Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp nhà nước sử dụng vốn hiệu quả

Chiều 22/8, Bộ Tài chính phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN) tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến vào dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN thay thế Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN (Luật số 69/2014/QH13).

Đề xuất thay đổi phương thức quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Nhiều chuyên gia, đại diện từ doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cho rằng, Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN (Luật 69 sửa đổi) đã thể hiện tư duy thị trường khi xác định Nhà nước là một chủ đầu tư vốn; là chuyển từ quản lý theo pháp nhân sang quản lý DN theo dòng vốn đầu tư.

'Cuộc cách mạng' trong quản lý, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Các quy định mới tại dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp được đánh giá là đã thể hiện tính 'đổi mới', 'cởi trói', trao nhiều quyền hơn cho các doanh nghiệp (DN).

Tạo đột phá cho doanh nghiệp Nhà nước

Bộ KH&ĐT vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại baDNthuộcỦy ban Quản lý vốnNhà nước (UBQLVNN) tạiDNđến hết năm 2025. Đó là Tổng Công tyHàng hảiViệtNam (VIMC);Tổng Công tyViễn thông (MobiFone) vàTập đoàn Công nghiệp Cao suViệtNam (VRG).

Tạo đột phá cho doanh nghiệp Nhà nước

Bộ KH&ĐT vừa có tờ trình Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp lại baDNthuộcỦy ban Quản lý vốnNhà nước (UBQLVNN) tạiDNđến hết năm 2025. Đó là Tổng Công tyHàng hảiViệtNam (VIMC);Tổng Công tyViễn thông (MobiFone) vàTập đoàn Công nghiệp Cao suViệtNam (VRG).

Xử lý nghiêm trường hợp làm chậm, vi phạm quy định về cổ phần hóa, thoái vốn

Qua quá trình theo dõi, tổng hợp báo cáo, trên cơ sở báo cáo của các cơ quan, đơn vị cho thấy, tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chậm, không đạt kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, xuất phát từ một số nguyên nhân phát sinh trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện.

Hoàn thiện cơ chế, phát huy hết vai trò của công ty mua bán nợ

Ngày 19/1, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) thuộc Bộ Tài chính đã tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Cởi trói cổ phần hóa doanh nghiệp

Quá trình cổ phần hóa DN Nhà nước chậm, còn sai sót có liên quan đến vấn đề pháp luật và thực thi pháp luật, trong đó còn nhiều lúng túng trước các vấn đề pháp lý về đất đai, quyền sở hữu tài sản vô hình, các báo cáo tài chính...

Pháp chế ngành Tài chính: Tiếp nhận và xử lý trên 12.400 văn bản pháp luật

Năm 2023, Vụ Pháp chế (Bộ Tài chính) đã tiếp nhận và hoàn thành xử lý trên 12.423 văn bản, bao gồm 392 văn bản phải trình Bộ; 63 văn bản thẩm định; 11.968 văn bản tham gia ý kiến với các đơn vị thuộc Bộ…

Vì sao hoãn tòa vụ Cựu Tổng Giám đốc Cienco 1 'xóa nợ gần 185 tỷ đồng'?

Ngày 6/4, HĐXX sơ thẩm của TAND TP Hà Nội xét xử Cấn Hồng Lai - cựu Tổng GĐ Cienco 1; Phạm Dũng, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Cienco 1 cùng đồng phạm trong vụ sai phạm xảy ra tại Cienco 1...

Xây dựng Luật thay thế Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại Doanh nghiệp

Sáng 17/3/2023, tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Hội thảo về 'Định hướng xây dựng Luật thay thế Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại Doanh nghiệp'. Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn chủ trì Hội thảo.

Chú trọng năng lực quản trị trong doanh nghiệp nhà nước

Trong điều kiện hiện tại, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước trong và ngoài khối OECD, nhất là ở các quốc gia đang phát triển. Ở Việt Nam, DNNN phổ biến trong một số ngành, lĩnh vực, có ý nghĩa với xã hội như quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, bảo đảm hàng hải, phát triển mạng lưới viễn thông và ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn tạo động lực cho các ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế phát triển… Vì vậy, quản trị doanh nghiệp cần được đặc biệt chú trọng nhằm bảo đảm đóng góp tích cực vào hiệu quả kinh tế chung của DNNN trong nền kinh tế quốc gia.

