Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi)

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có văn bản số 4255 /TB-TTKQH thông báo Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).

Xử phạt nghiêm minh, bảo đảm sự răn đe hành vi gây ô nhiễm do hóa chất

Sáng 12/9, tại phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội đề nghị tăng cường chế tài xử phạt đối với các vi phạm nghiêm trọng về hóa chất gây hậu quả xấu đối với sức khỏe con người và môi trường.

'Sản xuất gây độc hại, bán ra tiền tỷ mà phạt mấy chục triệu thì không thấm'

Cho ý kiến về dự án Luật Hóa chất, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị tăng cường chế tài xử phạt nghiêm minh, đảm bảo sự răn đe. 'Một cơ sở sản xuất gây độc hại, phạt 10 triệu, 20 triệu, hay 50 triệu thì không ăn thua. Họ bán ra hàng tỷ, chỉ phạt 50 triệu thì không thấm vào đâu cả', ông nói.

Chủ tịch Quốc hội: Những gì đã hứa phải thực hiện nghiêm!

'Quốc hội rất sốt ruột, làm sao luật có rồi chúng ta phải có nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện', ông Trần Thanh Mẫn lưu ý Chính phủ, các bộ phải xem xét, những gì đã hứa trước quốc dân đồng bào thì phải thực hiện thật nghiêm. Đến nay, Luật Đất đai còn 2 nghị định, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản còn 1 – 2 thông tư. Theo báo cáo cách đây ít ngày, mới có 12/63 địa phương có hướng dẫn thi hành...

Sửa Luật Điện lực lần này liệu có chống được độc quyền?

Sửa Luật Điện lực lần này có chống được độc quyền hay không và Nhà nước độc quyền tới đâu là điều được đại biểu Quốc hội nêu ra tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, sáng 29/8.

Tránh áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểu 'giật cục', gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp

Các ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị, trong sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan khi ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn; khắc phục tình trạng ban hành, áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật kiểu 'giật cục' làm tăng chi phí của doanh nghiệp.

Quy định rõ trách nhiệm trong ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đề nghị nghiên cứu trách nhiệm của các cơ quan khi ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn có những bất cập hoặc gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

Khắc phục vướng mắc trong sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị nghiên cứu sâu hơn về 3 vướng mắc, 'điểm nghẽn', giải quyết cho được tính cơ học trong sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo tính bền vững, đồng bộ trong thực hiện cơ chế tự chủ và đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan.

SỬA ĐỔI LUẬT TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA

Thực hiện Phiên họp thứ 36, sáng 20/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật. Việc sửa đổi Luật này nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của thực tiễn sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Luật Điện lực (sửa đổi): Cần quy định nguyên tắc, lộ trình rõ ràng về cải cách giá điện

Chiều 19/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Dự án Luật có 9 chương, 121 điều (tăng 51 điều so với Luật hiện hành), trong đó, giữ nguyên 1 Điều so với Luật hiện hành.

Quá trình tái cơ cấu ngành điện phục vụ thị trường điện cạnh tranh rất chậm so với tiến độ

Tiếp tục chương trình của Phiên họp thứ 36, chiều 19/8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi).

Công khai, minh bạch, không lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ khi sửa Luật Điện lực

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài nhấn mạnh, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) không có nội dung trái Hiến pháp; các nội dung đề xuất công khai, minh bạch, không có chính sách trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CHO Ý KIẾN VỀ DỰ ÁN LUẬT ĐIỆN LỰC (SỬA ĐỔI)

Thực hiện Phiên họp thứ 36, chiều 19/8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Theo đó, dự án Luật có 9 chương, 121 điều (tăng 51 điều so với Luật hiện hành), trong đó, giữ nguyên 01 Điều so với Luật hiện hành.

Kiên quyết chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản

Sáng nay (12/8) Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã nghe báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản. Đa số ý kiến tán thành về sự cần thiết ban hành Luật Địa chất và Khoáng sản và cơ bản thống nhất với bố cục cùng nhiều nội dung của dự thảo Luật. Nhiều ý kiến đề nghị kiên quyết chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong xây dựng luật Địa chất và Khoáng sản...

'Mỏ bé tí, cho khai thác cát 2 năm thì đào cả dòng sông à!'

