Với định hướng phát triển năng động, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, công nghiệp văn hóa là một trong những trụ cột, tạo sự phát triển toàn diện, bền vững, được các địa phương quan tâm thực hiện.
Tưởng nhớ, tỏ lòng kính trọng và biết ơn vô hạn công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý và Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường cùng các thành viên đoàn công tác 2 tỉnh đã đến dâng hương, dâng hoa tại Di tích Địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô, huyện Hớn Quản và Khu di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (Căn cứ Tà Thiết), huyện Lộc Ninh.
Thực hiện Quyết định số 2194/QĐ-UBND ngày 25-11-2022 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án 'Phát triển du lịch tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030', Nghị quyết số 11-NQ/ĐH ngày 28-7-2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện khóa XII, nhiệm kỳ 2020-2025, thời gian qua, huyện Hớn Quản đã phát huy tiềm năng, lợi thế gắn với bảo tồn giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, làng nghề truyền thống để phát triển du lịch. Qua đó góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống người dân. Những nội dung trọng tâm của nghị quyết đã và đang được triển khai thực hiện nhằm đánh thức tiềm năng du lịch Hớn Quản và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn.
Đến Bình Phước trong một lần tình cờ dừng chân trên hành trình khám phá Tây Nguyên, anh Dương Văn Chín (du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh) vô cùng ấn tượng về mảnh đất, con người nơi đây. Anh nói: 'Được bạn đón và dẫn lên Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo ở huyện Bù Đăng tham quan trải nghiệm. Tối đó, tôi và những người bạn đi cùng có 'một đêm ở rừng' thực sự rất ấn tượng. Tôi không nghĩ có một Bình Phước nguyên sơ mà tuyệt vời đến vậy. Sáng ra, theo lịch trình chúng tôi đi Tây Nguyên cũng hết sức thuận tiện'.
Trong 2 ngày 12 và 13.6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tây Ninh tổ chức đoàn sang khảo sát các khu, điểm, các sản phẩm du lịch tiêu biểu của tỉnh Bình Phước.
Sáng 10/2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước tổ chức cuộc gặp mặt báo chí đầu xuân Quý Mão với sự tham dự của các đại diện cơ quan báo đài Trung ương và địa phương, các phóng viên, biên tập viên có nhiều đóng góp truyền thông cho tỉnh nhà.
Sáng 10-2, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Bình Phước tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương nhân dịp đầu Xuân Quý Mão 2023.
Chiều nay 7-10, ngay sau hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí đã diễn ra hội nghị giao ban báo chí tháng 10-2022. Hội nghị do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Phước phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức.
Thấm nhuần lời dạy của Bác: 'Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết', những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh Bình Phước đã triển khai, nhân rộng, duy trì hoạt động của các câu lạc bộ (CLB) 'Ông kể cháu nghe'. Qua lời ông kể, nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc Việt Nam được tái hiện sinh động, dễ nghe, dễ nhớ, từ đó góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ ngày nay.
Sáng 27/8 vừa qua, hơn 200 vận động viên đến từ 20 đội đua xe đạp phong trào toàn quốc đã hoàn thành chinh phục chặng 3 Giải xe đạp truyền hình Bình Dương lần thứ IX năm 2022 - Cúp Number 1 với lộ trình 85km từ Thành phố Thủ Dầu Một đi thị xã Bình Long.
Chiến tranh đã lùi xa, 50 năm với biết bao đổi thay, địa danh Tàu Ô - nơi được ví như 'bức tường thép' trên Đường 13 ngày nào nay đã trở thành khu di tích lịch sử. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những ký ức không thể quên về một thời lửa đạn, một thời oanh liệt của cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4, Sư đoàn 7, các lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Bình Phước.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ, hy sinh, Đảng bộ và nhân dân Bình Phước đã luôn kề vai, sát cánh cùng các lực lượng vũ trang chiến đấu kiên cường, lập nên nhiều chiến công vang dội với các địa danh đi vào lịch sử. Trong đó, chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô của Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 là một trong những thắng lợi có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV) trân trọng giới thiệu bài viết của Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền tại lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28-8-1972 - 28-8-2022), do UBND tỉnh Bình Phước phối hợp Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 tổ chức ngày 26-8.
