Với việc nhận thức chưa đầy đủ về lợi ích của kiểm toán năng lượng (KTNL), nhiều doanh nghiệp chỉ thực hiện KTNL như một biện pháp đối phó với yêu cầu từ Nhà nước, thay vì coi đây là giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản xuất, bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững.
Sự tham gia tích cực của các bên liên quan, từ lãnh đạo đến nhân viên, là chìa khóa để bảo đảm sự thành công trong quản lý khí nhà kính, giảm phát thải để doanh nghiệp Việt có thể tự tin bước vào sân chơi toàn cầu.
Khởi nghiệp là một hành trình đầy chông gai. Bởi không chỉ khó khăn từ việc xây dựng ý tưởng, lập kế hoạch, nguồn vốn kinh doanh,… trong thị trường cạnh tranh khốc liệt. Mà còn ảnh hưởng bởi những rào cản pháp lý như việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp, thủ tục pháp lý thành lập công ty.
Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số được thiết kế không nặng về tính quản lý Nhà nước mà chủ yếu thúc đẩy cho các DN đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ số với các cơ chế, chính sách ưu đãi, quy trình, thủ tục thuận lợi nhất cho ngành công nghiệp này.
Thu hút FDI có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước ta liên tục được mở rộng, đạt gần 11,07 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2024. Trong các tháng cuối năm, để tạo sức hút hơn nữa, Việt Nam đang có các chính sách hỗ trợ hấp dẫn.
Sự phụ thuộc của doanh nghiệp FDI vào các doanh nghiệp tư nhân trong nước đã tăng dần.
Cần một đơn vị 'cầm trịch' giúp liên kết các địa phương miền Tây để phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đồng bộ, phát huy tối đa bản sắc sông nước.
Thực tế cho thấy, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi gặt hái được kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ngày càng tăng trong bối cảnh hoạt động đầu tư quốc tế trầm lắng, cũng như sự cạnh tranh trong thu hút FDI ngày càng gay gắt.
Được đánh giá đứng trước cơ hội thu hút dòng vốn FDI công nghệ cao, nhờ sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng trên toàn cầu, song đến nay dường như các doanh nghiệp FDI 'đại bàng' vẫn đang 'lưỡng lự' với thị trường Việt Nam.
Để đảm bảo hoạt động kinh tế thông suốt và thu hút đầu tư, cần có các nguồn cung cấp điện lớn, vận hành ổn định và liên tục.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài cho biết các thủ tục hành chính phức tạp là rủi ro hàng đầu khi vào Việt Nam.
Các doanh nghiệp Mỹ đánh giá, Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò trung tâm sản xuất quan trọng và cho biết, đang hào hứng khám phá những cơ hội hợp tác mới.
Trước lo ngại của doanh nghiệp FDI, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cam kết sẽ không xảy ra tình trạng thiếu điện trong nay và các năm tiếp theo.
Nhu cầu của bất kỳ nhà đầu tư nào là sự ổn định của nguồn cung cấp năng lượng và khả năng tiếp cận năng lượng tái tạo ngay lập tức.
Trong khi nhiều hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài cho biết, hiện tượng thiếu điện là yếu tố gây trở ngại lớn cho việc thu hút đầu tư tại Việt Nam, Bộ Công Thương cam kết sẽ không thiếu điện.
Các doanh nghiệp FDI đánh giá cao những thành công mà Việt Nam đã có được trong việc cải thiện môi trường đầu tư, tuy nhiên đặc biệt khuyến nghị nhiều vấn đề về môi trường, thủ tục hành chính, lao động.
Trước thềm Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF 2024), diễn ra vào ngày mai (19/3), các hiệp hội doanh nghiệp cũng như các nhóm công tác tiếp tục gửi đến những băn khoăn chưa dứt về khó khăn, vướng mắc trong thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Chiều ngày 21/12/2023, Chi nhánh Thương vụ - Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Houston, Texas (Hoa Kỳ) và Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO) đồng tổ chức lễ khai trương, chính thức xuất khẩu sản phẩm Bia Hà Nội sang Mỹ.
Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đang quan tâm rất lớn đến các dự án đô thị, logistics xung quanh khu vực sân bay Long Thành khi dự án này đưa vào khai thác.
Hàng loạt tập đoàn lớn của Mỹ, Nhật Bản cùng các tập đoàn trong nước đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, đô thị thông minh…
Chuyên gia của Savills cho biết, nhiều nhà đầu tư Mỹ đã đến thăm các dự án tại Việt Nam, chủ yếu là các ngành sản xuất, chế tạo và công nghệ điện tử.
Việc các quy định còn nửa chừng và chưa có đủ hướng dẫn cho cơ quan địa phương khiến cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa hiểu đầy đủ về vị thế hiện tại của Việt Nam trong việc phát triển bền vững, đại diện một doanh nghiệp FDI cho biết. Điều này đang hạn chế dòng vốn mới và sạch vào Việt Nam.
Với vị trí địa lý, chính sách khuyến khích về kinh tế và ổn định chính trị bảo đảm Việt Nam là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư tới thiết lập cơ sở sản xuất mới.
Ông Ng Boon Teck - đại diện lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam - bày tỏ: 'Chúng tôi mong muốn xây dựng những 'đường cao tốc' logistics, củng cố chuỗi cung ứng'.
