Quy định 'Cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn lái xe' của dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đã thu hút và gây nhiều tranh cãi trong dư luận thời gian qua.
Câu chuyện 'xe dù, bến cóc' không chỉ diễn ra ở Hà Nội, ở TP Hồ Chí Minh mà còn diễn ra ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Vào mỗi dịp chuẩn bị lễ, tết, các cơ quan chức năng lại tăng cường xử lý. Nhưng sau mỗi đợt ra quân, khi vắng mặt lực lượng chức năng, tình trạng vi phạm lại diễn ra. Nhằm ngăn chặn tình trạng này, một lần nữa Cục Đường bộ Việt Nam lại đưa ra đề xuất bắt buộc xe hợp đồng phải vào bến đón trả khách.
Thảo luận về dự án Luật Đường bộ, nhiều ý kiến cho rằng cần đánh giá kỹ nội dung điều chỉnh liên quan đến xe công nghệ để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan.
Một cán bộ của Cục Đường bộ đề xuất, xe hợp đồng cá nhân sẽ đón, trả khách ở bến xe.
Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc trừ điểm giấy phép lái xe nếu chỉ do một đơn vị thực hiện, rất dễ dẫn đến sai sót, có tiêu cực
Một số người ủng hộ kiến nghị người điều khiển xe máy dưới 50 phân khối phải sát hạch, cấp bằng lái, nhưng cũng có ý kiến nêu rõ cần đánh giá được sự cần thiết và tác động đến xã hội của việc này.
Trước thông tin Dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì xây dựng có bổ sung thêm quy định xe cơ giới, trong đó có xe máy, phải lắp thiết bị giám sát hành trình (GSHT), nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng đề xuất này không thực sự cần thiết và không khả thi.
Theo các chuyên gia giao thông, nhiều nước đang áp dụng biện pháp trừ điểm bằng lái nhằm đánh giá thái độ của tài xế đối với vi phạm, buộc họ phải ý thức hơn nữa để không bị tước bằng, vì thế Việt Nam nên đưa nội dung này vào luật.
Trước việc một số đại biểu Quốc hội kiến nghị người điều khiển xe máy dưới 50 phân khối phải sát hạch cấp bằng lái, ngày 27/11, Cục Đường bộ và Cục CSGT đều cho biết, chưa đưa nội dung này vào dự thảo luật về giao thông và đảm bảo trật tự giao thông. Giới chuyên gia cho rằng, cần đánh giá sự cần thiết và tránh gây tác động xấu đến xã hội.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) khẳng định việc phân cấp cho Sở GTVT điều chỉnh tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh không làm phá vỡ luồng tuyến mà vẫn kế thừa các tuyến đã được Bộ GTVT, UBND các tỉnh, thành phố đã công bố để đảm bảo tổ chức thực hiện thường xuyên liên tục.
Theo TS. Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho rằng, quy định xe cơ giới, xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình này không khả thi.
Thay vì trông chờ các đợt tổng kiểm tra các cơ quan quản lý cần thường xuyên rà soát đối với các doanh nghiệp vận tải theo hợp đồng, nhất là với những doanh nghiệp thường xuyên vi phạm hoặc khai thác lộ trình cố định, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vận tải vi phạm để nêu gương.
'Giá dầu thô trên thị trường thế giới lên mức 100 USD/thùng, ngành vận tải còn có thể cầm cự, nhưng phải tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu, còn nếu vượt trên ngưỡng này, doanh nghiệp vận tải khó có thể tồn tại được'.
Hiện chưa thấy nước nào trên thế giới quy định xe máy phải lắp thiết bị giám sát hành trình. Việt Nam đưa quy định này vào Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ liệu có khả thi?
Phải chi trung bình từ 200- 300.000 đồng/xe cho các loại phí theo quy định, trải qua kiểm tra đủ 17 - 18 danh mục thì xe khách tuyến cố định mới được xuất bến.
Bộ GTVT cho rằng, nguyên nhân của tình trạng hoạt động xe khách trá hình bùng phát như hiện nay là do nhiều địa phương, đặc biệt là Sở GTVT chưa vào cuộc quyết liệt. Trong khi đó, đại diện Sở GTVT, Hiệp hội Vận tải Ô tô cho rằng, nguyên nhân là có quá nhiều kẽ hở trong quy định pháp luật…
Một số loại hình kinh tế chia sẻ đã xuất hiện trên thị trường như dịch vụ vận tải trực tuyến từ năm 2014 (Uber, Grab, dichung...), dịch vụ chia sẻ phòng (cơ sở Airbnb)
Sự xuất hiện của nhiều loại hình kinh tế chia sẻ đã mang lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, sau 4 năm triển khai Đề án Thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ, nhiều chuyên gia cho rằng, cần có những chế tài đủ mạnh để vừa hỗ trợ vừa đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng tốt hơn và tăng tính cạnh tranh bình đẳng trên thị trường. Đây là vấn đề được đưa ra tại Hội thảo 'Mô hình kinh tế chia sẻ: hiện trạng và đề xuất kiến nghị' được tổ chức sáng 10/11, tại Hà Nội.
