Năm 2024 là năm nhiều ý nghĩa đối với Quỹ học bổng Vừ A Dính-quỹ học bổng chăm lo các em học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Ký ức về một thời vượt qua muôn vàn gian khó để xây dựng và bảo vệ vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc vẫn vẹn nguyên trong tâm trí của những lính hải quân người Hải Dương.
Trường Sa là địa danh biết bao người hằng mong ước được một lần đặt chân đến, và tôi cũng không phải ngoại lệ.
So với các bạn đồng nghiệp, tôi được ra Trường Sa muộn màng đôi chút, nhưng may mắn được chứng kiến các giò phong lan nơi đây đua nở, khoe sắc giữa trùng khơi khi tiếng ve bắt đầu gọi hè. Gần 10 ngày lênh đênh trên biển, dù không nhiều nhưng đủ để chúng tôi thấu hiểu những gian truân, hy sinh của quân và dân nơi đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Không như hình dung của nhiều người, nghề báo là hành trình gian nan mà ở đó, nhiều nhà báo vắt kiệt thanh xuân, trí tuệ, sức khỏe, thậm chí có máu
Gần 25 năm công tác tại Báo CAND, tôi có điều kiện đặt chân đến nhiều vùng miền của Tổ quốc. Ở những nơi từng đến, mỗi con người được gặp đều để lại trong tôi những ấn tượng và cảm xúc riêng. Song hành trình đặc biệt nhất có lẽ là chuyến đi cùng đoàn công tác của Bộ Công an đến với quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1/2 vào những ngày giữa tháng 4/2024.
'Đến với Trường Sa không chỉ có tình yêu, mà còn là trách nhiệm lớn của đất liền, của những người làm báo hướng về 'cột mốc thép' giữa trùng khơi... Đến với Trường Sa để cảm nhận sức mạnh mạch nguồn của dân tộc, để thêm yêu Tổ quốc…'. Đó là tâm sự của những nhà báo khi may mắn được tác nghiệp tại quần đảo Trường Sa'...
Trường Sa luôn là mảnh đất mà người dân Việt Nam cũng như kiều bào ta ở nước ngoài muốn được đặt chân đến một lần trong đời. Bởi đây là biểu tượng của tình đoàn kết, của niềm tự hào dân tộc, của tình yêu quê hương đất nước.
Đến thăm quần đảo Trường Sa hôm nay không chỉ thấy màu xanh của cây trái, Trường Sa đã có năng lượng sạch, được phủ sóng truyền hình, sóng điện thoại. Trường Sa đã bừng lên sức sống mới, ngày càng gần đất liền hơn.
Năm 2023, tôi được tham gia cùng Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đi thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa. Một trong những ấn tượng và tự hào của tôi khi đặt chân đến Trường Sa là những đóng góp của rất nhiều người con Nam Định, trong đó, nhiều công trình xây dựng mang dấu ấn của người con làng Bỉnh Di, xã Giao Thịnh (Giao Thủy).
Từ một đoạn thơ sáng tác ở Trường Sa, đề thi Ngữ Văn 10 tại TPHCM đã yêu cầu học sinh tìm hiểu về người lính ở quần đảo Trường Sa, đồng thời tổ chức một hoạt động để khơi lên nhịp trái tim dành cho biển đảo quê hương ở các bạn trẻ… Đề Văn nhanh chóng được các em học sinh tiếp nhận một cách hào hứng.
Sáng nay, 6-6, sau 120 phút làm bài, hơn 98.000 học sinh TP.HCM đã hoàn thành bài thi Ngữ văn, môn thi đầu tiên trong kỳ thi vào lớp 10 năm 2024.
Hơn 98.000 thí sinh tại TP HCM đã hoàn thành môn thi ngữ văn, là môn đầu tiên của kỳ thi lớp 10. Nhiều thí sinh bất ngờ với đề thi ngữ văn lần này. Sau đây là gợi ý giải đề thi văn
Nhiều thuyền viên, ngư dân gặp nạn trên biển đã được lực lượng tìm kiếm cứu nạn hàng hải hỗ trợ, cứu giúp kịp thời.
