Cuộc đàm phán mới nhất của Mỹ và Iran ở Oman cho thấy quốc gia này tiếp tục đóng vai trò trung gian trong các cuộc đàm phán hạt nhân giữa hai nước, khẳng định vị thế là một tác nhân trung lập và được tôn trọng trong ngoại giao Trung Đông.
Bài học cảnh báo từ Ukraine đang ảnh hưởng sâu sắc đến chiến lược đàm phán hạt nhân của Iran, đồng thời củng cố quyết tâm của nước này trong việc duy trì một lập trường cứng rắn hơn trong các cuộc thương lượng khi nối lại vòng đàm phán với Mỹ.
Các cuộc đàm phán giữa chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính phủ Iran về khả năng tái khởi động một thỏa thuận hạt nhân đã bắt đầu với tín hiệu tích cực vào cuối tuần qua. Thông tin trên đã được đại diện từ cả hai phía xác nhận mặc dù vẫn còn khá nhiều điểm bất đồng và chưa rõ ràng về các điều kiện cụ thể của mỗi bên.
Theo tờ Washington Post ngày 11-4, Mỹ và Iran khó có thể khôi phục Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA) năm 2015 về chương trình hạt nhân Iran.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian cho biết Washington không đáng tin và Tehran sẽ chỉ đàm phán thông qua kênh gián tiếp.
Nga sẵn sàng làm trung gian giúp giải quyết căng thẳng hạt nhân giữa Mỹ và Iran nếu hai nước muốn ký kết một hiệp định.
Bộ trưởng ngoại giao Pháp cảnh báo về khả năng xảy ra xung đột quân sự nếu không đạt được thỏa thuận mới về chương trình hạt nhân của Iran.
Ngày 29/3, truyền thông Iran đưa tin, nước này và 3 cường quốc châu Âu (E3) gồm Anh, Pháp và Đức đã tổ chức một vòng đàm phán mới về vấn đề hạt nhân của Tehran vào ngày 28/3 tại Geneva, Thụy Sĩ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi thư cho Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei, trong đó nêu rõ thời hạn 2 tháng để đạt được một thỏa thuận hạt nhân mới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ buộc Iran phải chịu trách nhiệm về bất kỳ cuộc tấn công nào do phiến quân Houthi ở Yemen thực hiện, một động thái leo thang chiến dịch gây sức ép của ông đối với chính quyền Tehran.
Trong bối cảnh quốc tế đang chứng kiến căng thẳng gia tăng liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran, cuộc gặp ba bên giữa Trung Quốc, Nga và Iran vừa diễn ra tại Bắc Kinh ngày 14/3 không đơn thuần là diễn đàn ngoại giao thông thường, mà còn là cơ hội để các bên truyền đi những thông điệp chiến lược về quan hệ địa chính trị.
Sự trở lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm câu chuyện hạt nhân Iran nóng trở lại, càng thu hút sự chú ý hơn khi Nga và Trung Quốc cũng muốn tìm kiếm một thỏa thuận cho vấn đề này
Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc họp vào hôm nay 14/3 tại Bắc Kinh với Nga và Iran về vấn đề hạt nhân của Iran.
Ngày 14/3, tại Bắc Kinh, các nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc, Nga và Iran tổ chức cuộc họp về vấn đề hạt nhân của Tehran, trong đó kêu gọi chấm dứt các lệnh trừng phạt và thúc đẩy nỗ lực đối thoại ngoại giao.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian không chỉ bác bỏ lời kêu gọi của Tổng thống Trump mà còn đưa ra một tuyên bố đầy thách thức.
Ngày 4/3, kênh Zvezda của Nga dẫn lời ông Dmitry Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng ý trở thành trung gian hòa giải giữa Washington và Tehran trong đàm phán liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran.
Điện Kremlin cho biết Nga tin rằng Mỹ và Iran nên giải quyết các bất đồng thông qua đàm phán và Moscow sẵn sàng đóng góp vào nỗ lực này.
Iran được cho là đã có đủ khối lượng uranium làm giàu để tiến tới việc chế tạo đầu đạn hạt nhân.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và các lãnh đạo cấp cao của Iran đã thống nhất lập trường về các vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran trong cuộc hội đàm tại Tehran vào ngày 25/2, theo thông báo từ Bộ Ngoại giao Nga.
Iran cảnh báo phong tỏa eo biển Hormuz, tuyến vận tải chiếm 20% giao dịch dầu mỏ toàn cầu, đẩy giá dầu vào nguy cơ tăng vọt.
Mỹ đã áp đặt đợt trừng phạt đầu tiên đối với Iran kể từ khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, trong bối cảnh Tổng thống Trump muốn thúc đẩy việc tái áp đặt 'áp lực tối đa' lên Tehran.
Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã bác bỏ những cáo buộc cho rằng đất nước ông có âm mưu ám sát Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump.
Iran đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế ngày càng nghiêm trọng và những tổn thất lớn về địa chính trị cũng như quân sự tại khu vực Trung Đông.
Mohammad Eslami, người đứng đầu Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI), đã cảnh báo về 'phản ứng ngay lập tức' đối với bất kỳ nghị quyết nào của Cơ quan Hạt nhân LHQ (IAEA) chống lại Tehran.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, ông Mohsen Paknejad, cho biết Iran đã chuẩn bị đối phó với khả năng bị áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với xuất khẩu dầu mỏ của mình.
Sau khi nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei tỏ ý sẵn sàng quay lại đàm phán hạt nhân với Mỹ, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã bày tỏ nghi ngờ về khả năng nối lại các cuộc đàm phán trong tương lai gần, ABC News ngày 28-8 dẫn nguồn tin cho biết.