Còn mãi 'Tình khúc 24'...

Nhà thơ, dịch giả Dương Tường đã về cõi vĩnh hằng vào ngày 24-2 tại Hà Nội, hưởng thọ 91 tuổi. Ông ra đi, để lại cho công chúng yêu văn chương cả một trời thơ ca và trang văn đẹp rực rỡ như trời xuân.

Nhà thơ Giang Nam đã hòa cùng mùa xuân quê hương

Thông tin tác giả bài thơ Quê hương ra đi vào sáng mùng hai Tết Quý Mão đã để lại niềm tiếc thương trong giới văn học và công chúng yêu thơ nước nhà. Bởi từ lâu, cái tên Giang Nam luôn gắn với bài thơ Quê hương nổi tiếng làm xúc động hàng triệu con tim: 'Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường/Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ'... Bài thơ này đã đưa Giang Nam lên đỉnh cao của nền thơ cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ cùng với Thanh Hải, Thu Bồn… Giang Nam đã sống trọn vẹn 95 mùa xuân với những gian nan thác ghềnh nhưng cuối cùng nhà thơ cũng cập bến bờ hạnh phúc. Rồi mùa xuân thứ 95 này, nhà thơ đã ở lại mãi mãi với đất mẹ quê hương.

Gặp 'Hoa khôi màn ảnh đen trắng'

Tại giải Cánh diều 2021, cùng với những gương mặt nữ diễn viên điện ảnh nổi tiếng một thời như: NSND Trà Giang, NSƯT Thanh Loan, NSƯT Đức Lưu..., còn có NSND Minh Đức - người được giới điện ảnh phong là 'Hoa khôi màn ảnh đen trắng'. Hiện nay, khác với lứa diễn viên cùng thời với mình, NSND Minh Đức vẫn tham gia các dự án phim nhựa và truyền hình, được công chúng yêu mến.

Tạm biệt ga Phú Vinh

Đã từ rất lâu rồi, những khách đi tàu Bắc - Nam trên đường ghé qua Nha Trang đều thấy bên đường có một ngôi nhà 2 tầng phong cách kiến trúc Pháp rất cổ kính rêu phong trầm mặc. Đó là ga Phú Vinh thuộc xã Vĩnh Hiệp, cách ga Nha Trang 4km về phía tây nam.

Khi màu xanh ra đi

Những ngày qua, mỗi khi bước từ cơ quan ra hè đường, tôi thấy cả phố chang chang nắng. Bên kia đường, chỉ có một cây hoa sữa bị đốn bỏ để làm vỉa hè, vậy mà tôi vẫn thấy bâng khuâng tiếc nuối. Chợt thầm nghĩ, hóa ra bóng cây kia đã in vào tiềm thức mình lâu nay như một miền xanh, nay nó biến mất làm cho lòng người thấy trống vắng tới khó tả. Vậy mà có lúc phải đi trên con đường trơ trụi của công trường xây dựng, không một bóng cây, mới thấy buồn làm sao!

Một thoáng làng biển Khải Lương

Trên bản đồ thì thôn Khải Lương (xã đảo Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh) chỉ là một chấm nhỏ ở phía nam sát cuối bán đảo Hòn Gốm, sát Cửa Bé vào vịnh Vân Phong. Đến đây, ta mới thấy được vẻ đẹp nên thơ của một làng biển đặc trưng miền Nam Trung Bộ. Nằm trong một eo biển xinh xắn, xanh biếc êm đềm được tạo bởi dãy núi cao ngất của bán đảo Hòn Gốm vô cùng hiểm trở và đảo Hòn Lớn, vì thế, tuy được tiếng thuộc đất liền nhưng Khải Lương không có đường bộ tới đây, tất cả chỉ đi bằng thuyền. Ngay khi tàu lượn một vòng qua vách đá cheo leo nghiêng ra biển của bán đảo, ta sẽ thấy ngay làng đảo Khải Lương hiện ra vừa bất ngờ vừa thân thiện. Khải Lương đón du khách bằng tiếng chuông chùa Đại Hải (Đại Hải tự) trên đỉnh núi và mái đình biển rêu phong cổ kính ngay cửa ngõ của làng biển. Nơi đây thờ các vị tiên chỉ khai thiên lập ấp, thờ thần Nam Hải - cá Ông linh thiêng. Nép ẩn vào không gian cổ kính đó chính là làng biển với những người dân thuần chất biển.

'Cá voi Eren đến Hòn Mun': Hành trình kỳ diệu từ đáy biển

Tác giả Lê Đức Dương vừa ra mắt cuốn sách 'Cá voi Eren đến Hòn Mun' (Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành năm 2021) dành cho thiếu nhi Việt Nam. Thông qua chú cá voi xanh có tên Eren dễ thương nhưng có số phận vô cùng đáng thương khi bố bị tàu săn cá bắn chết, mẹ bị thương rồi mất, nhà văn đã dành những dòng văn yêu thương nhất đối với những loài sinh vật sống ở đáy sâu của biển.