'Trước đây tôi làm lãnh đạo tỉnh, họ bảo anh ơi mỏ 2 năm cấp phép 2 năm nhưng tôi bảo không, chỉ cấp phép 6 tháng. Mỏ bé tí, khai thác cát 2 năm thì các ông đào cả dòng sông à!' – Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chia sẻ.

Chủ tịch Quốc hội: 'Không né tránh vấn đề nhạy cảm, dễ xảy ra trục lợi chính sách'

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý vừa qua ở một số địa phương đã xảy ra vụ án hình sự, kỷ luật cán bộ liên quan đến khai thác khoáng sản.

Chủ tịch Quốc hội: Rà soát xem có nhóm lợi ích nào trong xây dựng Luật Địa chất khoáng sản

Nhấn mạnh đến việc thực hiện quy định của Bộ Chính trị về phòng chống tham nhũng tiêu cực trong xây dựng chính sách pháp luật, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị rà soát thật kỹ, xem có nhóm lợi ích nào trong xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản này không.

Luật Địa chất và Khoáng sản: Kiên quyết ngăn ngừa lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật

Sáng 12/8, tại phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản.

NGHIÊN CỨU GIẢI TRÌNH, TIẾP THU NHIỀU Ý KIẾN GÓP Ý HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

Sáng 12/8, tại Phiên họp Chuyên đề pháp luật tháng 8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản. Trước khi thảo luận về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày tóm tắt báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật.

Hội nghị giao ban các Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành toàn quốc năm 2024

Ngày 19/7, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức Hội nghị giao ban các Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành toàn quốc năm 2024.

NÂNG CAO HƠN NỮA VAI TRÒ CỦA BAN KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

Tại Hội thảo 'Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia - những tồn tại, bất cập và kiến nghị' do Ủy ban KH, CN&MT phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức chiều 09/7, các chuyên gia, nhà khoa học đều cho rằng, cần nâng cao hơn nữa vai trò của Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia trong tư vấn xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; đồng thời xác định rõ trách nhiệm của Ban này...

Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường làm việc với Nhựa Tiền Phong

Ngày 1/7/2024, tại Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tiếp Đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ & Môi trường Quốc hội và UBND TP Hải Phòng đến tham quan và làm việc.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường khảo sát và làm việc với Nhựa Tiền Phong

Chiều 1/7, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội và UBND TP. Hải Phòng đã có buổi làm việc với CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong về các nội dung liên quan đến sửa đổi, bổ sung một số điều luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Hai ý kiến về phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

Đa số ý kiến trong Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng quy định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo trữ lượng khoáng sản và được thu theo năm, quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế là phù hợp.

QUỐC HỘI NGHE TỜ TRÌNH VÀ BÁO CÁO THẨM TRA VỀ DỰ ÁN LUẬT ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

Chiều 20/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Địa chất và khoáng sản. Theo đó, dự án Luật được xây dựng gồm 117 điều và được bố cục thành 12 chương, tăng 01 chương và 31 điều (so với Luật Khoáng sản năm 2010), tăng 01 chương và giảm 19 điều (so với Đề cương đã được thông qua).

Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và khoáng sản

Bộ trưởng TN&MT Đặng Quốc Khánh nói việc xây dựng Luật Địa chất và khoáng sản tạo hành lang pháp lý toàn diện trong bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác.

Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thu theo năm và quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế

Một trong những điểm mới của dự thảo là tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở trữ lượng khoáng sản được quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản hoặc khối lượng khoáng sản được phép khai thác, thu hồi.

Thủ tục của mỏ đất san lấp 'phải thực hiện như một mỏ vàng'

Bộ trưởng Bộ TN-MT Đặng Quốc Khánh cho biết, thủ tục hành chính cấp phép về khoáng sản làm vật liệu san lấp còn phức tạp; chưa phân loại các đối tượng khoáng sản để áp dụng thủ tục hành chính tương ứng, phù hợp.

Ghi nhận những kiến nghị của TKV để sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật

Vừa qua, đoàn công tác của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội làm việc với TKV về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT) tại Trung tâm ĐHSX tại Quảng Ninh.