Sau khi Lộc Ninh được giải phóng (7-4-1972), quân ta bao vây thị xã An Lộc, gián tiếp uy hiếp Sài Gòn, địch điều binh chi viện cho thị xã An Lộc và hòng tái chiếm Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước).
Sáng 27-8, hơn 200 tay đua đã bước vào chặng đua thứ 3 Giải xe đạp Truyền hình Bình Dương lần thứ 9 năm 2022 Cúp Number 1, lộ trình từ TP. Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) đi TX. Bình Long, tỉnh Bình Phước có cự ly 85km.
Sáng nay 27-8, hơn 100 vận động viên của 20 đội đua xe đạp phong trào toàn quốc đã chinh phục 85km, chặng 3 Giải xe đạp truyền hình Bình Dương lần thứ IX năm 2022 - Cúp Number 1.
Chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 trên chiến trường Đông Nam Bộ nói chung, chiến đấu phòng ngự Chốt chặn Tàu Ô - Xóm Ruộng nói riêng có nhiều lực lượng của ta tham gia. Trong đó có một lực lượng tham gia và đạt được những thành tích đáng kể nhưng ít ai biết đến, đó là Tiểu đoàn tên lửa 172 thuộc Trung đoàn 64 Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân.
Mỗi vùng đất, địa phương đều gắn với một sự kiện lịch sử quan trọng, trở thành niềm tự hào, động lực của sự phát triển. 50 năm đã trôi qua, nhưng mỗi khi nhắc đến chiến dịch Nguyễn Huệ, Chốt chặn Tàu Ô năm 1972, người dân huyện Hớn Quản ngày nay lại không khỏi bồi hồi, xúc động xen lẫn niềm tự hào, kiêu hãnh. Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô đã góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của chiến dịch Nguyễn Huệ, bước tạo đà cho thắng lợi trên toàn chiến trường miền Nam.
'Chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, góp phần đưa cuộc kháng chiến của dân tộc ta bước sang giai đoạn mới; buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán về vấn đề chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và giá trị những chiến công vang dội của chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Hớn Quản đã, đang và sẽ luôn giữ vai trò cầu nối lưu giữ và truyền tải giá trị lịch sử này đến thế hệ trẻ trong huyện' - ông Nguyễn Đức Huân, Chủ tịch Hội CCB huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước khẳng định.
Sáng nay 26-8, tại Di tích Địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô, khu phố Tàu Ô, thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28-8-1972 - 28-8-2022). Lễ kỷ niệm do UBND tỉnh Bình Phước phối hợp Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 tổ chức.
Nằm trong chương trình kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28-8-1972 - 28-8-2022), sáng nay 26-8, tại Di tích Địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô, khu phố Tàu Ô, thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, đã diễn ra chương trình nghệ thuật với chủ đề 'Chiến thắng Tàu Ô - Bản hùng ca bất tử'. Chương trình gồm những tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu, trang trọng và nhiều xúc động.
'Thương vong nhiều lắm! Những đồng chí hy sinh khi còn quá trẻ và nhiều người là con trai một trong gia đình neo người. Vậy nhưng, trước giờ ra bám chốt chặn, mỗi đồng chí đều hiên ngang câu nói 'Thủ trưởng cứ cho em ra chốt, chúng em không sợ, chúng em sẵn sàng!', 'Thủ trưởng yên trí, dù chết tôi không bỏ vị trí'… Trong trận chiến khốc liệt ấy, Chốt chặn Tàu Ô là ác liệt nhất nhưng với tôi, các đồng đội ngã xuống là bất tử!' - cựu chiến binh Nguyễn Văn Hợi, nguyên Chính trị viên Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 141, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 xúc động khi nhớ về đồng đội một thời quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh trong Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972, đặc biệt là trận Tàu Ô - Xóm Ruộng.
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28-8-1972 - 28-8-2022), sáng nay 26-8, tại Di tích Địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô, khu phố Tàu Ô, thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp với Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 long trọng tổ chức lễ dâng hương anh linh các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh tại Chốt chặn Tàu Ô.
Những ngày tháng 8 này, trở lại mảnh đất Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, những cựu chiến binh Sư đoàn 7 từng tham gia chiến đấu tại Chốt chặn Tàu Ô - Xóm Ruộng bảo vệ Đường 13 cách đây 50 năm mang theo bên mình những ký ức hào hùng trong 150 ngày đêm chiến dịch mùa hè đỏ lửa. Đó là những ngày dù 'hầm chốt không còn', bộ đội chủ lực và quân, dân địa phương vẫn 'bám hố bom mà đánh', sẵn sàng chấp nhận hy sinh để bảo vệ trận địa, 'người có thể không còn nhưng chốt thì vẫn phải còn'.
