Nậm Pồ giải quyết kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri

ĐBP - Những năm qua, huyện Nậm Pồ luôn quan tâm giải quyết tốt các vấn đề kiến nghị của cử tri trước, trong và sau mỗi kỳ họp HÐND huyện. Nhờ đó, từng bước tạo niềm tin của nhân dân đối với chính quyền, hạn chế tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn.

Cán bộ đi trước, làng nước theo sau

ĐBP - Là cán bộ khuyến nông, khuyến lâm của xã Chà Tở (huyện Nậm Pồ), anh Khoàng Văn Hiện luôn đặt mục tiêu phải định hướng cho người nông dân quê mình tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) để nâng cao năng suất cây trồng. Ðể làm được điều đó, anh Hiện đã luôn đi đầu trong việc áp dụng KHKT và đưa giống mới vào canh tác trên chính diện tích của gia đình mình. Chỉ sau một vài vụ, anh đã được người dân Chà Tở và cả các xã lân cận nhìn nhận như một 'nhà khoa học' trẻ trong lĩnh vực nông nghiệp…

Nhiều địa phương ở Điện Biên tiếp tục chịu thiệt hại nặng do mưa đá

Trong 3 ngày qua, nhiều địa phương của tỉnh Điện Biên tiếp tục xảy ra mưa đá gây thiệt hại nhiều về tài sản, nhà cửa, hoa màu của người dân.

Dông lốc, mưa đá tại Điện Biên làm 303 ngôi nhà tốc mái, 196 ha cây trồng hư hại

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Điện Biên, từ ngày 23 đến ngày 25/3, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra dông lốc kèm theo mưa đá, gây thiệt hại về nhà ở và cây trồng của người dân.

Tiếp tục xảy ra mưa đá tại huyện Nậm Pồ và Tuần Giáo

* Rạng sáng 25/3, trên địa bàn huyện Nậm Pồ xuất hiện mưa đá kèm giông lốc tại các xã: Nậm Khăn, Chà Tở, Chà Cang, Pa Tần và Chà Nưa, khiến gần 200 ngôi nhà của người dân bị thiệt hại ở nhiều mức độ khác nhau; nhiều diện tích hoa màu, cây ăn quả cũng bị ảnh hưởng. Thiệt hại do mưa đá gây ra ước tính gần 300 triệu đồng.

Mưa to gây nhiều thiệt hại tại các tỉnh Tây Bắc

Mưa lớn từ đêm 24 đến chiều 25-3 trên diện rộng đã gây nhiều thiệt hại về tài sản, hoa mầu của người dân Bắc Kạn.

Lễ gội đầu ở vùng đất 'Ba Chà'

ĐBP - Vùng đất 'Ba Chà' là cách gọi của người dân địa phương đối với 3 xã ở huyện Nậm Pồ là: Chà Nưa, Chà Tở, Chà Cang. Ðây là các xã vốn xưa kia thuộc huyện Mường Chà của tỉnh Lai Châu (cũ). Người dân ở Ba Chà chủ yếu là người dân tộc Thái, ngành Thái trắng và có chung một nền văn hóa lâu đời. Lễ gội đầu vào chiều 30 Tết là một trong những nghi thức vừa mang tính truyền thống lại vừa có yếu tố tâm linh.

'Ba Chà' hôm nay

ĐBP - Về vùng đất 'Ba Chà' (Chà Cang, Chà Nưa, Chà Tở) những ngày cuối năm, chúng tôi chứng kiến cảnh cờ hoa, băng rôn khẩu hiệu đỏ rực; đường trải nhựa rộng thênh thang; hai ven đường những ngôi nhà sàn mái ngói đỏ tươi mọc lên san sát. 'Ba Chà' đang thay da đổi thịt từng ngày. Ðể có được như ngày hôm nay ít ai biết rằng 'Ba Chà' đã trải qua bao gian nan, thử thách. Và địa danh 'Ba Chà' cũng là một dấu mốc lịch sử quan trọng mang nhiều ý nghĩa.

Tăng cường chống rét cho cây trồng

ĐBP - Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra rét đậm, sương muối, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Ðể giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo năng suất cây trồng, ngành Nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người dân cần chủ động, tăng cường các biện pháp phòng chống rét cho cây trồng, đặc biệt là các trà lúa đông xuân và cây vụ đông.

Thận trọng khi đầu tư, nhân rộng mô hình trồng sả

ĐBP - Trong những năm qua, huyện Nậm Pồ luôn định hướng cho người dân phát triển kinh tế theo hướng đa dạng hóa các mô hình, phát triển các loại cây trồng mới có giá trị kinh tế để nâng cao hiệu quả. Trong đó, giải pháp trồng cây dưới tán rừng và trồng cây trên nương cũ, trên đất bạc màu là những phương án được khuyến khích đầu tư. Tuy nhiên, trồng cây gì để đem lại hiệu quả, đảm bảo đầu ra ổn định, lâu dài vẫn là một bài toán khó.

Chúng tôi đã bật khóc khi biết tuổi hưu tăng lên 60

Ở độ tuổi U60, các cô giáo vùng cao liệu còn sức để đi đến trường, điểm trường để dạy học nữa hay không? Thời gian xa gia đình của các cô sẽ phải kéo dài thêm.

Ở nơi rừng thẳm, các cô giáo góp tiền nuôi học sinh đến trường

Sau giờ họp, cô thì 50 ngàn, cô thì 100 ngàn… mỗi cô một chút, một ít góp tiền mua gạo, thức ăn nuôi học sinh ở điểm trường Nậm Chua

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri xã Nậm Khăn

ĐBP - Ngày 20/11, Tổ đại biểu số 7, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2016 – 2020 do đồng chí Phạm Đình Quế, Giám đốc Sở Tư pháp làm tổ trưởng đã có buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 12 tại xã Nậm Khăn, huyện Nậm Pồ.

