'Đòn bẩy' đưa nông sản thực phẩm Việt tiến sâu hơn ở thị trường Trung Quốc

Những con số khả quan về xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 5 tháng đầu năm 2024 đang cho thấy việc lựa chọn thị trường lớn, chính yếu như Trung Quốc là hướng đi đúng, nhưng cũng không nên quá chủ quan. Bởi muốn gia tăng thị phần ở thị trường láng giềng này, các doanh nghiệp cần lưu tâm đến yếu tố cạnh tranh và điều chỉnh những chiến lược có tính nổi bật để tạo 'đòn bẩy' mang lại hiệu quả cao hơn nữa.

Để hàng Việt 'cất cánh' xuất khẩu trực tuyến trên thị trường tiêu dùng toàn cầu

Các hoạt động gia tăng xúc tiến thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới hay các sáng kiến, kết nối giao thương với các sàn TMĐT lớn của Mỹ hay Trung Quốc là rất hữu ích cho các doanh nghiệp (DN) Việt. Song song đó, để hàng Việt có thể 'cất cánh' xuất khẩu trực tuyến đòi hỏi còn nhiều việc phải làm, từ việc bản thân DN phải làm tốt cách thức bán hàng, tạo sự sống động cho sản phẩm, cho đến khắc phục mặt hạn chế về logistics…

'Chìa khóa' giúp mở đầu ra ổn định cho nông sản sạch

Trong hiện tại và cả tương lai, nếu các doanh nông Việt muốn mở đường ra ổn định cho nông sản sạch, muốn cắm sâu vào sự thừa nhận trong lòng khách hàng thì 'chìa khóa' quan trọng là phải có sự hài hòa giữa chất lượng 'cứng' và chất lượng 'mềm'. Cùng với đó là sản xuất xanh, kiên trì tham gia kết nối, trực tiếp đi kể câu chuyện về sản phẩm của mình...

Tái định vị lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp chế biến nông sản

Nhìn vào chiến lược của một số doanh nghiệp nổi trội như GC Food, Vinamit, thủy sản Nam Việt… để thấy việc tái định vị lợi thế cạnh tranh thông qua công nghệ cao, mở rộng nhà máy sản xuất và vùng trồng nguyên liệu, khép kín chuỗi giá trị, đa dạng thị trường, am hiểu về chất lượng và tiêu chuẩn là điều mà các doanh nghiệp chế biến nông sản cần làm trong lúc này. Không những thế, họ còn cần tập trung vào giá trị cốt lõi để nâng tầm thương hiệu dựa trên các giá trị gia tăng.

Sách lược nào cho hàng Việt trước hàng loạt tổng kho ngoại quan của Trung Quốc?

Khả năng sống sót của hàng Việt trước sức ép cạnh tranh từ 'làn sóng' hàng Trung Quốc giá rẻ (nhờ vào lợi thế xây dựng hàng loạt tổng kho ngoại quan ở sát biên giới phía Bắc) đang là một dấu hỏi lớn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp nội địa cần có những sách lược hợp lý trong bối cảnh mới.

Khắc chế mặt yếu của nông sản Việt trên 'đường đua' quốc tế

Bài học xương máu mà nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nông sản đang phải đối mặt là giá bán quá cao nên khó thuyết phục người mua. Để khắc chế mặt yếu của nông sản Việt trên 'đường đua' quốc tế không chỉ cần giảm giá thành mà còn cần các DN phải giải quyết được những 'bài toán' như tận dụng những lợi thế vốn có, hiểu thị trường một cách chủ động và bài bản hơn, chinh phục bằng sản phẩm mới chế biến sâu, bán hàng qua công nghệ mới nổi, xây dựng kho ngoại quan…

Làm gì để nông sản thực phẩm Việt tiến sâu hơn ở thị trường châu Á?

Để nông sản thực phẩm Việt tiến sâu hơn trên thị trường có hơn 4,7 tỷ dân ở châu Á không phải là điều dễ dàng. Điều này rất cần các doanh nghiệp sẵn sàng cho cuộc chơi chung, từ việc tìm hiểu cặn kẽ tính đặc thù riêng ở từng thị trường, nắm bắt rõ xu hướng và điều mong muốn cốt lõi của người tiêu dùng ngoại, hiểu đúng về sự khác biệt trong sản phẩm, đáp ứng tốt về tiêu chuẩn và chất lượng, để từ đó kích hoạt nguồn lực một cách tốt nhất.

Nhiều đặc sản vùng miền giới thiệu người tiêu dùng TPHCM dịp Tết dương lịch

Từ 29 đến 31-12, tại Hội trường Thống Nhất diễn ra chương trình Đặc sản bản địa - Làng nghề truyền thống với sự tham gia của 40 doanh nghiệp từ 18 tỉnh, thành.

Tìm cách kéo người tiêu dùng Trung Quốc đến với nông sản Việt qua kênh trực tuyến

Việc đưa nông sản của Việt Nam thâm nhập vào các địa phương nằm sâu trong thị trường nội địa ở Trung Quốc thông qua kênh trực tuyến đang được hướng tới. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt có sự chuẩn bị kỹ càng (như khâu logistics, tuân thủ các quy tắc, giá cạnh tranh…), tránh tâm lý 'đi ngắn, thu nhanh' để có thể đi đường dài ở thị trường chủ lực này trên nền tảng trực tuyến xuyên biên giới.

