Sáng 31/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Ngày 31/5, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng.
Sáng 31/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết Chính phủ đề xuất cho UBND tỉnh Nghệ An có không quá năm phó chủ tịch, tăng một người so với các địa phương khác.
Sáng 31/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Tiếp tục chương trình của Kỳ họp thứ 7, chiều 30/5, Quốc hội nghe các báo cáo liên quan đến Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022 của Chính phủ; Kiểm toán Nhà nước (KTNN) và Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, chiều 30/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh trình bày tóm tắt thẩm tra Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Theo đó, cơ quan chủ trì thẩm tra tán thành trình Quốc hội xem xét phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2022 theo đề xuất của Chính phủ và Kiểm toán nhà nước.
Năm 2023, ngành Thanh tra đã triển khai 7.689 cuộc thanh tra hành chính và 193.774 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm về kinh tế 257,7 nghìn tỷ đồng, 616 ha đất; kiến nghị thu hồi 188,6 nghìn tỷ đồng và 166 ha đất.
Thời gian tới, Chính phủ cần có giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong triển khai 3 Chương trình Mục tiêu Quốc gia và các dự án đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi kinh tế.
Tiếp theo Chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 7, chiều 20/5, Quốc hội nghe báo cáo về Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong năm 2023 cũng như thẩm tra về nội dung này.
Thực hiện chương trình Kỳ họp 7, chiều 20/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra của Quốc hội báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023. Theo đó, công tác này được đẩy mạnh và phát huy trên nhiều lĩnh vực...
Hiến pháp năm 2013 và Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN) quy định, KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Với vị thế đó, vai trò của KTNN ngày càng được khẳng định là công cụ kiểm tra, kiểm soát, phục vụ giám sát quá trình quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN), tiền và tài sản của Nhà nước.
Trong số 05 nhóm chính sách đặc thù đề xuất mới phát triển TP. Đà Nẵng có đề xuất thí điểm thành lập Khu Thương mại tự do Đà Nẵng.
Chính phủ đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do cùng 21 chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến đối với 30 chính sách, cơ chế đặc thù, vượt trội áp dụng cho TP Đà Nẵng cùng với việc tiếp tục thực hiện mô hình chính quyền đô thị.
Tiếp tục Phiên họp thứ 33, chiều 15/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị các cơ quan phối hợp xác định tính chính xác của số liệu quyết toán, không đưa vào quyết toán trình Quốc hội nếu không có căn cứ pháp lý, không đúng quy định.
Chiều 15/5, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp thứ 33, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Chính phủ đề xuất Quốc hội quy định thí điểm thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng gắn với Cảng biển Liên Chiểu để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tư.
Chiều 14/5, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Xuất phát từ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan theo quy định của pháp luật, thực tiễn hoạt động thời gian qua cho thấy, công tác phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa Ủy ban Tài chính, Ngân sách (TCNS) của Quốc hội và Kiểm toán nhà nước (KTNN) ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan.
Hiến pháp năm 2013 và Luật Kiểm toán Nhà nước (KTNN) quy định, KTNN là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Tiếp tục chương trình của Phiên họp thứ 32, chiều 23/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo Thẩm tra về Dự án Luật thuế GTGT (sửa đổi).
Tiếp theo chương trình làm việc của Kỳ họp bất thường thứ 5, sáng 16/1, Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trình bày Tờ trình về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025...
Sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về việc phân bổ, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 và việc giao kế hoạch vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn Ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 của bộ, cơ quan trung ương và địa phương. Đáng chú ý, UBTVQH hủy dự toán khi kết thúc năm ngân sách số tiền hơn 1.614 tỷ đồng.
Chiều 20/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách về việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT).
Mặc dù cũng còn những ý kiến băn khoăn về việc tiếp tục giảm thuế sẽ khiến giảm thu ngân sách đang ngày càng khó khăn, nhưng đa số đại biểu Quốc hội tán thành việc này để tiếp tục hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được của giải pháp giảm thuế GTGT 2% theo Nghị quyết số 101/2023/QH15, việc tiếp tục thực hiện giảm thuế GTGT trong 6 tháng đầu năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân là cần thiết.
Báo cáo thẩm tra về dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, về sự cần thiết ban hành chính sách, đa số ý kiến trong Ủy ban Tài chính, Ngân sách nhất trí với sự cần thiết ban hành chính sách để đồng hành cùng Chính phủ trong các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Việc Việt Nam dự kiến áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu được cho là bước đi cần thiết để vừa chủ động giành được quyền đánh thuế, vừa tạo môi trường đầu tư thuận lợi để giữ chân và thu hút dòng đầu tư nước ngoài. Dự kiến có khoảng 122 tập đoàn FDI tại Việt Nam thuộc diện điều chỉnh của Nghị quyết với tổng số thuế Thu nhập doanh nghiệp nộp bổ sung là 14.600 tỷ đồng/năm.
Các cơ quan quản lý liên quan cần chuẩn bị các giải pháp để bảo đảm việc triển khai thực hiện các quy định của Nghị quyết được thuận lợi, tránh phát sinh các mâu thuẫn, tranh chấp quốc tế
Nếu Việt Nam không áp dụng thì các quốc gia khác có quyền thu thuế bổ sung đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh bày tỏ quan điểm cần một nghị quyết thí điểm.
Sáng 10/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Chính phủ trình Quốc hội xem xét dự án Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá đầy đủ tác động đối với môi trường đầu tư do việc thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu; đồng thời cần nghiên cứu, cải cách hệ thống thuế suất và ưu đãi thuế một cách tổng thể.
Tính trung bình hàng năm, số hồ sơ được giải quyết hoàn thuế chiếm khoảng 90% tổng số hồ sơ đề nghị hoàn, trong đó, khoảng 80% số hồ sơ được hoàn trước, số còn lại 20% là thực hiện kiểm trước.
Chỉ rõ những hạn chế trong thực hiện Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành và giải ngân vốn, song Đại biểu Quốc hội chia sẻ với khó khăn phát sinh mà tỉnh Đồng Nai đã và đang nỗ lực giải quyết.
Cả cơ quan của Quốc hội và doanh nghiệp đều thấy quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) không phù hợp, nhưng giải pháp vẫn đang đợi.
Chiều 23/10, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trình bày Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân sách. Đáng chú ý, năm nay dự kiến vay và trả nợ Chính phủ thấp hơn kế hoạch và dự toán.
Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 6, chiều 23/10, Quốc hội nghe đại diện Chính phủ trình bày Báo cáo đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn (ĐTCTH) giai đoạn 2021 – 2025 và báo cáo thẩm tra báo cáo nêu trên của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, dự kiến đảm bảo đủ thực hiện cải cách đồng bộ chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW từ ngày 1/7/2024.
Tại phiên phiên họp 27của Ủy ban TVQH, các đại biểu đề nghị không chỉ con số, tỷ lệ giải ngân cao mà chất lượng các công trình, dự án đầu tư phải đảm bảo.
Cho ý kiến về Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu, các đại biểu cho rằng, về bản chất, Nghị quyết này vẫn phải được coi là một Nghị quyết thí điểm, với quy định cụ thể về thời hạn áp dụng và kết thúc theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL .
Sáng 28/9, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghe Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu…
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc khẳng định, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Việt Nam cần khẳng định áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu. Theo hướng dẫn OECD thuế tối thiểu toàn cầu có bản chất là thuế TNDN bổ sung và các nước cần quy định trong hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp.
Nghị quyết này vừa đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Việt Nam vừa giúp các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài yên tâm về môi trường pháp lý tại Việt Nam.
Sáng 28/9, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu.