Trong cộng đồng Kinh - Khmer - Hoa sinh sống trên địa bàn huyện Cầu Kè, trong đó, đồng bào Khmer chiếm hơn 32% dân số. Hiện trên địa bàn huyện có 22 ngôi chùa Khmer (Nam tông) và 02 cơ sở (chùa Ô Mịch và chùa Tà Ốt, xã Châu Điền) được công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh. Với tinh thần đoàn kết và giàu truyền thống cách mạng, đồng bào Khmer huyện Cầu Kè đã chung tay cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân trong huyện xây dựng quê hương ngày càng phát triển và văn minh...
Nhằm tiếp tục hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, HĐND tỉnh vừa ban hành Nghị quyết số 15/2024/NQ-HĐND về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số (gọi tắt là Nghị quyết số 15/2024/ NQ-HĐND). Đối tượng áp dụng là cá nhân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định chuẩn nghèo của tỉnh và thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi theo quy định hoặc quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 2-10, tại chùa Phđau-Pên (xã Viên Bình, huyện Trần Đề), Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Sóc Trăng tổ chức mừng lễ Sene ĐôlTa của đồng bào Khmer năm 2024.
Trong thời đại kinh tế hội nhập, cuộc sống đã có nhiều tiện lợi hơn trước kia rất nhiều. Tuy nhiên, dù đô thị phát triển và có nhiều sản phẩm hiện đại như bếp ga, bếp từ, thì những sản phẩm mang tính truyền thống vẫn có một vị trí không dễ gì thay thế được. Qua những thăng trầm biến đổi, với nghị lực và lòng yêu nghề, đồng bào Khmer ở huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang đã tạo ra được những giá trị văn hóa đặc trưng của người Khmer Nam Bộ, đó là nghề nắn nồi đất truyền thống.
Dọc hai bên bờ sông Vàm Cỏ Đông từ bao đời nay có nhiều đồng bào dân tộc anh em cùng sinh sống, làm phong phú nên văn hóa và góp phần giữ gìn an ninh, trật tự biên giới của tỉnh.
Quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: 'Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công', Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Trà Vinh tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, đồng thời phối hợp thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác dân vận trong vùng đồng bào Khmer, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer trong tỉnh.
Thơ ca Khmer mới đúng nghĩa là thơ ca, vì khi sáng tác ra một bài thơ là có thể ca được ngay. Các nhà nghiên cứu văn học Khmer cho rằng: thơ ca Khmer được hình thành từ rất sớm ở khu vực Đông Nam Á và trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử. Dân tộc Khmer rất chuộng nghệ thuật: điêu khắc, ca, họa, múa,... nhất là trong lĩnh vực thơ ca. Vì trong chất nhạc không thể thiếu chất thơ nên hàng loạt thể thơ và lối thơ được ra đời.
Núi Bà Rá thuộc địa phận 2 phường Sơn Giang và Thác Mơ, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Với độ cao 732m, núi Bà Rá được xem là ngọn núi cao thứ 3 ở Nam Bộ.
Trong những năm qua, tỉnh Trà Vinh đã thực hiện tốt các chương trình, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số.
Thời gian qua, Đảng bộ xã Long Phú, huyện Long Phú (Sóc Trăng) đã tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 10/1/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới (gọi tắt là Chỉ thị số 19). Từ đó, các chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc Khmer ở địa phương được thực hiện kịp thời, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được tăng cường, củng cố.
Không chỉ cần cù lao động, sản xuất, đồng bào Khmer ở huyện Long Phú (Sóc Trăng) còn yêu thích các hoạt động thể thao để rèn luyện sức khỏe, vui chơi, giải trí và tham gia các giải đấu, hội thao của huyện và tỉnh. Một số môn như: đua ghe ngo, bi sắt, bóng chuyền, cờ ốc... được đông đảo người dân tham gia tập luyện thường xuyên, tạo thành phong trào rộng khắp.
Cuối tháng 9, đầu tháng 10 là thời điểm đồng bào Khmer trong cả nước tất bật chuẩn bị lễ Sen Dolta. Là một trong những lễ lớn nhất của cộng đồng người Khmer sau tết Chôl Chnăm Thmây, lễ Sen Dolta nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ; đồng thời cũng là dịp tưởng nhớ công ơn và lên chùa hồi hướng cho linh hồn các bậc sinh thành, những người trong thân tộc đã quá cố. Lễ thường diễn ra vào tháng 9 hoặc tháng 10 trong năm.
Trà Vinh thực hiện chính sách đóng bảo biển y tế cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang hỗ trợ dụng cụ chuyển đổi ngành nghề và nước sinh hoạt phân tán cho đồng bào Khmer năm 2023.