Làm gì để nhà, đất không bị chuyển hóa vào tay tư nhân?

Cũng như nhìn nhận của nhiều chuyên gia, TS. Nguyễn Văn Hiến – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính – Maketing cho rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra thất thoát lãng phí tài sản công trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là ở các lỗ hổng pháp lý. Vì vậy, phải tìm cách 'vá lỗ hổng pháp lý' này càng sớm càng tốt. Phóng viên TBTCVN có cuộc phỏng vấn TS. Nguyễn Văn Hiến về các nội dung này.

Không sửa Luật Đất đai, khó cổ phần hóa DNNN

Trong báo cáo của Bộ Tài chính mới đây cho thấy, tiến trình cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang rất chậm và không đạt được mục tiêu đề ra. Nguyên nhân của việc chậm trễ liên quan đến khâu xác định giá trị DN, nhưng nổi cộm nhất vẫn là vấn đề định giá và chuyển đổi tài sản đất đai của DNNN.

Thủ tướng 'thúc' sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký ban hành Công điện số 478/CĐ-TTg ngày 27/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về đẩy mạnh công tác sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN).

Những vấn đề đặt ra về quản lý đất đai trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Trong giai đoạn 2016-2020, dù Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong cả nước đã triển khai quyết liệt, song kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước không đạt được như kế hoạch đề ra. Trong đó, nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do tình hình tài chính của các doanh nghiệp nhà nước phức tạp, sở hữu nhiều đất đai trong khi một số cơ chế, chính sách được ban hành, sửa đổi, hoàn thiện theo hướng chặt chẽ hơn, nhất là trong lĩnh vực đất đai khiến doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa phải thực hiện nhiều quy trình, thủ tục, mất nhiều thời gian.

Rà soát quy định không tính giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, thoái vốn

Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp Đặng Quyết Tiến đề xuất cần rà soát, nghiên cứu quy định việc không tính giá trị đất vào giá trị doanh nghiệp (DN) khi thực hiện cổ phần hóa (CPH), thoái vốn.

Khẩn trương gỡ vướng, đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa DNNN

Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) còn chậm, chưa đạt kết quả đề ra theo đề án mà Chính phủ đã ban hành, nguồn thu cổ phần hóa chưa đạt yêu cầu. Bộ Tài chính sẽ tổng hợp các ý kiến, nghiên cứu để trình Chính phủ ban hành các quy định phù hợp thúc đẩy quá trình này một cách bền vững, thực chất.

Xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa vẫn nhiều tồn tại, thiếu chính xác

'Năm 2021, nhiệm vụ thu từ cổ phần hóa (CPH) là 40.000 tỷ đồng, nhưng hết năm chưa đạt 2.000 tỷ đồng. CPH vẫn chậm, rất chậm. Xác định giá trị DN còn nhiều tồn tại, rủi ro, thiếu chính xác, nhất là xác định giá trị quyền sử dụng đất'- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ.

Tách giá trị quyền sử dụng đất khỏi quy trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ và tránh thất thoát trong quá trình cổ phần hóa, thoái vốn, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị tách việc xác định giá trị quyền sử dụng đất khỏi quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), thoái vốn nhà nước tại DN.

Gỡ nút thắt đất đai trong cổ phần hóa

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 360/QĐ-TTg phê duyệt Đề án 'Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021 - 2025'.

Đề xuất chính sách gia hạn hàng chục nghìn tỷ đồng tiền thuế hỗ trợ doanh nghiệp

Sáng 7/4/2022, tại Hà Nội, Thời báo Tài chính Việt Nam và Tạp chí Nhà đầu tư phối hợp tổ chức Diễn đàn 'Đối thoại chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội'. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc dự và phát biểu tại Diễn đàn.