ỦY BAN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG KHẢO SÁT PHỤC VỤ THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TIÊU CHUẨN VÀ QUY CHUẨN KỸ THUẬT

Chiều 24/1, Đoàn giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XV do đồng chí Nguyễn Phương Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) làm trưởng đoàn có cuộc làm việc với tỉnh Quảng Ninh để khảo sát thực tế phục vụ thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT) tại Quảng Ninh. Làm việc với Đoàn có đồng chí Vũ Văn Diện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành liên quan.

NĂM 2024 - ỦY BAN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG VỚI NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

Thẩm tra Quy hoạch không gian biển Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự án Luật Địa chất và khoáng sản; giám sát thường xuyên về tình hình thực hiện nhiệm vụ, ngân sách trong lĩnh vực khoa học, công nghệ năm 2024, dự kiến nhiệm vụ, ngân sách cho lĩnh vực khoa học, công nghệ năm 2025 là những nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban KH,CN&MT sẽ triển khai trong năm 2024...

Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) đủ điều kiện trình Quốc hội thông qua

Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng; đến nay cơ bản đạt đồng thuận cao về những vấn đề lớn, dự thảo Luật có chất lượng tốt và đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Đề nghị bổ sung chế tài 'bỏ cọc' đấu giá kho số viễn thông

Cơ quan thẩm tra đề nghị bổ sung chế tài xử lý việc bỏ tiền đặt cọc kho số viễn thông vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

ĐBQH NGUYỄN NGỌC SƠN: SỚM XÂY DỰNG VÀ ĐƯA VÀO SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI

Chia sẻ trước thềm Hội nghị triển khai thực hiện Chương trình giám sát của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024, Ủy viên Thường trực Ủy ban KH, CN&MT của Quốc hội Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, cần sớm xây dựng Quốc hội điện tử, đặc biệt là xây dựng cơ sở dữ liệu về hoạt động giám sát của Quốc hội, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực thi pháp luật, với tinh thần Quốc hội đồng hành cùng Chính phủ, giám sát cùng kiến tạo và phát triển.

Đề nghị giữ quy định về đấu giá kho số viễn thông như trong dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi)

Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đề nghị được giữ quy định về đấu giá kho số viễn thông như trong dự thảo Luật.

Cần Luật hóa quy định về điều tra cơ bản tài nguyên nước

Đây là ý kiến được Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) Nguyễn Thị Thanh đưa ra tại phiên họp chiều 14/11 của UBTVQH. Tại phiên họp, các đại biểu đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Đề nghị bổ sung quy định kiểm soát việc bỏ cọc khi đấu giá

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KH,CN&MT) đề nghị Chính phủ nghiên cứu, bổ sung các quy định để kiểm soát việc bỏ tiền đặt cọc như không cho tham gia đấu giá một số lần tiếp theo nếu bỏ tiền đặt cọc và các biện pháp khác mà pháp luật về đấu giá tài sản cho phép.

Đề xuất bổ sung chế tài để kiểm soát việc bỏ tiền đặt cọc khi đấu giá sim số đẹp

Cơ quan thẩm tra đề nghị khi xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật Viễn thông (sửa đổi) cần nghiên cứu bổ sung các quy định để kiểm soát việc bỏ tiền đặt cọc như không cho tham gia đấu giá một số lần tiếp theo và các biện pháp khác mà pháp luật về đấu giá tài sản cho phép.

Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đủ năng lực tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông

Tiếp tục chương trình phiên họp giữa 2 đợt của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chiều 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy báo cáo một số vấn đề lớn liên quan đến giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi).

Đề nghị bổ sung chế tài xử lý việc bỏ cọc khi đấu giá tài sản

Trước ý kiến đề nghị giải trình các biện pháp để kiểm soát việc bỏ tiền đặt cọc tham gia đấu giá kho số viễn thông, cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu bổ sung chế tài vào Luật Đấu giá tài sản.

'Đảm bảo không có phụ nữ nào rơi vào cảnh nghèo đói vì có con'

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải đã nói như vậy khi phân tích về chế độ thai sản quy định trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang được trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu.

Đề xuất lộ trình để lao động từ đủ 15 tuổi đều tham gia bảo hiểm xã hội

Theo TS. Trần Văn Khải, cần quy định lộ trình để tất cả lao động từ đủ 15 tuổi trở lên có tham gia lao động, có thu nhập tiền lương đều tham gia bảo hiểm xã hội.