Trong chương trình diễu hành của sự kiện 'Ngày hội Văn hóa vì hòa bình', chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), hình ảnh những chiếc xe ô tô cũ chở cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 692 (Sư đoàn 301, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội) tiến về tiếp quản Thủ đô đã gây bất ngờ, tò mò cho giới trẻ.
Sáng 14-8, Tổng cục Hậu cần tổ chức gặp mặt tuyên dương các cháu học sinh tiêu biểu xuất sắc, học sinh vượt khó giai đoạn 2022-2024 là con cán bộ, quân nhân, công nhân viên chức, người lao động đang công tác, làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục Hậu cần khu vực phía Bắc.
Cuốn sách 'Lặng lẽ một hành trình' tuy chưa đầy 200 trang, nhưng đã đưa độc giả về những miền ký ức của một người cựu chiến binh (CCB), thương binh qua những việc làm thiết thực, những đóng góp tích cực vào các hoạt động từ thiện, xã hội.
Tham quan Bảo tàng Hậu cần (Tổng cục Hậu cần), chúng tôi rất ấn tượng với hiện vật là ống đựng nước uống làm từ thân cây bương (một loại tre) của Anh hùng LLVT nhân dân Đinh Văn Mẫu, nguyên Tiểu đội trưởng cấp dưỡng Đại đoàn 312 (nay là Sư đoàn 312, Quân đoàn 12) trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Đến Bảo tàng Hậu cần, chúng tôi được tham quan nhiều hiện vật quý của Bác Hồ và của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội với ngành hậu cần Quân đội (HCQĐ); hiện vật về hậu cần nhân dân; kỷ vật của các anh hùng liệt sĩ, tướng lĩnh, cán bộ, nhân viên, chiến sĩ ngành HCQĐ trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và trong thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Những hình ảnh, hiện vật tiêu biểu được trưng bày đã khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác hậu cần và ngành Hậu cần Quân đội trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.
'Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ', là tên trưng bày chuyên đề do Tổng cục Hậu cần chỉ đạo Cục Chính trị phối hợp với Sở VHTT&DL tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc ngày 26/4/2024 để chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024).
Ngày 26/4, tại Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ diễn ra khai mạc trưng bày chuyên đề 'Sức mạnh hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ'.
Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); sáng nay (26/4), tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Cục Chính trị phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc khu trưng bày chuyên đề 'Sức mạnh hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ'.
Chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, sáng ngày 26/4, tại Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Tổng cục Hậu cần (TCHC) chỉ đạo Cục Chính trị phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên tổ chức khai mạc, cắt băng khánh thành khu trưng bày chuyên đề 'Sức mạnh Hậu cần trong chiến thắng Điện Biên Phủ'.
Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 26/4 tại Bảo tàng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Cục Chính trị (Tổng cục Hậu cần) cùng với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức khai mạc, cắt băng khánh thành khu trưng bày chuyên đề 'Sức mạnh hậu cần trong Chiến thắng Điện Biên Phủ'.
Ngày 12-4, tại xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, Cục Xăng dầu, Tổng cục Hậu cần tổ chức khánh thành công trình nâng cấp Nhà bia Di tích Điểm đầu tuyến ống xăng dầu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Chặng đường 65 năm xây dựng và trưởng thành (4-4-1959 / 4-4-2024), Bảo tàng Hậu cần Quân đội vinh dự hai lần được Bác Hồ đến tham quan triển lãm. Lời Bác dạy năm xưa luôn được cán bộ, nhân viên, chiến sĩ Bảo tàng khắc ghi sâu sắc, bền bỉ phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, xây dựng Bảo tàng ngày càng phát triển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Chiếc ôtô chạy bằng than này là xe vận tải cơ giới được lắp ráp đầu tiên của Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam, đánh dấu thời kỳ vận tải từ thô sơ lên cơ giới.
Sinh thời, nhà riêng của Thiếu tướng Nguyễn Bá Tòng (1946-2019), nguyên Phó chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn-Đường Hồ Chí Minh Việt Nam ở đường Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội luôn tấp nập khách ra vào bởi chủ nhân là một người thân thiện và rất cởi mở, nhất là khi được hỏi về những năm tháng chiến đấu ở Trường Sơn thì ông sẵn sàng dành hàng giờ để kể…
'Quốc tế' không chỉ là chiếc xe đầu tiên của ngành ô tô Việt Nam mà còn rất đặc biệt khi được chạy bằng than củi. Xe ra đời năm 1949 và được công nhận là Bảo vật Quốc gia.
Ấm áp, xúc động và giàu tính nhân văn là cảm nhận của những người tham dự chương trình gặp mặt cán bộ, hội viên phụ nữ vượt khó vươn lên của Tổng cục Hậu cần diễn ra mới đây. Dù mỗi hội viên có điều kiện, hoàn cảnh khác nhau, nhưng điểm chung là bằng ý chí, nghị lực mạnh mẽ, các chị đã nỗ lực vượt qua khó khăn, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
'Thời gian đầu khi phát hiện bệnh và phải điều trị ung thư tuyến giáp, tôi hoàn toàn suy sụp. Một mình nuôi 2 con nhỏ, tôi càng suy nghĩ và lo lắng vì sức khỏe của bản thân yếu đi', thiếu tá Trần Thị Thúy Hằng, nhân viên Bảo tàng Hậu cần, Cục Chính trị - Tổng cục Hậu cần, chia sẻ.
