằng dự án trong quí 1-2024.
Bộ GTVT vừa trả lời kiến nghị của UBND tỉnh Kon Tum về việc sớm bố trí kinh phí thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư tuyến cao tốc Bờ Y - Ngọc Hồi - Kon Tum - Pleiku kết nối tuyến cao tốc Pleiku - Quy Nhơn.
Ngày 13/2 (tức mùng 4 Tết Giáp Thìn), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra tiến độ, tặng quà, động viên cán bộ, công nhân, người lao động đang làm việc trên công trường một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm tại các tỉnh phía Nam. Công trình đầu tiên Thủ tướng tới thị sát là tuyến đường Vành đai 3 TPHCM trên địa bàn TPHCM.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các cơ quan liên quan xác định năm 2024, 2025 là năm tăng tốc, bứt phá để hoàn thành các dự án sân bay Long Thành, đường Vành đai 3 TP HCM đúng tiến độ, phấn đấu vượt tiến độ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, nếu năm 2022, 2023 là năm khởi động thì 2024 là năm tăng tốc, 2025 là năm bứt phá để hoàn thành, đưa công trình sân bay Long Thành vào sử dụng trong 6 tháng đầu năm 2026, phấn đấu rút ngắn thêm từ 3 đến 6 tháng.
Ngày 13-2 (tức mùng 4 Tết Giáp Thìn), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra tiến độ một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm tại các tỉnh phía nam. Công trình đầu tiên Thủ tướng tới thị sát là tuyến đường Vành đai 3 TPHCM trên địa bàn TPHCM.
Sáng 13/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến kiểm tra tiến độ Dự án đường Vành đai 3 TP HCM và chúc Tết kỹ sư, công nhân, người lao động đang thi công tuyến đường.
Ngày 13/2 (tức mùng 4 Tết Giáp Thìn), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra tiến độ, tặng quà, động viên cán bộ, công nhân, người lao động đang làm việc trên công trường một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm tại các tỉnh phía nam. Công trình đầu tiên Thủ tướng tới thị sát là tuyến đường Vành đai 3 TPHCM trên địa bàn TPHCM.
Sáng 13-2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến kiểm tra tiến độ dự án đường Vành đai 3 TPHCM và chúc tết kỹ sư, công nhân, người lao động đang thi công tuyến đường này.
Năm 2023, hàng loạt dự án giao thông trọng điểm như đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Bến Lức - Long Thành, đường Vành đai 3 TPHCM được triển khai. Đặc biệt, dự án sân bay Long Thành (Đồng Nai) được khởi công ngày 30-4-2021, đang tạo ra sự chuyển dịch mạnh về dân cư, ngành nghề và cú hích kinh tế - xã hội cho vùng Đông Nam bộ.
Nghị quyết 98/2023/QH15 (NQ98) về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn lâu nay, từ đó tạo tiền đề để TPHCM bước sang một giai đoạn phát triển mới.
TP Thủ Đức được kỳ vọng là hạt nhân dẫn đầu, đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TPHCM. Sau thời gian đầu vận hành trong 'chiếc áo chật', với Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM, TP Thủ Đức đã áp dụng linh hoạt và bước đầu có kết quả đáng trân trọng.
Tết Giáp Thìn đang đến rất gần. Hoa, đèn đủ màu sắc, hình dáng… được bày bán và trang trí khắp nơi, người người chộn rộn đón xuân. Mong muốn làm cho diện mạo đô thị TPHCM đẹp hơn, khang trang hơn luôn đau đáu trong mỗi người dân, mỗi cán bộ thành phố. Suốt năm qua, TPHCM đã rất tích cực tháo gỡ nhiều khó khăn để có thể hoàn thành nhiều công trình hạ tầng quan trọng, làm cho thành phố thông thoáng, đẹp hơn, hiện đại hơn.
Các dự án giao thông trọng điểm, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội tại tỉnh Bình Dương dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trong năm 2024, gồm Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13; đường Tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng; Nâng cấp, mở rộng đường ĐT.746; Cầu Bạch Đằng 2.
Hiện cửa ngõ từ TPHCM đi tỉnh Tây Ninh kết nối với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài sang các nước chưa có đường cao tốc. Do vậy, việc đẩy nhanh đầu tư dự án đường cao tốc này là hết sức cần thiết để đồng bộ với tiến độ khai thác đường Vành đai 3 sắp hoàn thành, tăng liên kết vùng và liên kết giao thông với các nước trong khu vực.
Sau khi kiểm tra thực địa gói thầu XL6 dự án xây dựng đường Vành đai 3 tại xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường yêu cầu các đơn vị liên quan tuyệt đối không để xảy ra ách tắc khâu nào, nếu vướng mắc phải kiến nghị giải quyết ngay.