Đề xuất hoàn thiện khung pháp lý về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Việc triển khai Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp (DN) đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, sau gần 6 năm áp dụng, vẫn còn một số vướng mắc nảy sinh, yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN.

Kỳ vọng cổ phần hóa doanh nghiệp giai đoạn mới

Theo dự thảo đề án cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giai đoạn 2021-2025 đang được Bộ Tài chính xây dựng, cổ phần hóa (CPH) DNNN giai đoạn tới sẽ có cách làm mới. Đó là, sẽ phân loại DNNN để thúc đẩy cải cách và chia thành 2 loại hình lớn là thương mại và công ích; không có danh sách DN CPH mà sẽ có danh mục các ngành nghề Nhà nước cần giữ vốn, thoái vốn…

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Nghị định mới ban hành, vẫn vướng!

Mặc dù trong năm 2020 Chính phủ đã ban hành 2 Nghị định tháo gỡ khó khăn liên quan đến cổ phần hóa, thoái vốn, đầu tư vốn vào DN và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại DN..., tuy nhiên công tác cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại DN vẫn chưa hết vướng.

Cổ phần hóa: Bao giờ thôi ì ạch?

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc nhưng tiến độ cổ phần hóa nhiều năm qua vẫn rất chậm

'Tăng tốc' cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp

11 tháng đầu năm 2020, các doanh nghiệp (DN) đã thoái được 979 tỷ đồng, thu về 2.031 tỷ đồng từ thoái vốn nhà nước tại các DN. Số DN còn phải thực hiện cổ phần hóa theo kế hoạch trong tháng 12/2020 là 91 DN.

Thu hơn 173.000 tỷ đồng từ thoái vốn nhà nước

Theo báo cáo của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), trong 11 tháng năm 2020, các doanh nghiệp đã thoái được 979 tỷ đồng, thu về 2.031 tỷ đồng từ thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

10 tháng đầu năm, thu 1.918 tỷ đồng từ thoái vốn

Theo Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), trong tháng 10/2020, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thoái vốn tại 2 doanh nghiệp (DN) với giá trị 26 tỷ đồng, thu về 73,5 tỷ đồng. Trong 10 tháng đầu năm 2020 các DN đã thoái được 925,6 tỷ đồng, thu về 1.918,5 tỷ đồng từ thoái vốn nhà nước tại các DN.

Tăng cường chỉ đạo, điều hành nhiệm vụ tài chính – ngân sách những tháng cuối năm

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa ban hành Chỉ thị số 05/CT-BTC về việc tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính–ngân sách nhà nước trong những tháng cuối năm 2020.

Cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước: Thêm một lần 'lỗi hẹn'

Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, từ đầu năm đến nay chỉ có 7 doanh nghiệp (DN) được cổ phần hóa (CPH). Trong khi, số phải thực hiện CPH theo kế hoạch 3 tháng còn lại của năm 2020 là 91 DN. Như vậy, việc hoàn thành nhiệm vụ là rất khó.

Cổ phần hóa... lỡ hẹn!

Theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 2017 - 2020 phải hoàn thành cổ phần hóa (CPH) 128 DN, nhưng đến nay mới đạt được gần 28%. Với khối lượng DN khổng lồ này, cùng với sự tác động của đại dịch Covid-19, kế hoạch CPH có nguy cơ không về đích đúng hẹn.

Tiếp tục 'gỡ khó' cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp

Tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn tại doanh nghiệp (DN) đang rất chậm so với mục tiêu đề ra, trong bối cảnh những nguyên nhân nội tại vẫn chưa được giải quyết, nay còn bị giáng thêm đòn nặng từ đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, hàng loạt các giải pháp được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đưa ra để đẩy nhanh quá trình này trong thời gian tới.

Xử lý người đứng đầu nếu chậm cổ phần hóa

Hiện tượng không dám làm, không dám chịu trách nhiệm, chấp hành kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm túc... dẫn đến tiến độ cổ phần hóa rất chậm chạp