Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, chủ quyền khu nhà, đất tại số 166B Bình Quới, Phường 27, quận Bình Thạnh đã được tòa án các cấp xác định theo Giấy chứng nhận số 13222/2002 do UBND thành phố cấp ngày 8.5.2002. Hiện, tòa các cấp xác định nhà, đất này thuộc sở hữu của bà Phạm Thị Kim Ngân.
Không chỉ tài liệu lưu trữ địa phương, các gia đình, dòng họ, cá nhân trên cả nước đang lưu trữ nhiều tài liệu quý giá, trong đó không ít tài liệu hình thành cách đây hàng trăm năm. Theo khảo sát, phần lớn di sản này chưa được bảo quản đúng cách.
Một thửa đất có nguồn gốc rõ ràng, được chủ nhân trực tiếp canh tác, kê khai từ trước năm 1970, đến sau năm 1975 vẫn đóng thuế đầy đủ. Thế nhưng, khi nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ), thửa đất trên bất ngờ bị một người hàng xóm tranh chấp. Điều đáng nói là khi chính quyền địa phương vào cuộc giải quyết, huyện thì cho rằng đây là đất công, nhưng cấp xã thì khẳng định đây là đất của người dân. Vụ việc kéo dài khiến người dân rơi vào bế tắc.
Trong những năm qua, gia đình cụ Nguyễn Thị Lành (SN 1933, ngụ tại quận Tân Bình) nhiều lần có đơn đề nghị thi hành bản án phúc thẩm số 278/2021/HC-PT của TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh liên quan đến quyền sử dụng 2.216,3m2 đất tại số 18/3B, nay là số 24 đường Phan Huy Ích...
Thanh tra Chính phủ để nghị UBND TP. Hồ Chí Minh làm rõ một số nội dung để giải quyết có lý, có tình vụ gia đình chính sách nhiều năm xin cấp 'sổ đỏ' cho thửa đất có nguồn gốc hơn 100 năm.
Sáng 15.8.1958, có một sự kiện làm rõ diện mạo và giá trị của Đà Lạt trong giai đoạn 1954 đến 1975 - một thành phố tri thức - đó là lễ khánh thành Thư viện thành phố Đà Lạt.
Dương Lệ Đông là một trong những làng cổ thành lập sớm trên đất Quảng Trị. Đến với Dương Lệ Đông, chúng ta sẽ cảm nhận trong cái tươi mới của một làng quê ven đô là những hồn cốt văn hóa của dân tộc được trao truyền qua bao thế hệ.
Sáng 22/8, trao đổi với phóng viên, ông Cao Viết Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thanh Hóa cho biết, vụ việc phá rừng tại huyện Như Xuân đang được UBND tỉnh giao cơ quan Công an, Viện kiểm sát và Hạt kiểm lâm huyện Như Xuân cùng vào cuộc điều tra, làm rõ, thống nhất xử lý theo quy định của pháp luật.
Quá trình kiểm tra, khám nghiệm hiện trường vụ phá rừng, nếu có dấu hiệu tội phạm Hạt kiểm lâm huyện Như Xuân sẽ khởi tố vụ án, chuyển CQĐT điều tra, xử lý
Đó là vụ việc xảy ra tại ngôi nhà số 260 đường Huỳnh Văn Bánh (P11, Q.Phú Nhuận). Bà Vũ Thị Mộng Thu (SN 1958, ngụ địa chỉ nêu trên) là bị đơn trong vụ án dân sự 'tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất và đòi lại giá trị quyền sử dụng đất' do TAND TPHCM xét xử sơ thẩm và TAND Cấp cao tại TPHCM đã xét xử phúc thẩm.
Thủy lợi nói chung và nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng, nhất là trong giai đoạn biến đổi khí hậu đang gây ra những bất thường về thời tiết như hiện nay. Một văn bản Hán cổ từ triều đại Tây Sơn (1788-1801) liên quan đến việc tranh chấp khai thác dòng nước tại hai làng Hảo Sơn và Tân Văn thuộc xã Gio An, huyện Gio Linh vừa được các nhà nghiên cứu phát hiện. Ngoài giá trị quý về tư liệu cổ, văn bản này còn góp phần giúp chúng ta hiểu thêm về đời sống sản xuất nông nghiệp luôn được quan tâm trong mọi thời đại.