Thủ tướng khẳng định, Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi, xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh an toàn, minh bạch, cạnh tranh cao để cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư; trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư lâu dài tại Việt Nam.
Tại cuộc gặp mặt với Thủ tướng ngày 16.10, cộng đồng DN đầu tư nước ngoài cho rằng việc đảm bảo một môi trường kinh doanh ổn định, minh bạch và thuận lợi sẽ thu hút đầu tư lớn vào các ngành bán dẫn và chip.
Các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến yếu tố phát triển bền vững và có những cam kết mạnh mẽ trong vấn đề này, từ đó kéo theo số lượng việc làm xanh ngày càng gia tăng. Tại Việt Nam, nhu cầu việc làm xanh cao nhất hiện đến từ các ngành như sản xuất, y tế, công nghệ, năng lượng và hóa dầu, nông nghiệp...
Con đường chuyển đổi năng lượng của Việt Nam được đánh giá không hề dễ dàng, với hai rào cản chính là thiếu cơ sở hạ tầng và năng lực truyền tải cho năng lượng tái tạo và kinh phí cho cả quá trình chuyển đổi.
Đây là nhận định của các chuyên gia kinh tế và công nghệ tại Vietnam CEO Summit 2023 với chủ đề 'Kinh tế dữ liệu: Cơ hội cho doanh nghiệp tạo đột phá trên toàn cầu' do Vietnam Report và Báo VietNamNet tổ chức ngày 4-8 tại Hà Nội.
Doanh nghiệp cho biết sẵn sàng ủng hộ, có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Tuy vậy, các doanh nghiệp kiến nghị cơ quan quản lý nên xem xét mức phí tái chế xử lý chất thải phù hợp, để tránh tạo thêm gánh nặng quá lớn, đội giá thành sản xuất, đẩy giá bán đầu ra khiến người tiêu dùng phải trả thêm tiền khi mua sản phẩm.
Giới trẻ vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giao lưu, trò chuyện với phi hành gia NASA về những nghiên cứu khoa học để bảo vệ trái đất, tránh ô nhiễm môi trường, cảnh báo rủi ro va chạm với các hành tinh khác, sự sống ngoài trái đất và người ngoài không gian...
Ngày 23/5, 4 hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng cho biết, đã gửi công văn lên Chính phủ và Quốc hội kiến nghị không đưa sữa dành cho người cao tuổi vào danh sách bình ổn giá.
Mức tiêu thụ sữa của người Việt Nam chỉ ở mức 27-28 lít/người/năm, ít hơn 7-8 lần so với người Mỹ và Pháp nên chưa thể được coi là mặt hàng thiết yếu.
Nhiều đề xuất chi phí tái chế (Fs) rất cao, nguy cơ gây tăng giá lớn. Ví dụ, giá có thể tăng thêm 1,36% với nước uống đóng chai, 0,6% với bia lon, 0,2% đối với bịch sữa, gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cho người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
14 hiệp hội doanh nghiệp có văn bản kiến nghị giảm định mức chi phí tái chế, chưa áp dụng xử phạt về trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) nhằm giảm thiểu khó khăn trong giai đoạn hiện nay...
UBND tỉnh Hậu Giang vừa có kế hoạch tổ chức tuần lễ NASA Việt Nam - Hậu Giang 2023.
Quy hoạch điện VIII chậm gần 4 năm, nhà đầu tư kiến nghị sớm ban hành để khuyến khích phát triển điện sạch, hướng đến cam kết Net Zero vào 2050.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, bản thảo mới nhất Quy hoạch điện VIII đang được Bộ này cùng tư vấn gấp rút hoàn thiện và dự kiến trình Thủ tướng phê duyệt trong tháng 5 tới.
Đại diện các doanh nghiệp nước ngoài cam kết đầu tư 3,7 tỉ USD ngay sau hội nghị. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu sớm có giải pháp đột phá để tạo điều kiện thuận lợi, tiết giảm chi phí cho các doanh nghiệp
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, sau hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài vào sáng 22/4, các doanh nghiệp FDI đã đưa ra cam kết đầu tư với tổng số vốn gần 4 tỷ USD.
Hai phái đoàn với hơn 50 doanh nhân Mỹ, trong đó có những đại diện đến từ các tập đoàn rất lớn, đã đến Việt Nam vào tuần trước, mang đến hy vọng Việt Nam thu hút được thêm những nhà đầu tư mới rất lớn và có chất lượng. Những 'đại bàng Mỹ' này, nếu chọn Việt Nam để đầu tư, chắc chắn sẽ tạo ra động lực phát triển lớn cho nền kinh tế. Cách tốt nhất để thuyết phục được họ là Việt Nam cần làm hài lòng những nhà đầu tư hiện hữu trước. Tiếc rằng bức tranh môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn vài gam màu tối.
Các 'đại bàng' Mỹ như Boeing, Coca-Cola, CitiBank, Meta, SpaceX, Netflix,... đang tỏ ý muốn đầu tư tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, Việt Nam cần phải có chiến lược cụ thể để thu hút dòng vốn của các doanh nghiệp này.
Theo Amcham, điều quan trọng để thu hút đầu tư trong nước và quốc tế vào năng lượng bền vững là các hợp đồng mua bán điện có khả năng vay vốn ngân hàng.