Một ngư dân tỉnh Quảng Nam bị trượt ngã trong quá trình khai thác hải sản trên biển dẫn đến đứt gân tay đã được lực lượng tàu 732 đưa về đảo Sinh Tồn để điều trị.
Bệnh xá đảo Sinh Tồn, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa vừa tiếp nhận cấp cứu thành công một ngư dân tỉnh Quảng Nam đi đánh cá trên vùng biển Trường Sa bị tai nạn.
Lúc 3 giờ 30 phút ngày 5-6, Tàu 732 (Hải đoàn 129, Quân chủng Hải quân) đã đưa ngư dân bị tai nạn vào đến Bệnh xá đảo Sinh Tồn để tiếp tục điều trị.
Vào lúc 3 giờ 30 phút ngày 5/6, tàu 732 thuộc Hải đội 922, Hải đoàn 129 Hải quân đã cập cảng âu tàu Sinh Tồn, huyện Trường Sa và bàn giao ngư dân bị tai nạn cho Bệnh xá đảo Sinh Tồn tiếp tục theo dõi điều trị, chăm sóc. Tình trạng ngư dân sức khỏe ổn định.
Đặt chân lên xã đảo Sinh Tồn, tôi thấy những chiến sĩ và cư dân ở đảo đều mang hình hài của chiến binh, sức mạnh toát lên qua bài hát Quốc ca. Đặt chân lên đảo Trường Sa Lớn, những người lính và cư dân kiên định như những cây phong ba sẵn sàng đương đầu với bão tố.
Nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân và các đơn vị tại huyện đảo Trường Sa đã sôi nổi vui Tết thiếu nhi và tặng hơn 500 suất quà cho các cháu là con cán bộ, nhân viên đang công tác tại đơn vị.
Nhân Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tổ chức thăm, tặng quà các cháu là con cán bộ, nhân viên đang công tác tại đơn vị.
Trong hải trình ra Trường Sa giữa tháng 5 vừa qua, niềm vui và sự ngỡ ngàng lớn nhất với chúng tôi là được gặp những em bé sinh ra và lớn lên trên đảo. Các em chính là những búp măng non của đất nước có quê hương là huyện đảo Trường Sa.
Chiều 31-5, Hải đoàn 129 (Quân chủng Hải quân) tổ chức gặp mặt, tặng quà các cháu thiếu niên, nhi đồng là con của cán bộ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng, người lao động trong đơn vị.
Trong Đoàn công tác số 19 đến thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 những ngày đầu tháng 5 vừa qua có các nghệ sĩ đến từ Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định. Trở về sau chuyến công tác khá vất vả nhưng các nghệ sĩ đều cảm thấy vô cùng vinh dự, tự hào được mang lời ca, tiếng hát và tình cảm từ đất liền đến với cán bộ, chiến sĩ hải đảo.
Kiều bào cùng Đoàn công tác của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa kết thúc chuyến thăm huyện đảo Trường Sa, Nhà giàn DK1.
Chiều 29/5, Tàu KN 491 đã cập Cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, hoàn thành tốt đẹp hải trình chở đoàn công tác của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam thăm cán bộ, nhân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1/9. Chuyến thăm và làm việc diễn ra từ ngày 23/5 đến chiều ngày 29/5.
Từ ngày 23-29/5, sau 7 ngày vượt qua hải trình hơn 1.200 hải lý, đoàn công tác đã tới thăm các đảo: Song Tử Tây, Sinh Tồn, Cô Lin, An Bang, Đá Đông C, Đá Tây A, Trường Sa và Nhà giàn DK1/9.
'Quê em ở Trường Sa/Những đảo chìm, đảo nổi/Quê em có biển trời/Bốn mùa xanh bao la/Sinh ra ở Trường Sa/Em là con của biển…' - những vần thơ mà các em nhỏ trên quần đảo Trường Sa đọc cứ ngân nga, ngân vang trong tâm trí mỗi thành viên đoàn công tác chúng tôi về một cuộc sống nơi đầu sóng ngọn gió…
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 134 năm Ngày sinh nhật Bác (19-5-1890 - 19-5-2024) đầu tháng 5, chúng tôi được theo Đoàn công tác đi thăm, động viên quân, dân đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1/7 (Huyền Trân). Được gặp mặt, trò chuyện với những người lính, người dân đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ vùng biển, đảo của Tổ quốc, đặc biệt là những người con quê hương Nam Định tại các đảo, chúng tôi càng thấu hiểu hơn về sự thiêng liêng, cao cả của tình yêu Tổ quốc, lòng yêu nước của mỗi người dân Việt Nam nói chung, người con quê hương Nam Định nói riêng.
Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng tin tưởng rằng với sự chung sức, đồng lòng 'Quân với dân một ý chí' lực lượng quân và dân trên đảo sắc son một niềm tin bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh hải Tổ quốc nơi đầu sóng, ngọn gió.
Nếu như cây bàng vuông, cây phong ba, cây bão táp tượng trưng cho sự sinh tồn mãnh liệt thì những vườn rau rất đặc biệt tại các đảo chìm, đảo nổi của huyện Trường Sa tỉnh Khánh Hòa, lại là màu xanh tươi mát thân thương đối với những người lính đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Đảo Sinh Tồn Đông có vị trí quan trọng trong hệ thống phòng thủ trên quần đảo Trường Sa. Các cán bộ, chiến sĩ luôn quán triệt sâu sắc tình hình, nhiệm vụ, tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao.
Đầu tháng 5, trời yên biển lặng, con tàu KN-491 chở gần 200 đại biểu của Đoàn công tác số 19 với hành trình kéo dài 9 ngày đi thăm, động viên quân và dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1/7 (Huyền Trân). Hải trình đi qua 7 đảo và 1 nhà giàn vào mùa biển lặng, sóng khá êm nhưng vẫn cồn cào những con 'sóng lòng' của các đại biểu mang tình cảm từ đất liền đến với quân và dân nơi biên cương trên biển của Tổ quốc!
Ở huyện đảo Trường Sa, tất cả nhà của người dân đều có tấm ảnh để thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng thiêng liêng nhất là hình ảnh Bác ở nhà giàn DK 1/11 giữa muôn trùng sóng nước. Mỗi khi gặp khó khăn, những người lính ở nhà giàn lại thắp hương, nguyện hứa với Bác, giữ vững phẩm chất 'Bộ đội Cụ Hồ', khó khăn nào cũng vượt qua...
Nhiều nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai và hội viên Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai đã có cơ hội đến với Trường Sa và nhà giàn DK1 trong thành phần đoàn công tác của tỉnh đi thăm Trường Sa mới đây.
Chiều 23-5, đoàn công tác của tỉnh ra thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1 năm 2024 đã tổ chức hội nghị tổng kết.
Trên các đảo chìm, nổi của huyện đảo Trường Sa, nhà giàn DK1, những vườn rau xanh, chuồng chăn nuôi được chiến sỹ và người dân chăm chút, đã tự cung cấp 100% nhu cầu rau xanh và một phần thực phẩm.
Bất cứ ai từng đến huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam, đều ngất ngây với màu nước biển giữa trùng khơi và quanh các đảo nơi đầu sóng ngọn gió.
Từ đầu tháng 5 đến nay, tại huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) và nhà giàn DK 1, Quân chủng Hải quân đã tổ chức nhiều đoàn công tác ra thăm quân và dân trên đảo. Các thành viên trong đoàn là cựu chiến binh, cán bộ công chức, doanh nhân, văn nghệ sĩ… Hình ảnh được ghi lại trong hành trình của đoàn công tác số 17 bắt đầu đặt chân lên đảo từ ngày 10/5.
Ở huyện đảo Trường Sa, tất cả nhà của bà con nhân dân trên đảo đều có tấm ảnh lớn để thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhưng thiêng liêng nhất là hình ảnh Bác ở nhà giàn DK1/11 giữa muôn trùng sóng nước. Mỗi khi gặp khó khăn, những người lính ở nhà giàn lại thắp hương, nguyện hứa với Bác 'khó khăn nào cũng vượt qua…'.