Nói về văn hóa ở phương Nam, không thể tách rời địa danh xứ Đồng Nai với vùng đất Nam bộ vì chung lịch sử hình thành và phát triển 325 năm qua, chung cội nguồn, không gian văn hóa và môi trường văn hóa.
Thanh tra Tp.HCM đã chỉ ra nhiều vi phạm, tồn tại, hạn chế trong việc quản lý, sử dụng, chuyển đổi mục đích sử đất tại khu đất số 4 đường Phạm Phú Thứ, phường 11, quận Tân Bình do Công ty Cổ phần Nam Tiến thực hiện.
Thanh tra chỉ rõ, việc Công ty CP Nam Tiến thuê hơn 12.000m2 đất thuộc sở hữu Nhà Nước nhưng sử dụng trái quy định, do đó Tp.HCM cần thu hồi toàn bộ để quản lý.
Thanh tra TP HCM vừa có kết luận thanh tra toàn diện khu đất số 4 đường Phạm Phú Thứ, phường 11, quận Tân Bình.
Những tưởng, sau khi bản án phúc thẩm của Tòa án cấp cao tại Đà Nẵng có hiệu lực pháp luật, những con cháu của tộc Nguyễn Văn làng Cẩm Phú (thôn Tú Cẩm, xã Bình Tú, H. Thăng Bình, Quảng Nam) sẽ 'tự do' ra vào để lo hương khói ông bà. Thế nhưng, mọi hy vọng tưởng chừng đơn giản đó vẫn bị trắc trở.
Xuân Long là miền đất được nhiều người biết đến của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Mảnh đất này gắn liền với câu chuyện của lịch sử và những tên gọi được cả nhân loại nhớ đến như sông Bến Hải, Vĩ tuyến 17 với nỗi đau chia cắt hai miền Nam Bắc. Từ buổi đầu của cách mạng, trong gian khổ, hy sinh mất mát, người dân Xuân Long một lòng đi theo cách mạng. Sau ngày đất nước thống nhất, Nhân dân Xuân Long đã đồng lòng, đồng sức để xây dựng hương thôn ngày thêm đổi mới.
Ông Ngô Văn Ứng (sinh năm 1963, ngụ tổ 7, ấp Nam Huề, xã Bình Thành, Thoại Sơn, An Giang) cho rằng, phần đất của gia đình sử dụng hơn nửa thế kỷ, sau khi hiến đất cho chùa thì bị khởi kiện về hành vi chiếm dụng đất.
Mới đây, Báo Công an TPHCM đăng bài 'Một vụ kiện qua 6 phiên tòa, người dân vẫn phải mòn mỏi trông chờ', phản ánh việc ông Nguyễn Văn Của (SN 1955, ngụ KP Ông Nhiêu, P.Long Trường, quận 9 - nay là TP.Thủ Đức) khởi kiện các ông, bà: Châu Hồng Hoàng (SN 1961, ngụ P.Phước Long A), Châu Thị Hồng (SN 1958, ngụ P.Phước Long A), Châu Thị Nga (SN 1971, ngụ P.Long Trường), Châu Hồng Mùi (SN 1969, ngụ P.Long Trường, cùng TP.Thủ Đức); yêu cầu 4 người trên trả lại ông Của hơn 1.000m2 đất tại KP Ông Nhiêu, P.Long Trường.
Thôn An Khê, xã Gio Sơn nằm về phía tây của huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Ở địa thế trên vùng đất đỏ ba dan màu mỡ, mưa gió thuận hòa nên các loại cây trái ở đây quanh năm tốt tươi. Con người An Khê bao đời hiền hòa, cần cù chịu thương chịu khó tạo dựng nên một miền quê thanh bình, nhưng chứa đựng trong đó những trầm tích lịch sử văn hóa của dân tộc.
Vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức, TP.HCM kéo dài hàng chục năm, đã được đưa ra xét xử phiên sơ thẩm ngày 17/9/2019 tại TAND quận Thủ Đức, TP.HCM. Dự kiến phiên tòa phúc thẩm sẽ được đưa ra xét xử vào cuối tháng 8/2020.
Ông Nguyễn Văn Của (SN 1955, ngụ KP.Ông Nhiêu, P.Long Trường, quận 9, TPHCM) là nguyên đơn, khởi kiện các ông, bà: Châu Hồng Hoàng (SN 1961, ngụ KP.4, P.Phước Long A, quận 9), Châu Thị Hồng (SN 1958, ngụ KP.1, P.Phước Long A, quận 9), Châu Thị Nga (SN 1971, ngụ KP.Ông Nhiêu, P.Long Trường, quận 9), Châu Hồng Mùi (SN 1969, ngụ KP.Ông Nhiêu, P.Long Trường, quận 9); yêu cầu 4 người trên trả lại ông Của hơn 1.000 m2 đất tại KP.Ông Nhiêu, P.Long Trường, quận 9.
Tòa phúc thẩm đã tuyên y án sơ thẩm, bác yêu cầu của người khởi kiện.
Một người dân sống tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, dù sinh sống hàng chục năm, đã đóng thuế nhà đất nhưng chính quyền địa phương không công nhận. Khi giải tỏa, nhà dân bị phá nát, đơn khiếu nại đề nghị đền bù tái định cư chỉ được giải quyết bằng văn bản thông báo.
Sống trên phần đất do gia đình để lại suốt hàng chục năm, dù có cấp sổ hộ khẩu theo đúng địa chỉ nhưng một người dân sống tại Kênh Tân Hóa, quận Tân Phú, TPHCM vẫn không được đền bù khi giải phóng mặt bằng.
Liên quan đến việc cựu chiến binh Nguyễn Xuân Thủy được cấp nhà, đất từ năm 1985 nhưng liên tục bị khiếu nại, khiếu kiện để đòi, ông Lê Xuân Thân- Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nguyên Chánh án TAND tỉnh Khánh Hòa đã có những chia sẻ với phóng viên.
Liên quan đến tố cáo của người dân huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp về tình trạng vi phạm pháp luật đất đai, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã giao Thanh tra Chính phủ chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xác minh làm rõ các nội dung tố cáo, kết luận chính xác, khách quan.
Liên quan đến việc ông Nguyễn Xuân Thủy bị khiếu nại, khiếu kiện đòi đất, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đã có ý kiến chỉ đạo giao Thanh tra Chính phủ, Bộ TNMT kiểm tra, xác minh. Ông Thủy đã có đơn kiến nghị và kêu cứu gửi Chánh án TANDTC xem xét giám đốc thẩm và tạm dừng thi hành án.
Căn cứ để gia đình ông Huỳnh Tấn Hòa khiếu nại đòi đất có dấu hiệu giả mạo, nhiều tình tiết bất ngờ đã được hé lộ, sự việc cần có sự vào cuộc điều tra của cơ quan công an.
Sau khi xuất ngũ, năm 1985, ông Nguyễn Xuân Thủy làm đơn xin và được chính quyền huyện Thạnh Hưng giải quyết cấp đất, nhà ở. Trải qua nhiều năm sinh sống ổn định, gia đình ông Thủy bị một số cá nhân khiếu nại, khiếu kiện đòi đất khiến cuộc sống rơi vào tình cảnh 'dở khóc dở cười'.
Gia đình cụ Hồng có gần 9.000 m2 đất ở trung tâm TP Sóc Trăng nhưng UBND tỉnh Sóc Trăng đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho tịnh xá Ngọc Khánh nên xảy ra khiếu kiện.
Nhiều người biết đến làng Thi Ông thuộc xã Hải Vĩnh, huyện Hải Lăng là một mảnh đất học có tiếng. Điều này hẳn nhiên là đúng nhưng chưa đủ. Thi Ông cần được nhìn nhận đúng mức như một hương thôn không dễ có với bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời, nhưng vì nhiều lí do chưa được lan tỏa gần xa.