Ngày 7-3, nhân kỷ niệm 113 năm Ngày quốc tế phụ nữ (8-3), 30 năm Ngày truyền thống Phụ nữ Quân đội (10-3), Tổng cục Hậu cần tổ chức gặp mặt cán bộ, hội viên phụ nữ vượt khó vươn lên.
Nhiều năm trở lại đây, khi đời sống kinh tế-xã hội phát triển, người dân có nhiều hơn những lựa chọn các phương tiện và điều kiện thụ hưởng kiến thức, trải nghiệm văn hóa, hoạt động của các bảo tàng trong cả nước đã và đang gặp phải nhiều thử thách. Để thu hút được đông đảo công chúng, mỗi mắt xích trong hệ thống thiết chế văn hóa đặc biệt này đều cần phải thay đổi thật sự mạnh mẽ.
ĐBP - Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi dấu 68 năm nhưng vẫn vẹn nguyên giá trị lịch sử to lớn. Để phục vụ hiệu quả công tác quản lý, khai thác di tích, giáo dục truyền thống cho thế hệ mai sau, 2 năm qua, Ban Quản lý di tích tỉnh (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên) đã thực hiện nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm các điểm di tích thành phần bổ sung vào danh mục Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ.
Trong quá trình chiến đấu và trưởng thành của Quân đội Nhân dân Việt Nam, không ít những chiến thắng, những anh hùng đã ra đời và gắn liền với những chiến thắng đó là những vũ khí, phương tiện chiến đấu đã đi vào huyền thoại.
Là người lính trưởng thành ở Trường Sơn những năm tháng chiến tranh, với bản chất 'bộ đội cụ Hồ', dù trên chiến trường hay thương trường, Anh hùng Phan Văn Quý, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Dương (Pacific) luôn vượt qua mọi khó khăn, vươn lên và tỏa sáng. Khi đã thành đạt, ông không quên đồng đội cũ và tham gia nhiều hoạt động xã hội, từ thiện.
Tám năm sống, chiến đấu ở Trường Sơn đã cho họa sĩ Đức Dụ chất liệu, vốn sống dày dặn, phong phú để rồi những ký ức quý giá ấy đã trở thành tư liệu để ông cặm cụi vẽ về Trường Sơn như một sự tri ân, một sự nhắc nhớ về thời oanh liệt đã qua.
Tại Bảo tàng Hậu cần Quân đội hiện đang lưu giữ và trưng bày rất nhiều hiện vật quý của ngành Hậu cần Quân đội. Trong đó có một hiện vật rất đặc biệt dù đã qua hơn 60 năm vẫn được giữ gìn khá nguyên vẹn, là bộ phát điện quay tay của Đội điều trị 4, Đại đoàn 304 dùng để chiếu sáng phòng mổ trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
'Vì nhân dân quên mình/ Vì nhân dân hy sinh/ Anh em ơi vì nhân dân quên mình'... Giai điệu hào sảng, quen thuộc cùng tiết tấu khỏe khoắn, tươi vui ấy từ lâu đã ngấm vào các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong hoạt động văn hóa văn nghệ ở các cơ quan, đơn vị. Nhưng có lẽ, ít ai biết bài hát 'Vì nhân dân quên mình' của nhạc sĩ Doãn Quang Khải ra đời trong một hoàn cảnh khá thú vị. Hiện Bảo tàng Hậu cần (Tổng cục Hậu cần), đang trưng bày cây đàn ghi-ta mà nhạc sĩ sử dụng sáng tác ca khúc bất hủ này.
Chiếc xe 'Quốc tế' được công nhận là bảo vật quốc gia và đang được lưu giữ đặc biệt.
Nhiều lần đến thăm Bảo tàng Hậu cần Quân đội, chúng tôi đều ấn tượng khi nghe hướng dẫn viên thuyết minh về chiếc xe vận tải đầu tiên mang biển số CE1283 có mặt tại Dinh Độc Lập trưa ngày 30-4-1975. Để tìm hiểu thêm những câu chuyện xung quanh hiện vật đặc biệt này, chúng tôi đã tìm về thị trấn Cầu Gồ (nay là thị trấn Phồn Xương), huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang gặp ông Dương Quang Lựa, người lái chiếc xe vận tải nói trên trong những ngày tháng Tư lịch sử cách đây 45 năm.
Hiện vật đặc sắc chưa đủ mà phải đổi mới thường xuyên công tác trưng bày, tổ chức các khu trải nghiệm, triển lãm lưu động… đó là những việc mà cán bộ và nhân viên Bảo tàng Hậu cần đã và đang thực hiện. Từ những hiện vật thời chiến tranh cho đến thời bình, Bảo tàng Hậu cần luôn tìm cách trưng bày sao cho ấn tượng, hướng đến mô hình của một bảo tàng thông minh.
Lịch sử phát triển của mỗi quốc gia, bảo tàng là một thiết chế văn hóa, là nơi lưu giữ các giá trị mang tính chất lịch sử tiêu biểu thuộc về quá khứ.
Trước diễn biến phức tạp, nguy hiểm của dịch bệnh Covid-19, Bảo tàng Hậu cần đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong toàn đơn vị.
Đó là khẩu súng trường mang số đăng ký 622/KL 231 do Anh hùng LLVT nhân dân Trương Xuân Hòa, nguyên Trung đội phó Đội thuyền, Đại đội 6, Binh trạm 5, Đoàn Quang Trung, Đoàn 559 sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ.
Những chiếc xe đạp bé nhỏ đã sống sót trước đủ loại vũ khí hiện đại nhất trong kho vũ khí của quân đội Mỹ...