Trông chờ ngành hàng nông sản thực phẩm Việt có bước đột phá hơn với môi trường số

Việc ứng dụng số là yêu cầu bức thiết hiện nay, không phải là chuyện 'phong trào' hay 'khẩu hiệu' và ngành hàng nông sản thực phẩm Việt không thể đứng ngoài cuộc, cần phải nhanh chóng chuyển đổi để có bước đột phá hơn. Bởi lẽ, nếu chậm chân giữa môi trường số hóa là các doanh nghiệp nội địa trong ngành hàng này sẽ mất đi cơ hội, khi các đối thủ nhanh chân hơn.

Làm gì để sản phẩm từ tài nguyên bản địa xuất khẩu hiệu quả cao vào thị trường ngách?

Đây là trăn trở chung của các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm dựa trên tài nguyên bản địa của Việt Nam, khi mà lợi thế vượt trội của xuất khẩu vào thị trường ngách có thể mang lại hàng tỷ USD cho họ. Điều quan trọng vẫn cần là thể hiện rõ câu chuyện, có bản sắc riêng về sản phẩm bản địa, chú trọng quảng bá, hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng quốc tế, đầu tư nghiêm túc cho việc nâng cao quy mô sản xuất…

Doanh nông từ 25 tỉnh, thành tranh tài tại chung kết Khởi nghiệp xanh

Vòng chung kết cuộc thi Dự án Khởi nghiệp xanh lần 9 năm 2023 với sự tranh tài của 37 dự án đến từ 25 tỉnh, thành trên cả nước sẽ diễn ra trong hai ngày 28-29/10 tại Dinh Độc Lập, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).

Kỳ vọng cách mạng xanh lần 2 với nông nghiệp tái sinh

Trên khắp thế giới, tiềm năng đầy hứa hẹn của nông nghiệp tái sinh đang được khám phá tìm hiểu giữa các cộng đồng người làm nông nghiệp sáng tạo và các trang trại riêng lẻ. Điều này cũng đang được kỳ vọng thực hiện tại Việt Nam trong cuộc cách mạng xanh lần thứ 2 nhằm mang lại một tương lai ấm no hơn cho nhà nông.

Ngành hàng rau quả Việt có tận dụng ưu thế sẵn có?

Mặc dù có ưu thế từ những giống rau củ quả ngon, giàu chất dinh dưỡng, thế nhưng ngành hàng rau quả Việt vẫn nơm nớp lo đầu ra vì yếu về mặt truyền thông so với trái cây nhập khẩu. Ngoài ra, điều mong mỏi là các yếu tố nội tại của ngành hàng này như thương hiệu và chất lượng sẽ có tác động tốt hơn vào việc tăng trưởng xuất khẩu trong tương lai.

Doanh nghiệp nỗ lực vượt khó

Tác động tiêu cực của đại dịch, 'bão giá'… dồn dập, bản thân nhiều doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp đã phải nỗ lực rất nhiều để tồn tại, phát triển.

Doanh nghiệp nhỏ làm nông nghiệp cần gì để lớn lên?

Giữa thời 'bão giá', với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp thì việc tiết kiệm tối ưu, kìm giữ giá thành để giá bán sản phẩm không tăng quá cao đã là nỗ lực lớn. Bị xem là thành phần 'yếu thế', nên tự thân các DN này cũng cần tìm thêm những cách thức để 'lấy ngắn nuôi dài', đồng thời cũng cần sự quan tâm, động viên, khích lệ và cả sự hỗ trợ hiệu quả từ những cơ quan, tổ chức có trách nhiệm.

Kết nối dẫn lối cho doanh nghiệp vượt khó

Việc kết nối trực tuyến giữa gần 130 startup Việt với hơn 1.000 nhà đầu tư, quỹ đầu tư, các tập đoàn hàng đầu… hay 'mối duyên' giữa chuỗi cửa hàng thời trang Uniqlo (Nhật Bản) với nông sản thực phẩm Việt là những bằng chứng điển hình cho thấy việc kết nối hiệu quả sẽ dẫn lối cho các doanh nghiệp vượt khó sau 'cú sốc' Covid-19.

Gạo ST25 ngon nhất thế giới bị mất thương hiệu, ông Hồ Quang Cua nói gì?

'Cha đẻ' bộ giống lúa ST25, được chứng nhận là gạo ngon nhất thế giới, nói ông đã biết việc 'đứa con mình tạo ra' bị các doanh nghiệp khác đăng ký bảo hộ tại Mỹ, nhưng ông không làm được gì vì không rành lĩnh vực này.

Chính phủ 'giải cứu' doanh nghiệp nhìn từ vụ việc Vinamit

Thủ tướng Chính phủ vừa chấp thuận kiến nghị của Bộ Nội vụ tạm dừng thanh tra Vinamit.