Trong khi Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng các mô hình hoạt động của các công ty công nghệ khi tham gia vào hoạt động vận tải là doanh nghiệp vận tải, thì phía đại diện Grab lại phủ nhận quan điểm trên và cho rằng điều này không phù hợp.
Chiều nay, 8/11, TBTCVN phối hợp với Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức diễn đàn Thuế - Hải quan năm 2023. Diễn đàn năm nay có chủ đề 'Chuyển đổi số ngành thuế và hải quan, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp'.
Gần một tháng trước, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã phát đi thông cáo lo ngại về việc ùn tắc đăng kiểm vào dịp cuối năm. Nếu không có sự chuẩn bị trước, tình trạng này sẽ lại gây phiền phức cho người dân và đơn vị đăng kiểm.
Trong những năm gần đây, số vụ tai nạn giao thông (TNGT) trên cả nước liên tục giảm cả 3 tiêu chí. Tuy nhiên, con số giảm TNGT ở các địa phương không đồng đều. Bên cạnh đó, sự gia tăng các phương tiện vận tải cùng sự bất cẩn của lái xe đã khiến không ít vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra. Điều này tiếp tục là thách thức, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải tìm giải pháp kiềm chế tai nạn.
Trong thời điểm cuối năm 2023 và đầu năm 2024, các trung tâm đăng kiểm ở TPHCM và Hà Nội có thể bị quá tải do lượng xe đến hạn đăng kiểm tăng cao hơn năng suất kiểm định. Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đề nghị dành riêng thời gian đăng kiểm cho các loại xe kích thước lớn trong các tháng cao điểm.
Theo Sở GTVT Hà Nội, có xe khách, xe tải chỉ chạy khoảng 1.000km nhưng vi phạm tốc độ cả nghìn lần.
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam vừa có công văn kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) điều chỉnh gấp phí dịch vụ và thu nhập cho đăng kiểm viên nhằm giảm nguy cơ ùn tắc do ô tô xếp hàng chờ đăng kiểm vào dịp cuối năm.
Cục Đăng kiểm Việt Nam vừa có cảnh báo sẽ tái diễn cảnh ô tô xếp hàng chờ đăng kiểm vào dịp cuối năm. Trong khi đó, Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) điều chỉnh gấp phí dịch vụ và thu nhập đăng kiểm viên nhằm giảm nguy cơ ùn tắc.
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam vừa có công văn kiến nghị Bộ Giao thông vận tải điều chỉnh gấp phí dịch vụ và thu nhập cho đăng kiểm viên nhằm giảm ùn tắc đăng kiểm cuối năm.
Dù đã tạm thời vượt qua giai đoạn khó khăn nhất nhưng ngành Đăng kiểm vẫn đang có cả núi việc cần giải quyết để hiện thực hóa giấc mơ 'lột xác'. Đặc biệt, mùa cao điểm cuối năm đang đến gần với không ít nguy cơ đang chờ đợi các đơn vị đăng kiểm.
Nhiều ý kiến lo ngại về việc Sở GTVT xây dựng, điều chỉnh bổ sung danh mục mạng lưới tuyến cố định theo Nghị định 10/202/NĐ-CP có nguy cơ 'bùng nổ' xe khách chạy xuyên tâm, xe dù bến cóc trở lại và thiếu sự công bằng...
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam vừa có văn bản góp ý dự thảo sửa đổi Nghị định số 10 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam vừa có văn bản góp ý dự thảo sửa đổi Nghị định 10 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Một trong những nội dung đáng chú ý tại Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là đề xuất bỏ quy định tuổi tối đa đối với lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ được cho là phù hợp với thực tế sức khỏe và nhu cầu của các doanh nghiệp, tài xế.
Bộ GTVT hiện đang sửa đổi, bổ sung Nghị định số 10 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo hướng phân cấp, phân quyền cho các Sở GTVT xây dựng, điều chỉnh bổ sung danh mục mạng lưới tuyến cố định nội tỉnh. Câu chuyện xe dù, bến cóc lại thêm một lần được đề cập nghiêm túc.
Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được Ủy ban Quốc phòng và An ninh thẩm tra chính thức ngày 20/10, qua đó cho thấy, hồ sơ dự án Luật đủ điều kiện để trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6. Theo Tờ trình của Chính phủ, mục tiêu quan trọng khi xây dựng, ban hành Luật là để xác định cụ thể cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đồng thời khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật Giao thông đường bộ 2008.
Theo ông Nguyễn Tô An - Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện nay nguồn thu của các trung tâm đăng kiểm đang bị sụt giảm do một lượng lớn các phương tiện được miễn kiểm định lần đầu, kéo dài thời gian chu kỳ kiểm định (theo quy định tại Thông tư số 02/2023 của Bộ Giao thông vận tải), được áp dụng gia hạn tự động ngay chu kỳ kiểm định mới mà không phải đưa xe đến kiểm định (theo quy định tại Thông tư số 08/2023 của Bộ Giao thông vận tải).
Các chuyên gia cho rằng việc cho đăng kiểm viên có sai phạm nhẹ được tiếp tục hành nghề là phù hợp nhưng cần phân rõ đối tượng, nhằm đảm bảo tính răn đe của pháp luật.
Trong thời gian tới, nếu không có các giải pháp 'nóng' nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước sẽ tái diễn tình trạng ùn tắc đăng kiểm dịp cuối năm.
Nhiều ý kiến cho rằng cần nhanh chóng điều chỉnh giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới bởi giá dịch vụ kiểm định hiện nay đã ban hành được 10 năm, các chi phí cấu thành lên giá đã thay đổi rất nhiều.
Theo thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam, 2 tháng cuối năm 2023 có khoảng 677.802 xe cơ giới đến hạn kiểm định, năng lực của các trung tâm đăng kiểm ở một số địa phương có thể không đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Thứ trưởng Lê Đình Thọ đề nghị các Sở GTVT phải quan tâm đến lĩnh vực đăng kiểm, nhất định không được để tạo ra các điểm nóng, vấn đề phức tạp đến mấy cũng phải tháo gỡ.
Cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng điều chỉnh giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới nhằm thu hút thêm nguồn nhân lực tham gia vào công tác đăng kiểm.
Cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng điều chỉnh giá dịch vụ kiểm định xe cơ giới nhằm thu hút thêm nguồn nhân lực tham gia vào công tác đăng kiểm.
Trước dự báo tình trạng ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm sẽ tái diễn vào các tháng cuối năm, đại diện các hiệp hội và Sở GTVT nhiều tỉnh, thành phố đề nghị loạt giải pháp 'nóng'.
Trước việc Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) có kế hoạch tăng phí thêm 12% trên 4 tuyến cao tốc, nhiều ý kiến cho rằng cần phải làm rõ cơ sở tăng và mức tăng so với thực tế xã hội, sức chịu đựng của người dân và doanh nghiệp.
Xe Thành Bưởi bị tước phù hiệu tới 246 lần mà vẫn hoạt động cho thấy công tác quản lý nhà nước ở địa phương còn hạn chế, chưa thường xuyên rà soát hệ thống giám sát hành trình (GSHT).
Theo dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tổng thời gian lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ trong một ngày không quá 480 phút (8 tiếng). Cho ý kiến nội dung này, các đại biểu cho rằng, điều này sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp...
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho rằng, Nhà nước vẫn phải quản lý các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân cung cấp dịch vụ liên quan đến kinh doanh vận tải.
Đại diện Grab cho rằng, dịch vụ đặt xe của mình chỉ mang tính chất trung gian, quyền tự quyết vẫn thuộc về hành khách và tài xế thông qua việc đặt xe và nhận cuốc. Còn đại diện Hiệp hội Taxi Hà Nội khẳng định, xe công nghệ và xe taxi bản chất tương đồng song do quản lý khác nhau nên Nhà nước thất thu về thuế...
Sáng 9/10, tại Nhà Quốc hội, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh và ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải đồng chủ trì buổi tọa đàm về dự án Luật Đường bộ.
Thảo luận tại buổi tọa đàm về dự án Luật Đường bộ sáng 09/10 do Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức, các đại biểu cho rằng cần bổ sung, làm rõ bản chất, nội hàm của quy định về Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô để tăng cường quản lý Nhà nước về lĩnh vực kinh doanh vận tải.
Ngày 6/10, tại Hà Nội, Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam (VATA) tổ chức Đại hội lần thứ VI (nhiệm kỳ 2023 - 2028).
Đại hội đại biểu Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam khóa VI tiếp tục bầu ông Nguyễn Văn Quyền giữ chức vụ Chủ tịch hiệp hội.