Xảy ra động đất mạnh 3,3 độ richter ở Điện Biên

Khoảng 11h30' trưa (6/10), tại tỉnh Điện Biên xảy ra một trận động đất mạnh với cường độ 3,3 độ richter, ghi nhận trận động đất thứ 10 từ đầu năm

Chậm quyết toán các dự án hoàn thành

ĐBP - Quyết toán dự án, công trình là khâu cuối cùng và rất quan trọng trong công tác đầu tư. Thế nhưng hiện nay toàn tỉnh còn rất nhiều dự án, công trình đã hoàn thành nhưng chậm quyết toán; thậm chí có những dự án đã hoàn thành cách đây từ 5 - 15 năm nhưng chủ đầu tư vẫn chưa nộp báo cáo quyết toán về cơ quan tài chính.

Nậm Củng - bản giữa rừng không hộ nghèo

ĐBP - Bản Nậm Củng cách trung tâm xã Chà Tở, huyện Nậm Pồ khoảng 15km, là bản xa xôi, cách biệt nhất của xã với nhiều khó khăn về giao thông. Từ lâu, Nậm Củng được biết đến là bản thuần nông, đời sống bà con dân tộc Thái trong bản hoàn toàn tự cung tự cấp; thế nhưng bằng nghị lực cố gắng vươn lên của người dân trong bản, nhiều năm nay bản Nậm Củng đã không còn hộ nghèo, đời sống của bà con đầy đủ, vui vầy bên những mái nhà sàn truyền thống.

Những 'hiệp sĩ áo vàng' nơi vùng cao

ĐBP - Thường xuyên đi công tác vùng cao qua các tuyến: Quốc lộ 4H, tỉnh lộ 150 và 145 thuộc địa bàn huyện Nậm Pồ, chúng tôi đã nhiều lần chứng kiến và rất ấn tượng với những hành động đẹp của cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông (CSGT) trên những tuyến đường này. Ngoài nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên quốc lộ và tỉnh lộ, từ lâu những cán bộ, chiến sĩ CSGT thuộc Ðội CSGT - Trật tự và Cơ động huyện Nậm Pồ còn thường xuyên giúp đỡ bà con trong khu vực và những người lưu thông trên đường. Chứng kiến những lần các anh dùng chiếc xe tải của đơn vị để giúp người dân chở nông sản, đưa người bị tai nạn giao thông đi cấp cứu hay hỗ trợ lưu thông cho người dân... chúng tôi đã hiểu vì sao bà con nơi đây lại yêu quý, trân trọng CSGT đến vậy. Họ ví các anh như những 'hiệp sĩ áo vàng', luôn có mặt kịp thời trên mọi nẻo đường vùng cao để trợ giúp bà con.

Những cô giáo đến từ phía mặt trời

Nắng cũng như mưa, đều đặn từng ngày, từ phía mặt trời, các cô giáo lên điểm trường Hô Củng, điểm trường ấy chẳng khi nào ngớt tiếng cười của lũ học trò nhí

Nông dân khốn khó vì thiên tai, dịch bệnh

ĐBP - Vài năm trở lại đây, do ảnh hưởng của thời tiết, nắng hạn, sâu bệnh khiến nhiều diện tích cây trồng ở các địa phương trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại, giảm năng suất, sản lượng. Không những thế, năm nay được xác định là năm khó khăn đối với lĩnh vực chăn nuôi bởi dịch tả lợn châu Phi hoành hành khiến cuộc sống người nông dân đã khó càng thêm khó.

Cho hội trăng rằm trọn vẹn yêu thương

ĐBP - Lồng đèn, đồ chơi trẻ em được bày bán khắp các phố phường những ngày này làm không khí đón Tết Trung thu 2019 càng thêm rộn ràng, lung linh sắc màu. Còn ở địa bàn vùng cao, dù không có những món đồ chơi rực rỡ, Trung thu vẫn trọn vẹn với niềm háo hức rất đỗi trẻ thơ, ánh mắt lấp lánh cùng tiếng cười giòn đầy vui thích của các em nhỏ khi được rước đèn, tặng quà và phá cỗ Trung thu. Niềm vui ấy hầu hết do các trường học, đơn vị, tổ chức, cá nhân thiện nguyện mang đến, là sự chăm lo, sẻ chia yêu thương mùa trăng rằm, góp phần chắp cánh ước mơ cho trẻ em vùng cao vươn lên trong cuộc sống.

Nậm Pồ phát huy vai trò người có uy tín

ĐBP - Huyện Nậm Pồ có đường biên giới tiếp giáp với nước CHDCND Lào, đa phần dân cư là đồng bào dân tộc Mông, cơ sở hạ tầng, giao thông còn nhiều khó khăn, mặt bằng dân trí không đồng đều, chất lượng đời sống người dân chưa cao. Góp sức nâng cao nhận thức, chất lượng cuộc sống nhân dân; những năm qua, đội ngũ người có uy tín trên địa bàn huyện Nậm Pồ đã nỗ lực phát huy vai trò của mình, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Nậm Pồ chủ động các phương án phòng, chống mưa lũ

ĐBP - Năm 2018, Nậm Pồ là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ gây ra. Nhiều ngôi nhà bị ảnh hưởng, tài sản, hoa màu bị thiệt hại, nhiều công trình giao thông bị hư hỏng nghiêm trọng... đã khiến đời sống nhân dân trên địa bàn huyện bị xáo trộn. Trước tình hình đó, rút kinh nghiệm từ những năm trước, Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai nhiều hoạt động nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, giúp nhân dân trên địa bàn yên tâm lao động, sản xuất, ổn định đời sống.