Sáng nay 26-8, tại Di tích địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô, khu phố Tàu Ô, thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, UBND tỉnh Bình Phước phối hợp Bộ tư lệnh Quân đoàn 4 long trọng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28-8-1972 - 28-8-2022).
Di tích địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô ở thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 2012. Với hàng trăm trận đánh gắn liền với những chiến công oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược, nơi đây ghi danh rất nhiều anh hùng liệt sĩ đã hy sinh anh dũng vì nền độc lập, tự do của dân tộc. Những năm qua, Di tích địa điểm chiến thắng chốt chặn Tàu Ô đã thu hút rất nhiều đoàn khách trên mọi miền Tổ quốc đến thăm viếng và đã trở thành 'địa chỉ đỏ' để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ trên quê hương Hớn Quản nói riêng và Bình Phước nói chung.
Đã 50 năm trôi qua, những trận giao tranh ác liệt giữa ta và địch trong 150 ngày đêm vẫn còn in đậm trong tâm trí của những người đã từng sống, chiến đấu nơi mảnh đất Tàu Ô - Xóm Ruộng. Đó là những câu chuyện bi tráng về sự cam go, khốc liệt của chiến tranh rất anh dũng và nhiều đau thương, mất mát. Đó là những ký ức về đồng chí, đồng đội, đồng bào, về tuổi thanh xuân tươi đẹp. Đó là những tình cảm nhớ thương về đồng đội, trăn trở khi chưa tìm được đồng đội đã hy sinh…
Trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28-8-1972 - 28-8-2022), sáng nay 25-8, tại Di tích địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô, thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức triển lãm hình ảnh 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô.
'Càng bi tráng bao nhiêu thì ngay thời khắc đó con người càng cảm thấy cuộc sống ý nghĩa bấy nhiêu. Lúc đó mới trân trọng những gì mình có! Tôi thấy tự hào vì bản thân có mặt trong cuộc chiến này, dù trong 600 anh em từ Bắc vào Nam tham gia chiến đấu, tới chiến trường chỉ còn 300-400 người. Ở giữa bom đạn, xác định một phần sống, 3-4 phần chết nhưng vẫn lựa chọn' - cựu chiến binh Ngô Đức Tiến (ấp Xa Cát, xã Thanh Bình, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước), nguyên Thiếu úy, Trung đoàn 141, Sư đoàn 7 có lúc đã lặng người khi kể lại cho chúng tôi nghe về khoảng thời gian 'tươi đẹp' mà ông đã trải qua.
Di tích địa điểm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) là nơi ghi dấu chiến công oanh liệt của Sư đoàn 7 cùng lực lượng vũ trang địa phương. Trong suốt hơn 10 năm qua, kể từ ngày được xây dựng, bà Mai Thị Thu Hiền thầm lặng ngày ngày quét dọn, vệ sinh, hương khói cho anh linh các liệt sĩ nơi đây. Bà làm công việc này với tâm niệm được góp một phần công sức nhỏ bé để tri ân những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho dân tộc.
'Trong Chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972 trên chiến trường Đông Nam Bộ, Bộ Chỉ huy Miền sử dụng 3 sư đoàn bộ binh (Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9) và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước tham gia chiến dịch. Sư đoàn 7 và lực lượng vũ trang tỉnh Bình Phước được giao nhiệm vụ chốt chặn Tàu Ô. Nhiệm vụ là tấn công, ngăn chặn địch trên đường 13 dài gần 20km (đoạn từ phía Nam Bình Long đến phía Bắc Chơn Thành), trọng điểm là khu vực Tàu Ô, không cho một tên địch, một chiếc xe tăng nào từ Chơn Thành lên và từ Bình Long xuống, để quân ta giải phóng Lộc Ninh và tiến công thị xã An Lộc...' - Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh, nguyên Chính ủy Trung đoàn 141, Sư đoàn 7, nguyên Phó tư lệnh Chính trị Quân đoàn 4 kể về chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô của 50 năm trước.