Trong những năm qua, bên cạnh sự hỗ trợ của Trung ương và địa phương, đồng bào Khmer ở các phum sóc còn đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong lao động, sản xuất, cùng nhau phát triển kinh tế. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo từng bước vươn lên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại vùng đồng bào Khmer ở Sóc Trăng.
Chiều 10/4, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà đã đến chúc Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer tại Sóc Trăng. Bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng Lâm Văn Mẫn cùng dự.
Lễ hội đua bò Bảy Núi trong dịp Lễ Sene Dolta không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống đậm chất nhân văn của đồng bào dân tộc Khmer, ngày hội còn là một sân chơi thể thao, giải trí ý nghĩa cho người dân Khmer.
LTS: Khu vực Tây Nam Bộ có khoảng 1,4 triệu đồng bào Khmer sinh sống, đông nhất là tại hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng. Cùng với triển khai hiệu quả các chủ trương, chính sách và nguồn lực đầu tư của Trung ương đến với đồng bào Khmer, các địa phương ở hai tỉnh đã có nhiều đổi mới, sáng tạo trong công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng và đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Có thể nói, lễ hội Phchum Ben - Sen Dolta là một lễ hội truyền thống đầy ý nghĩa giáo dục và đậm sắc màu văn hóa của người Khmer. Mùa Phchum Ben là mùa của hạnh phúc, sum vầy, thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn ông bà tổ tiên, những người đã khuất và kết nối cộng đồng.
Chúng tôi có dịp về xã An Ninh, huyện Châu Thành (Sóc Trăng), đời sống của người dân nơi đây thay đổi đáng kể nhờ Nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư sản xuất, nhất là thực hiện có hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách. Nhiều hộ dân, nhất là đồng bào Khmer thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ khó khăn và hộ gia đình chính sách trên địa bàn xã tiếp cận nguồn vốn ưu đãi đầu tư phát triển nhiều mô hình sản xuất trên lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi... đạt hiệu quả. Qua đó, giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng.
Di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc, trong đó có đồng bào Khmer cùng cảnh quan tươi đẹp, hiền hòa chính là tài nguyên quan trọng để tạo nên nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách khi đến Đồng bằng sông Cửu Long.
Có những món ăn của đồng bào dân tộc thiểu số tuy bình dị, nhưng luôn được khách phương xa hết lời khen ngợi. Là món ăn truyền thống của đồng bào Khmer, cốm dẹp đã trở thành nỗi nhớ của những ai sinh ra và lớn lên ở vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang).
Giải Đua ghe Ngo Sóc Trăng năm 2020 có 48 đội trong và ngoài tỉnh tham dự. Đây là hoạt động văn hóa thường nhiên trong khuôn khổ Lễ hội Ok Om Bok của Đồng bào Khmer ở Nam bộ.
Trà Vinh là tỉnh có đồng bào dân tộc Khmer cao nhất cả nước (chiếm gần 32% dân số toàn tỉnh với hơn 320 nghìn người). Hiện, còn 1 huyện nghèo và 23 xã, 10 ấp thuộc diện đầu tư của Chương trình 135. Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền tỉnh Trà Vinh đã dồn sức chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào Khmer, qua đó, đạt được nhiều kết quả khả quan trong công tác giảm nghèo.
Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2020 diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16-4. Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, thực hiện Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ được cụ thể hóa bằng Chỉ thị số 03 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng và Công văn số 27 của Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, đồng thời ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong thời gian diễn ra Tết Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm 2020. Tết năm này, bà con Khmer chủ yếu tổ chức tại nhà, không đến chùa đông nhưng mọi năm, tết diễn ra trong không khí lắng đọng hơn nhưng vẫn đầm ấm tràn đầy ý nghĩa.
Bên cạnh trồng lúa, bà con Khmer ở tỉnh Sóc Trăng còn gắn bó lâu đời với nghề trồng màu, giúp nhiều hộ có thu nhập ổn định, cải thiện cuộc sống.
Khi hoàng hôn dần xuống, cũng là lúc những xe đẩy, gánh hàng bán bánh ống, bánh dứa (bánh cổ truyền của đồng bào Khmer) xuất hiện, tỏa những làn khói trắng kèm theo mùi hương lá dứa cộng hưởng với mùi thanh ngọt từ 'hạt ngọc' phảng phất khiến người qua đường khó mà cầm lòng trước món ăn đường phố được làm từ nguyên liệu sẵn có, không xa hoa như: gạo, nếp, dừa... Đến Sóc Trăng đừng quên thưởng thức món bánh ống, bánh dứa, một trong những món ăn độc đáo của vùng đất mến khách và có nền ẩm thực đa dạng, phong phú của ba dân tộc Kinh - Khmer - Hoa.